Các biện pháp chủ yếu nhằm tiết kiệm chi phí SXKD và hạ thấp giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 25 - 28)

IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TÍÊT KIỆM CHI PHÍ SXKD VÀ HẠ THẤP GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP:

3.Các biện pháp chủ yếu nhằm tiết kiệm chi phí SXKD và hạ thấp giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp sau:

- Áp dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD và trình độ tổ chức quản lí SXKD, quản lí tài chính của doanh nghiệp . Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có thể tăng năng suất lao động, giảm được tiêu hao vật tư trong SXKD, chất lượng sản phẩm dịch vụ được nâng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhưng chất lượng vẫn đảm bảo yêu cầu của thị trường. Muốn thực hiện được điều đó doanh nghiệp phải quan tâm đến việc đầu tư đối với hệ thống TSCĐ hiện có, áp dụng các phương pháp quản lí hiện đại vào quá trình SXKD của mình cho phù hợp để làm sao huy động tối đa các TSCĐ vào quá trình SXKD làm tăng năng lực SXKD cho doanh nghiệp.

- Nghiên cứu thị trường (thị trường sản phẩm, dịch vụ đầu ra, thị trường yếu tố đầu vào) và các đối thủ cạnh tranh một cách cẩn thận, đầy đủ, đánh giá đúng hiệu quả của chính mình từ đó lựa chọn thị trường, mặt hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phù hợp với năng lực quản lí, khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, của mạng lưới giao thông vận tải.

- Tổ chức quản lí lao động hợp lí và khoa học nhằm tăng năng suất lao động của doanh nghiệp . Để làm được điều này doanh nghiệp phải làm tốt một số nội dung sau:

+ Có chính sách tuyển dụng , đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân viên tổ chức theo hướng khuyến khích, thu hút lao động giỏi, có năng lực vào làm việc cho doanh nghiệp và có chính sách đãi ngộ thoả đáng.

+ Tổ chức quản lí, sử dụng lao động rõ ràng, cụ thể, gắn kết quả SXKD của người lao động với tiền lương và tiền thưởng của họ, đồng thời phải thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, tác phong lao động công nghiệp cho người lao động, tinh thần hợp tác trong công việc của tập thể, của từng đơn vị nhỏ thành viên, của toàn doanh nghiệp để họ phát huy sáng kiến trong SXKD, tiết kiệm thời gian lao động, tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp .

- Thực hiện chế độ tiết kiệm trong quá trình SXKD, chống tham ô, lãng phí tài sản của doanh nghiệp . Để thực hiện được điều đó doanh nghiệp cần quan tâm đến một số nội dung cụ thể sau:

+ Phân công, phân cấp quản lí tài chính, quản lí chi phí và giá thành của doanh nghiệp hợp lí và khoa học, phù hợp với tình hình đặc điểm SXKD của doanh nghiệp . Đối với doanh nghiệp có quy mô SXKD lớn, cần thiết phải phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn quản lí cho từng cấp, từng bộ phận chức năng cụ thể nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong việc quản lí lao động, vật tư, tiền vốn, thực hiện tốt kế hoạch SXKD, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

+ Quản lí chi phí và giá thành phải có kế hoạch định mức cụ thể, lập kế hoạch chi phí và giá thành phải dựa vào những căn cứ có tính khoa học và thực tiễn như:

- Kế hoạch SXKD của doanh nghiệp, kế hoạch tiền lương, kế hoạch khấu hao TSCĐ

- Tình hình thực tế về hoạt động SXKD, về chi phí và giá thành của những năm trước, đặc biệt là năm báo cáo trước năm kế hoạch.

- Những định mức kinh tế – kĩ thuật, định mức chi phí giá thành của doanh nghiệp , của Nhà nước quy định.

- Kế hoạch phải lập chi tiết cho từng bộ phận quản lí cụ thể, kết hợp với phân công quản lí rõ ràng và phải có kế hoạch tái nghiệp trên cơ sở của kế hoạch năm.

Tổ chức tốt nhất quá trình thực hiện kế hoạch, đồng thời thường xuyên hoặc định kì kiểm tra, phân tích, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch. Đây là nội dung quan trọng nhất trong công tác quản lí chi phí và giá thành.

Căn cứ để kiểm tra là: Các kế hoạch SXKD, kế hoạch chi phí giá thành, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch khấu hao TSCĐ và các thông tin về tình hình thực hiện các kế hoạch đó của doanh nghiệp trong năm kế hoạch, các chính sách, chế độ luật pháp và quản lí tài chính, quản lí chi phí, giá thành của Nhà nước.

Thời hạn kiểm tra có thể là do doanh nghiệp quyết định, căn cứ vào tình hình đặc điểm cụ thể của SXKD và yêu cầu của công tác quản lí nhưng tránh việc chồng chéo cản trở quá trình SXKD của doanh nghiệp.

Phạm vi kiểm tra phải rộng và toàn diện cả về không gian, thời gian kiểm tra, cả thời gian trước, trong và sau khi các chi phí phát sinh nhằm đánh giá đúng tính hợp lí, hợp pháp, tính phù hợp, tính cần thiết và hiệu quả của các chi phí phát sinh, từ

đó tìm ra những nhược điểm của quá trình chi phí trong doanh nghiệp , phát huy hết tiềm năng, khắc phục những tiêu cực, giảm chi phí, hạ giá thành.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 25 - 28)