VI. Một số bằng chứng về chuyển giá ở các quốc gia 1 Các nền kinh tế mới nổi, nền kinh tế chuyển đổ
2. Tại Việt Nam
2.1. Thực trạng chung
Chuyển giá đã và đang được các tập đoàn đa quốc gia sử dụng như một công cụ hữu hiệu để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và là một trong các cách tăng lợi nhuận chung của tập đoàn trên toàn cầu với chi phí ít tốn kém nhất. Trong những năm qua, với chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, các dự án đầu tư đã không ngừng tăng lên cả về số lượng và quy mô, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại là càng ngày các cơ quan thuế phải đối mặt với tình hình kê khai thua lỗ ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chiếm khoảng trên 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ nhiều năm liên tục cho đến nay nhưng lại vẫn tiếp tục duy trì sản xuất và tiếp tục đầu tư tại Việt Nam. Điển hình như ở một số địa phương như: Bình Dương, số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ năm 2010 là 754/1.490, chiếm tỷ trọng 50,6%; tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai, tỷ lệ số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ lần lượt là 60% và 52,2%. Hiện tượng chuyển giá đang gây ra tình trạng nhức nhối trên nhiều địa phương ở Việt Nam.
Tại Hội nghị Tổng kết 25 thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cũng thẳng thắn thừa nhận rằng, có một số doanh nghiệp FDI đã áp dụng các thủ thuật chuyển giá như nâng khống giá trị góp vốn (bằng máy móc, thiết bị, bản quyền…), giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ, phí quản lý, tiền bản quyền, chi phí bảo lãnh, cho vay, trả lương, đào tạo, quảng cáo, nhà thầu, chuyển nhượng vốn… tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách, làm cho đa số bên Việt Nam phải rút khỏi liên doanh, doanh nghiệp trở thành 100% vốn nước ngoài.
Thậm chí, theo đại diện của Bộ Tài chính, hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ là khá phổ biến, chiếm tới 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động, trong đó có nhiều trường hợp kê khai lỗ đến 3 năm liên tiếp.
Hành vi chuyển giá đã diễn ra không chỉ tại các doanh nghiệp liên kết có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mà còn diễn ngay trong các công ty nội địa Việt Nam. Sở dĩ có hiện tượng này là do Việt Nam vẫn đang thực hiện chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo ngành nghề kinh doanh và địa bàn đầu tư. Nhờ chính sách này mà các doanh nghiệp trong nước thành lập một số công ty con hoạt động trong những lĩnh vực và địa bàn được ưu đãi thuế TNDN và tìm cách chuyển lợi nhuận trước thuế sang công ty con để được hưởng ưu đãi thuế hoặc chuyển lợi nhuận trước thuế từ doanh nghiệp có lãi sang doanh nghiệp bị lỗ để tránh thuế TNDN.
Kết quả của việc này không chỉ là ngân sách nhà nước bị sụt giảm nghiêm trọng mà hàng năm chúng ta còn phải dành một khoản thuế không nhỏ cho việc nhập về những nguyên liệu, máy móc cao hơn giá trị thực của nó. Hơn nữa là tình trạng thua lỗ ảo kéo dài, cổ đông của Việt Nam trong liên doanh có thể không chịu nổi và phải nhanh chóng rút vốn, nhường sân cho đối tác. Thực tế cho thấy, không ít các doanh nghiệp liên doanh đã bị các công ty mẹ ở nước ngoài thôn tính kiểu này và phải ra về trắng tay mặc dù đã có những đóng góp không nhỏ.
Trong nhiều năm qua, mặc dù các cơ quan chức năng biết khá rõ thủ thuật lách thuế của các doanh nghiệp FDI, nhưng chứng minh được điều này thì không phải việc dễ dàng đối với ngành thuế. Cho đến nay, việc kiểm soát giá nội bộ để chống gian lận qua chuyển giá là một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lí ở Việt Nam.
