Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 26 - 28)

nhân lực tại các doanh nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp hiện nay công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng và phát huy vốn nhân lực của tổ chức. Nếu công tác này được đầu tư một cách xứng đáng sẽ góp phần đảm bảo cho tổ chức một đội ngũ lao động vừa giỏi chuyên môn, vừa năng động, sáng tạo thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh ngày một khắc nghiệt như hiện nay. Do đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với mỗi doanh nghiệp là không thể thiếu và doanh nghiệp dù nhiều hay ít cũng phải bỏ ra một phần chi phí để thực hiện công tác này.

Hơn nữa trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ với nhiều máy móc thiết bị hiện đại ra đời đòi hỏi người lao động phải có kiến thức và các kỹ năng mới để vận hành sử dụng chúng và công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng phải được thay đổi, thiết kế lại cho phù hợp với sự phát triển chung. Đồng thời khi mà nguồn lực con người trở thành lợi thế cạnh tranh thì việc đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là thực sự cần thiết.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không chỉ có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa to lớn đối với người lao động và đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. Người lao động được tham gia đào tạo không chỉ nhằm mục đích nâng cao năng lực trình độ của bản thân để thực hiện công việc một cách tốt hơn mà còn tạo điều kiện để người lao động được thăng tiến, đề bạt và đáp ứng nguyện vọng, mong muốn của bản thân trong việc được học hỏi tìm hiểu những cái mới. Mỗi cá nhân được đào tạo nâng cao trình độ cũng tạo cho đất nước một đội ngũ lao động có chất lượng, góp phần trong công cuộc hiện đại hóa đất nước và là điều kiện thuận lợi nhất để hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy mà mỗi doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư để bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình.

Mặt khác, thực trạng vấn đề đào tạo trong nước còn nhiều bất cập. Lao động phần lớn chưa qua đào tạo chiếm khoảng 75%, chủ yếu là lao động phổ thông nên chất lượng lao động còn thấp. Số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ ít ỏi nhưng cơ cấu đào tạo của ta còn chưa thực sự hợp lý, tỷ lệ đào tạo đại học, cao đẳng : trung học chuyên nghiệp : công nhân kỹ thuật hiện nay là 1 : 0,28 : 2,89 trong khi tỷ lệ này trên thế giới là 1 : 12 : 24, và xảy ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ nên việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp phải được chú trọng đầu tư và hoàn thiện hơn nữa để bù đắp sự thiếu hụt về chất lượng lao động của thị trường.

Hiên nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế được đánh dấu bằng sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp không thể

nằm ngoài guồng quay đó. Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải không ngừng phát triển nguồn nhân lực theo hướng toàn cầu hoá. Do đó công tác đào tạo phải được làm thường xuyên và hoàn thiện hơn nữa để theo kịp và cạnh tranh với thế giới.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w