Thời điểm thu hoạch

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng rau nhóm ăn lá nghề trồng rau an toàn (Trang 94)

C. Sản phẩm thực hành của học viên

2. Các dạng giống đậu đũa

4.1. Thời điểm thu hoạch

- Đậu lùn cho thu hoạch 40 - 45 ngày và đậu leo cho thu hoạch 45 - 50 ngày sau khi gieo.

- Sau trồng từ 50 - 60 ngày cây sẽ cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, nếu chăm sóc tốt có thể thu được 10 - 11 đợt quả. Thu hái khi quả còn non, mới hình thành hạt

- Lứa thứ 4 - 5 thu rộ, cách ngày thu 1 lần, mỗi lần thu khoảng 1 -1.5 tấn/ha.

- Đậu cho thu hoạch kéo dài

30 - 40 ngày với 12 -15 lứa. Hình 3.23: Cây đậu đũa vào giai đoạn thu hoạch

4.2. Phương pháp thu hoạch

- Thu hái dùng dao cắt hay dùng tay vặn nhẹ trái, không giật mạnh làm rụng nụ hoa các lứa sau.

Hình 3.24: Thu hoạch đậu đũa

- Tiêu chuẩn chất lượng củ

Thu theo từng bó, bảo quản nơi râm mát vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ hoặc nơi chế biến.

C. Sản phẩm thực hành của học viên

Bài tập 1: Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con

- Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất tạo cây con 10 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng,

- Địa điểm: Khu đất tạo cây giống ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm.

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Tạo được luống vườn ươm,

+ Bón phân lót

Bài tập 2: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt

- Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,2 kg hạt giống đậu đũa.

- Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt giống rau, giá, vải ủ. rơm, cuốc

- Địa điểm: Khu nhân giống cây con

- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm.

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ

+ Bón phân lót trên luống vườn ươm + Gieo hạt đảm bảo đúng mật độ

Bài tập 3: Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất

- Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất 30 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, vôi

- Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất ở vườn sản xuất.

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Lên luống đúng kích thước

+ Xử lý đất

Bài tập 4: Bón phân hữu cơ

- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên bón phân hữu cơ 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, phân chuồng

- Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bón phân hữu cơ.

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:

+ Các luống trồng rau được bón đầy đủ phân hữu cơ

Bài tập 5: Bón phân hóa học

- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên tiến hành bón các loại phân hóa học cho rau 50 m2

ở các thời kỳ cây rau.

- Nguồn lực cần thiết: 2 kg phân đạm, 1 kg phân Kali, ô doa, nước tưới - Địa điểm: Vườn sản xuất rau

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: các luống rau được tưới phân hóa học

- Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: phân được tưới đều vào gốc cây rau.

Bài tập 6: Làm cỏ

- Công việc của nhóm: mỗi nhóm làm cỏ cho diện tích 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: vườn trồng rau, 05 cuốc,

- Địa điểm: Vườn sản xuất rau

- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: vườn rau được làm cỏ - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Làm sạch cỏ quanh gốc, không được làm ảnh hưởng đến rễ cây rau + Với vườn rau cải vào giai đoạn trải lá bàng tiến hành nhổ bằng tay

Bài tập 7: Điều tra sâu, bệnh đồng ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng của rau

- Công việc của nhóm: mỗi nhóm điều tra sâu, bệnh, thiên địch diện tích 50 m2.

- Nguồn lực cần thiết: Vợt, túi nilong, - Địa điểm: Vườn sản xuất rau

- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được:

+ Xác định loại sâu có trên ruộng và đưa ra biện pháp loại trừ + Xác định loại bệnh có ở trên ruộng rau

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Mô đun sản xuất nhóm rau ăn quả là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng rau an toàn; được giảng dạy sau mô đun sản xuất nhóm rau ăn lá và trước mô đun trồng rau nhóm ăn củ, Mô đun sản xuất nhóm rau ăn quả cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Đây là một trong những mô đun chuyên môn nghề trồng rau an toàn, được thực hiện chủ yếu ở ruộng sản xuất rau.

