CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SIX SIGMA

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SIX SIGMA TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM (Trang 29)

TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SIX SIGMA 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của nghành ngân hàng Việt Nam

Định hướng phát triển khu vực ngân hàng được xác định dựa trên cơ sở: những xu hướng phát triển tất yếu của hệ thống ngân hàng; những mong muốn đạt được; và khả năng có thể đạt được.

Những nhân tố chi phối xu hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020 Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa ngày càng gia tăng,những bất ổn khó lường của thị trường toàn cầu ngày càng mạnh mẽ hơn và tiến bộ công nghệ đang có những tác động mạnh đến sự phát triển hệ thống tài chính trong nước và toàn cầu, cách tiếp cận của các định chế tài chính. Để phù hợp với tình hình này, cần sự năng động của hệ thống tài chính, đặc biệt là các định chế tài chính trong nước phải được vững mạnh và hiệu quả.

Kinh tế tri thức cùng với những tiến bộ về công nghệ đã xác định lại các quy tắc của cuộc chơi và sự chuyển đổi môi trường mà các định chế tài chính hoạt động. Trong một môi trường mới như vậy, khả năng của các định chế tài chính trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả nhất sẽ là chìa khóa xác định chức năng và phạm vi hoạt động của định chế tài chính. Theo đó, khả năng thu được những lợi ích trong môi trường cạnh tranh mới phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và năng lực của các định chế tài chính trong việc nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và nắm bắt kịp thời những cơ hội mới.

Thêm vào đó, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng và chuyển đổi môi trường đã tạo ra nhu cầu mới cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp.Điều này đã đòi hỏi những dịch vụ tài chính hiệu quả.Đồng thời, sự vững mạnh của các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình sẽ là nhân tố chính để duy trì sự ổn định của cả hệ thống tài chính.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặt ra vấn đề phải tái cơ cấu hệ thống tài chính của từng quốc gia cũng như toàn cầu, theo một xu hướng tăng cường khả năng giám sát và cảnh báo sớm nhằm ngăn ngừa những bất ổn có thể xẩy ra.

Như vậy, có thể nói, nhìn về tương lai, sự phát triển hệ thống tài chính thế giới là theo xu hướng phát triển ổn định, bền vững, hiệu quả sẽ đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế.

Đối với hệ tài chính Việt Nam nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng, sự phát triển cũng sẽ bị chi phối bới xu hướng trên, vì:

- Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận luật chơi chung với khu vực và thế giới. Điều này làm gia tăng tính đa dạng trong cơ cấu kinh tế và tính phức tạp trong các hoạt động tài chính, tiền tệ.

- Kinh tế Việt Nam đến 2020 hướng tới một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, có thu nhập trung bình (sau đó đến giữa thế kỷ là nước công nghiệp phát triển, có thu nhập cao), và vai trò của khu vực ngân hàng đối với việc thực hiện mục tiêu trên sẽ chi phối xu hướng phát triển hệ thống ngân hàng.

3.2. Một số đề xuất

3.2.1 : Phổ biến rộng rãi phương pháp Six Sigma đến các doanh nghiệpViệt Nam. Việt Nam.

Hiện tại ở Việt Nam phương pháp Six Sigma chưa được phổ biến rộng rãi, trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có những bước đầu thành công khi áp dụng Six Sigma, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam nên học hỏi, tham gia các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm, thông tin của Techcombank, Ford Việt Nam và có thể tiến hành Bechmarking đối với các ngõ hàng như Citibank, BIDC, HLBVN…hoặc các doanh nghiệp như SamSung.

Các doanh nghiệp cần hiểu rõ hoàn cảnh thực tế của công ty mình có áp dụng được hệ thống này hay không , những sản phẩm nào khi xuất khẩu sang nước ngoài cần đảm bảo độ sai lệch rất là nhỏ. Họ cần hiểu được quá trình phức tạp của việc xây dựng hệ thống và đánh giá hệ thống, do đó Việt Nam sau khi ra nhập WTO càng tham gia sớm các tiêu chuẩn chất lượng càng tốt đặc biệt là Six Sigma, chúng ta có thể tranh thủ sự đầu tư của nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm vì áp dụng hệ thống quản lý Six Sigma rất khó thực hiện, ở Việt Nam chủ yếu các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài được sự giúp đỡ về vốn, kinh nghiệm, nguồn lực ban tư vấn là các chuyên gia nước ngoài. Việc này có thể tiết kiệm được mốt số chi phí cho lệ phí tư vấn đắt đỏ, có quan tâm tới các thực tế cơ bản nhất về các tiêu chuẩn và thời hạn thực hiện chúng.

