Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG (Trang 35 - 37)

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

2.2.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế

- Năng lực và thiết bị công nghệ kém đồng bộ, chưa huy động hết công suất của máy móc thiết bị.

- Các nguyên phụ liệu chính phục vụ cho sản xuất đều phải nhập khẩu, nguồn nguyên liệu trong nước chất lượng chưa đáp ứng và sản lượng thấp. Trong năm qua thị trường thế giới có nhiều biến động về giá nguyên liệu cho hàng may mặc đã tác động xấu, gây nhiều bất lợi cho ngành dệt may nói chung và Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG nói riêng.

- Công tác đầu tư, nghiên cứu thiết kế mẫu mốt thời trang quần áo chưa được quan tâm đúng mức.

- Đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng còn hạn chế, đặc biệt là thị trường trong nước.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, lực lượng lao động đông nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc thợ cao, giỏi còn ít, phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Nguồn nhân công giá thấp cũng là một lợi thế nhưng không phải là lợi thế bền vững vì hai lý do: khả năng chuyển dịch của lao động giữa các vùng là khá cao và năng suất lao động của TNG thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn trong ngành. Và hiện nay, lao động ngành may dịch chuyển trở lại khu vực nông nghiệp khi lương của công nhân trong ngành may là khá thấp không đủ bù đắp chi phí sinh hoạt. Trong điều kiện lạm phát tăng cao, nếu TNG tiếp tục khai thác nguồn lao động giá thấp thì sẽ dẫn đến tình trạng lao động bỏ việc nhiều gây nên việc thiếu lao động cho hoạt động sản xuất.

- Số nhân viên có trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu còn ít, công ty cần phải chú trọng và có phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề nhân viên

hơn nữa, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên xuất nhập khẩu để nâng cao nghiệp vụ xuất khẩu và khả năng ngoại ngữ của cán bộ trực tiếp làm công tác xuất khẩu của công ty.

- Mặt khác do cơ chế quản lý kinh doanh của Nhà nước còn cồng kềnh và không đồng bộ, điều đó thể hiện trong thủ tục xuất khẩu còn rườm rà. Hiện nay công tác kiểm hoá còn rất chậm chạp chi phí cao.

- Trong hoạt động kinh doanh đối thủ cạnh tranh của Công ty bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước và quốc tế.

Thị trường trong nước như: Công ty may 10, Công ty may Việt Tiến, Xí nghiệp may 6, Công ty may Nhà Bè…

Thị trường nước ngoài như: Trung quốc, Ấn Độ, Indonesia… là những nước có sự phát triển rất mạnh ngành dệt may trong những năm gần đây.

Doanh thu chủ yếu của Công ty từ việc xuất khẩu, các công ty khác cũng đang tăng tốc xuất khẩu. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh lớn đòi hỏi Công ty phải có những bước đi lớn trong hoạt động kinh doanh.

2.3. Kết luận

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là một doanh nghiệp được thành lập từ năm 1979, tiền thân là xí nghiệp may Bắc Thái. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty là kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc. Qua hơn 30 năm hoạt động

công ty đã có nhiều khách hàng trên thị trường thế giới, một số khách hàng có cam kết hoạt động lâu dài với công ty như: The children’s place, Columbia Sportswear,.... Công ty đã có những vị thế đáng kể trong thị trường hàng may mặc xuất khẩu trong nước.

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động chính của công ty, chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là một vấn đề theo chốt nhằm nâng cao doanh thu lợi nhuận của công ty. Qua việc phân tích đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty, sẽ nêu ra những mặt tích cực và hạn chế trong công tác xuất khẩu, từ đó sẽ có những phương hướng biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty trong những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w