PHẦN 5: HỆ THẤU KÍNH – GƯƠNG CẦU

Một phần của tài liệu TH LT and BT VL 11 CB (Trang 27)

1. Một thấu kính hội tụ (L) tiêu cự 20cm đặt trước một gương cầu lõm (G) bán kính 30cm sao cho hai trục chính trùng nhau. Khoảng cách giữa thấu kính và gương l =40cm.

Vạt AB phẳng đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính, cách thấu kính 30cm. Xác định và vẽ ảnh của vật tạo bởi hệ trong hai trường hợp:

a) Vật đặt ở khoảng giữa thấu kính và gương b) Vật đặt ngoài khoảng trên.

2. Vật phẳng AB đặ trên trục chính của một thấu kính hội tụ (L) và vuông góc với trục chính.

a) Thấu kính tạo ảnh, trên màn đặt cách vật một khoảng 90cm. ảnh bằng hai lần vật. Tính tiêu cự.

b) Sau thấu kính, đặt thêm một gương lõm (G) đồng trục. ảnh của vật tạo bởi hệ hiện trên màn trước vật cách vật 30cm. ảnh này cùng chiều và bằng hai lần vật.

Tính tiêu cự của gương cầu và xác định vị trí đặt gương.

c) Thay vật AB bằng một điểm sáng S trên trục của hệ. Định vị trí của S để chùm tia ló ra khỏi thấu kính lần thứ hai:

- Là chùm sáng song song - Hội tụ ngay tại S

3. Một vật phẳng AB được đặt trước một thấu kính phân kỳ (L) tiêu cự f =-40cm, vuông

góc với trục chính của thấu kính.

a) Chứng tỏ rằng ảnh của vật tạo bởi thấu kính luôn luôn ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. b) Sau thấu kính và cách thấu kính một đoạn l =40cm người ta bố trí một gương cầu lõm (G) đồng trục với thấu kính có mặt phản xạ hướng về phía thấu kính. Khi đó, tính tiến vật AB trước thấu kính ta nhận thấy ảnh cuối cùng tạo bởi hệ luôn luôn là ảnh thật.

Một phần của tài liệu TH LT and BT VL 11 CB (Trang 27)