Tham gia các cuộc họp, kêu gọi sự trợ giúp về mặt kỹ thuật trong quá trình chuẩn bị những điều kiện để áp dụng hệ thông Six Sigma, các tổ chức chất lượng quốc tế, các doanh nghiệp lớn của nước ngoài đã áp dụng thành công hệ thống này cung cấp thông tin trên cơ sở dữ liệu và chia sẻ kinh nghiêm thực tế, các doanh nghiệp của Việt Nam nên thông qua các buổi trao đổi kinh nghiệm sẽ giúp ích rất

nhiều cho những doanh nghiệp, đây cũng coi là một hình thức tư vấn từ bài học kinh nghiệm của họ.

Cần phải học ngôn ngữ của Six Sigma và giúp tích hợp các phương pháp mới vào nhằm nâng cao hiệu quả cho quy trình Six Sigma.

3.3.2 : Đào tạo nguồn nhân lực tăng thêm hiểu biết về Six Sigma.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang thờ ơ với phương pháp Six Sigma, bởi vậy cần có những khóa đào tạo cũng như giới thiệu chuyên sâu về phương pháp này nhất là đối với lãnh đạo cấp cao của công ty, bởi vì quyết tâm của lãnh đạo công ty đóng vai trị quan trọng trong viêc nhận thức cho nhân viên trong công ty.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay chú trọng đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực, bởi vì hơn ai hết họ hiểu rằng đội ngũ nhân viên đúng một vai trog quan trọng đối với sự thành bại của tổ chức. Đặc biệt là khi tổ chức áp dụng hệ thống quản lý Six Sigma đòi hỏi nhân viên phải hiểu biết về hệ thống này và có tinh thần làm việc nhóm cực cao. Theo đó doanh nghiệp có khuynh hướng xây dựng một quy trình đào tạo chuẩn nhằm không ngừng nâng cao trình độ và năng lực của nhân viên, đồng thời gia tăng sự trung thành, tin cậy, tinh thần làm việc nhóm cao đối với tổ chức Cơ bản quy trình đào tạo gồm các giai đoạn

•Xác định nhu cầu đào tạo : •Lựa chọn nhà cung ứng

•Thực hiện chương trình đào tạo •Đánh giá chương trình đào tạo

6-Sigma là một trong số ít các lĩnh vực đạt được nhiều vị trí mới trong thời gian gần đây mặc dù nền kinh tế phát triển một cách chậm chạm. Quy trình 6-Sigma là một bước tiến nhảy vọt trong việc tạo ra các tổ chức học tập với lộ trình và cấu trúc quản lý rõ ràng. Với các phương pháp mới nhất 6_Sigma sẽ trưởng thành và phát triển vào các lĩnh vực mới như DFSS. Khi các chuyên viên 6-Sigma học được thêm về sức mạnh của các thử nghiệm được lên kế hoạch phù hợp, Thiết kế thử nghiệm sẽ được tích hợp vào hầu hết các giao đoạn trong tiến trình 6-Sigma và không chỉ được xem là một công cụ nâng cao cho các giao đoạn cải tiến và tối ưu. Những người có kinh nghiệm về các phương pháp thống kê như Thiết kế thử nghiệm cần học ngôn ngữ của 6-Sigma và giúp tích hợp các phương pháp mới vào nhằm nâng cao hiệu quả cho quy trình 6-Sigma.