II. Mục tiêu:

- Biết được các kỹ thuật cơ bản sản xuất nhóm rau ăn quả;

- Nhận biết đúng tên các loại sâu, bênh hại trên cây rau nhóm ăn quả và lựa chọn, thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn;

- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị, vật tư, thuốc bảo vệ thực vật trong việc trồng và chăm sóc cây cây rau nhóm ăn quả;

- Áp dụng được kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất để tăng năng suất, phẩm chất nhóm rau ăn quả;

- Rèn luyện được tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong việc trồng và chăm sóc cây rau nhóm ăn quả;

- Tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình trồng và chăm sóc cây rau nhóm ăn quả;

III. Nội dung chính của mô đun:

Mã bài Tên bài

Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiể m tra* MĐ 04-1 Sản xuất cà chua an toàn Tích hợp Lớp học + Vườn rau 32 8 23 1

MĐ 04-2 Sản xuất dưa chuột an toàn

Tích hợp

Lớp học +

Vườn rau 30 6 23 1

MĐ 04-3 Sản xuất đậu đũa an toàn

Tích hợp

Lớp học +

Vườn rau 24 6 18

Kiểm tra hết mô đun 6 6

Cộng 92 20 64 8

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

- Nguồn lực cần thiết:

Dụng cụ, nguyên vật liệu trồng rau ăn quả Giấy A4 , bút

Bảng mẫu ghi chép

- Cách chức tổ chức thực hiện:

Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. - Tiêu chuẩn sản phẩm:

Sản phẩm dưa chuột, cà chua, đậu đũa an toàn

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Sản xuất cà chua an toàn

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con

- Quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng

- Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và

tiến hành gieo hạt - Quan sát thao tác thực hiện của học viên. - Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng

sản xuất

- Quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng

- Bón phân hữu cơ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên

- Bón phân hóa học - Quan sát quá trình thực hiện của học viên

- Làm cỏ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên

- Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở

các giai đoạn sinh trưởng của rau - Theo dõi và quan sát quá trình thực hiện của người học

5.2. Bài 2: Sản xuất dƣa chuột an toàn

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Tạo cây giống trên khay - Quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

năng - Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng

sản xuất - Quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng

- Bón phân hữu cơ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên

- Bón phân hóa học - Quan sát quá trình thực hiện của học viên

- Làm cỏ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên

- Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở

các giai đoạn sinh trưởng của rau - Theo dõi và quan sát quá trình thực hiện của người học

5.3. Bài 3: Sản xuất đậu đũa an toàn

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con

- Quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng

- Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt

- Quan sát thao tác thực hiện của học viên.

- Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng

sản xuất - Quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng

- Bón phân hữu cơ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên

- Bón phân hóa học - Quan sát quá trình thực hiện của học viên

- Làm cỏ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên

- Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trung tâm khuyến nông quốc gia. Kỹ thuật sản xuất rau an toàn. 2010 Nhà Xuất bản Nông nghiệp

[2] Agriviet.com/. Kỹ thuật trồng cà chua

[3] Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bến tre. Kỹ thuật trồng dưa chuột.

www.dost-bentre.gov.vn/

[4]. Trung tâm khuyến nông quốc gia Kỹ thuật trồng dưa chuột theo hướng an

toàn.khuyennongvn.gov.v

[5]. ThS. Trần Thị Ba. Bộ môn Khoa Học Cây Trồng . Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường ĐHC. Kỹ thuật trồng đậu đũa. agriviet.com

[6]. Trung tâm khuyến nông quốc gia Kỹ thuật trồng đậu đũa vụ xuân.

BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG

CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ

2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Thƣ ký: Ông Phạm Văn Hiếu - Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ

4. Các ủy viên:

- Ông Cù Xuân Phương, Trại trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ

- Ông Phùng Trung Hiếu, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ

- Ông Phạm Xuân Dung, Phó Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Cộng đồng Hà Nội

- Bà Vũ Thị Thủy, Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

11. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng

Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Các ủy viên:

- Ông Phạm Quốc Hoàn - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

- Ông Hồ Tấn Mỹ - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp Lâm Đồng

- Bà Nguyễn Thị Huyền - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng rau nhóm ăn lá nghề trồng rau an toàn (Trang 94)