thị trường Hoa kỳ
* Những thuận lợi
- Dệt may là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt nam, nó góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành dệt may Việt nam được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển mạnh hiện nay cũng như trong tương lai.
Khi trở thành thành viên chính thức của WTO 2007, Việt nam được các nước thành viên, trong đó có cả Mỹ dỡ bỏ hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước thành viên WTO. Đây là cơ hội rất thuận lợi cho Công ty cổ phần may 10 có thể tận dụng được những lợi thế của mình như: nguồn lao động dồi dào, môi trường đầu tư được cải thiện, …để tăng tốc và có nhữnh bước tiến xa hơn trong tương lai.
* Bên cạnh những thành tựu đã đạt được Công ty còn có những khó khăn:
So với các đối thủ cạnh tranh rất mạnh đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc thì thị phẩn của Công ty vẫn còn rất thấp so với họ.
Hoa kỳ là một thị trường nhập khẩu hàng may mặc của Việt nam. Nhưng cũng là một trong những nước có hệ thống pháp luật và tư pháp phát triển, tinh vi và phức tạp nhất thế giới mà hệ quả của nó là hầu như không thể làm ăn lâu dài với các đối tác Hoa kỳ mà không biết được những vấn đề hay rủi ro pháp lý liên quan. .
Công ty cổ phần May 10 không chỉ phải cạnh tranh với các nước xuất khẩu lớn sang Hoa kỳ như: Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn gặp một số những thách thức. Mặc dù không bị áp thuế chống bán phá giá nhưng hàng dệt may của Việt Nam vẫn chịu sự giám sát chặt chẽ bởi cơ chế giám sát hàng dệt may của Hoa Kỳ. Thêm vào đó, hiện nay Việt Nam gặp nhiều khó khăn về nhân lực, cơ sở hạ tầng cảng biển.