Doanh nghiệp nên cử nhân viên của mình tham gia khó đào tạo để tăng them sự hiểu biết về hệ thống này,hơn nữa để để Six Sigma phát huy tác dụng thì ý thức từ người lãnh đạo đến nhân viên phải luôn trau giồi, tức là phong trào phải thấm

nhuần đến từng người lao động để nhìn đến đâu họ cũng ý thức, phát hiện điểm cần khắc phục. Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn áp dụng nên có bộ phận triển khai chuyên nghiệp, có các chương trình huấn luyện nhân viên, bố trí các khu vực nghỉ ngơi, có tài liệu áp dụng Six Sigma.Doanh nghiệp phải cử từ cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp tham gia các khó đào tạo và phổ biến tới tất cả các thanh viên công ty biết,để họ nhận thức được lợi ích của hệ thốg quản lí 6 sigma mang lại như thế nào giúp doanh nghiệp mình cạnh tranh ra sao ,vận dụng phương pháp này như thế nào vào doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ,mọi thành viên khi được tham gia khó đào tạo về hệ thống 6 sigma sẽ nhận biết được sự vượt trội so với các bộ tiêu chuẩn khác ,nhận biết được trong hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp có áp dụng được hệ thống này không,triển khai nó ở doanh nghiệp như thế naò, và tìm ra giải pháp để áp dụng hệ thống này có hiệu quả nhất trong các tổ chức doanh nghiệp.Chính sự tac động liên tiếp này giúp cho người lao động trong tất cả các bộ phận luôn hướng tới sự hoàn thiện gắn bó trong một tập thể để cùng đạt được mục tiêu

3.3.3 Cam kết ủng hộ, mạnh mẽ của lãnh đạo với sự tham gia của cácthành viên. thành viên.

Cam kết của lãnh đạo là chìa khó dẫn tới thanh công.6 sigma bắt đầu từ trên xuống và bộ phận quản lí cao nhất phải cam kết cung cấp đủ nguồn lực để tiến hành áp dụng 6 sigma.6 sigma sẽ không áp dụng thanh công nếu không có sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo và sự tham gia của các thanh viên.Các thanh viên chủ động tham gia ở mọi cấp độ sẽ đảm bảo độ thanh công của mọi dự án.Mọi nhân viên đều phải liên tục cập nhập các kĩ thuật giải quyết vấn đề một cách liên tục,tạo ra môi trường làm việc nhóm tốt ,kĩ năng làm việc tuyệt vời tạo ra một nhóm làm việc tốt.Hãy tận dụng tinh thần làm việc nhóm để đạt được thanh công chung.

3.3.4 : Nâng cao chuyển giao công nghệ

Cam kết của lãnh đạo là chìa khó dẫn tới thanh công.6 sigma bắt đầu từ trên xuống và bộ phận quản lí cao nhất phải cam kết cung cấp đủ nguồn lực để tiến hành áp dụng 6 sigma.6 sigma sẽ không áp dụng thanh công nếu không có sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo và sự tham gia của các thanh viên.Các thanh viên chủ động tham gia ở mọi cấp độ sẽ đảm bảo độ thanh công của mọi dự án.Mọi nhân viên đều phải liên tục cập nhập các kĩ thuật giải quyết vấn đề một cách liên tục,tạo ra môi trường làm việc nhóm tốt ,kĩ năng làm việc tuyệt vời tạo ra một nhóm làm việc tốt.Hãy tận dụng tinh thần làm việc nhóm để đạt được thanh công chung.

KẾT LUẬN

Trong khi ở bối cảnh hội nhập, để tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc quản lý kinh doanh hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, triết lý quản lý “Customer - Driven - Six - Sigma” (6-Sigma) hướng tới khách hàng được coi như một triết lý quản trị hiệu quả và một phần không thể tách rời của văn hoá công ty.

Six-Sigma không phải là một hệ thống quản lý chất lượng, như ISO-9000, hay là một hệ thống chứng nhận chất lượng mà là một hệ phương pháp giúp giảm thiểu khuyết tật dựa trên việc cải tiến quy trình.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp SIX SIGMA vẫn còn rất khó khăn đối với các ngân hàngViệt Nam bởi sự phức tạp khi áp dụng nó.

Để SIX SIGMA thực sử trở thành một phương pháp quản lý hiểu quả ở Việt Nam đòi hỏi sự quan tâm không chỉ bản thân Doanh nghiệp mà còn của cơ quan quản lý nhà nước và cả người tiêu dùng.Em xin cảm ơn TH. S Nguyễn Phương Linh đã giúp em hoàn thành đề tài này,bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót,và hạn chế mong cơ góp ý và bổ sung cho em.Em xin chân thành cảm ơn !

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SIX SIGMA TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w