2.2.Một số trường hợp điển hình về chuyển giá của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam
2.2.1. P&G - thủ đoạn chuyển giá với mục đích chiếm lĩnh thị trường
P&G Việt Nam là một công ty liên doanh giữa Công ty Proter & Gamble Far Earst với Công ty Phương Đông, được thành lập vào ngày 23 tháng 11 năm 1994. Tổng số vốn đầu tư ban đầu của liên doanh này là 14,3 triệu USD và đến năm 1996 tăng lên là 367 triệu USD. Trong đó Việt Nam góp 30% và phía đối tác chiếm 70% (tương đương 28 triệu USD).
Có thể thấy rằng công ty P&G là một trường hợp tiêu biểu thực hiện quá trình chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn, mà cụ thể là qua đầu tư dưới dạng liên doanh với Việt Nam.
Sau hai năm hoạt động (năm 1995 và 1996) liên doanh này đã báo lỗ với một con số khổng lồ là 311 tỷ VND. Số tiền lỗ này tương đương với 3/4 giá trị vốn góp của cả liên doanh. Trong con số thua lỗ 311 tỷ này thì năm 1995 lỗ 123,7 tỷ VND và năm 1996 lỗ 187,5 tỷ VND.
Nguyên nhân dẫn đến số tiền lỗ này: • Nâng chi phí quảng cáo
Năm 1995 và 1996 là giai đoạn mới vào Việt Nam nên P&G muốn xây dựng thương hiệu tại Việt Nam và muốn các sản phẩm của mình đều được người tiêu dùng biết đến và sử dụng. Với mục đích chiếm lĩnh thị trường, trong hai năm 1995 và 1996, P&G đã chi cho quảng cáo một số tiền rất lớn lên đến 65,8 tỷ đồng. Đây là một con số quá lớn đối với quảng cáo tại Việt Nam vào thời điểm đó. Lúc này hầu như các kênh truyền hình. đài phát thanh và báo chí đều có sự xuất hiện quảng cáo của các sản phẩm của công ty P&G như Lux, Pantene, Head & Shouder, Rejoice… Vào thời điểm này, mọi người đều nghe các khẩu hiệu quảng cáo như “Rejoice tạo mái tóc mượt và không có gàu”, “Pantene giúp tóc bạn khỏe hơn”, “Header & Shoulder khám phá bí quyết trị gàu”,“bột giặt Tide thách thức mọi vết bẩn”… Tổng các chi phí quảng cáo này chiếm đến 35% doanh thu thuần của công ty và đã vượt xa mức cho phép của luật thuế là không quá 5% trên tổng chi phí và nó cũng đã gấp 7 lần so với chi phí trong luận chứng kinh tế ban đầu.
• Nâng giá nhân công
Quỹ lương năm đầu tiên xây dựng trong luận chứng kinh tế là 1 triệu USD nhưng thực tế đã chi đến 3,4 triệu USD, tức là gấp 3,4 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do P&G đã sử dụng đến 16 chuyên gia là người nước ngoài trong khi trong luận chứng kinh tế chỉ đưa ra từ 5 đến 6 người.
Ngoài hai chi phí trên thì các chi phí khác cũng phát sinh lớn hơn nhiều so với luận chứng kinh tế ban đầu như chi phí cho chuyên gia xây dựng cơ bản ban đầu là 7 tỷ VND, chi phí tư vấn pháp lý hết 7,6 tỷ VND và chi phí thanh lý hết 20 tỷ VND…
Thêm vào đó, một nguyên nhân khác dẫn đến việc thua lỗ nặng nề trong năm đầu tiên là do doanh số thực tế năm chỉ đạt 54% kế hoạch và phải gánh chịu chi phí tăng cao, dẫn đến kết quả là năm đầu tiên hoạt động thua lỗ 123,7 tỷ VND.
Năm thứ hai lại tiếp diễn thực trạng trên nên tiếp tục thua lỗ thêm 187,5 tỷ VND với con số thua lỗ hai năm đến 311,2 tỷ VND; chiếm 3/4 tổng số vốn của liên doanh. Đến tháng 7 năm 1997 thì tổng giám đốc của P&G đã đầu tư quá giấy phép là 6 triệu USD, công ty phải vay tiền mặt để trả tiền lương cho nhân viên. Đứng trước tình thế thua lỗ nặng nề và để tiếp tục kinh doanh thì bên phía đối tác nước ngoài đề nghị tăng vốn thêm 60 triệu USD.
Như vậy phía Việt Nam cần phải tăng theo tỷ lệ vốn góp 30% (18 triệu USD). Do không có đủ tiềm lực tài chính nên cuối cùng phía Việt Nam đã phải bán lại toàn bộ số cổ phần của mình cho đối tác nước ngoài.
Kết quả, Công ty P&G Việt Nam từ hình thức là công ty liên doanh đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.
Mặt khác, dù khai báo lỗ trầm trọng, P&G vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất của mình tại Việt Nam.
Sau 10 năm, P&G đã đầu tư khoảng 82 triệu USD với ba nhà máy ở khu công nghiệp Đồng An – Bình Dương, đã cho ra đời các sản phẩm được sử dụng rộng rãi, phổ biến tại Việt Nam như dầu ội Pantene, Rejoice, Head & Shoulders, bột giặt Tide, nước xả Downy… Công ty liên tục có tốc độ tăng trưởng 30%/năm. Doanh số trong 10 năm qua của cồng ty đã đạt khoảng 5.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 450 tỷ đồng, thu hút 500 lao động trực tiếp và 2.000 lao động gián tiếp. Điều này chứng tỏ bước đi ngày càng khôn ngoan của các nhà lãnh đạo P&G trong kế hoạch chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Ngày nay, đi đến đâu bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra hàng hóa của P&G tràn ngập thị trường với vô vàn mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Có thể nói công ty đa quốc gia và cơn lốc “Việt Nam hóa” sản phẩm đang là mối lo ngại cấp bách đối với các doanh nghiệp trong nước.
Mạng lưới phân phối và bán hàng của công ty được nhiều doanh nghiệp đối tác đánh giá cao, bởi mạng lưới bán lẻ có hầu hết tại các thôn xã, thị trấn và thành phố thông qua gần 180 nhà phân phối trong cả nước và sự hợp tác kinh doanh với tất cả các chuỗi kênh phân phối hiện đại đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, sản phẩm đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu, thu nhập khác nhau của người tiêu dùng Việt Nam. Và điều này ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến nền sản xuất hàng hóa nội địa. Doanh nghiệp nội địa phải thực hiện nghĩa vụ thuế nghiêm túc hơn nên ít nhiều sẽ thua thiệt so với các công ty liên doanh, mà đặc biệt là khi công ty này đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài như P&G Việt Nam.
Hơn nữa, trong ngắn hạn, người tiêu dùng được hưởng lợi khi mua hàng giá rẻ do công ty P&G sản xuất do để thu hút số lượng lớn người tiêu dùng, tuy nhiên, về lâu dài, khi P&G đã thành công và chiếm lĩnh thị trường và thị phần, người tiêu dùng sẽ buộc phải tuân theo luật chơi, mà chính xác hơn là sẽ phụ thuộc vào sản phẩm, vào giá cả mà công ty này đưa ra.
Như vậy, có thể thấy rất rõ rằng, chỉ qua 10 năm thâm nhập thị trường tiêu dùng Việt Nam, công ty P&G đã thực hiện quá trình chuyển giá “thành công” sau khi đã thâu tóm toàn bộ thị phần khi còn là công ty liên doanh với Công ty Phương Đông để trở thành công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài và áp đảo các doanh nghiệp Việt Nam trong việc sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu hằng ngày như dầu gội, xà phòng, bột giặt,… Qua đó, cho thấy những thủ đoạn và bước đi khôn ngoan của những nhà lãnh đạo của công ty này nhằm chiếm lĩnh một thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam.
2.2.2. Coca Cola – nghi vấn chuyển giá trốn thuế
Coca Cola, (còn được gọi tắt là Coke) , là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893 tại Mỹ. Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đoàn Coca cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Coca Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới. Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca Cola sở hữu tới 15 nhãn hiệu. Mỗi ngày Coca Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống, mỗi giây lại có hơn 10.000 người dùng sản phẩm của Coca Cola. Trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca Cola 4 ngày 1 lần.
Coca Cola hiện đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới và có thể được nhận ra bởi phần lớn dân số thế giới.
Thống lĩnh thị phần đồ uống tại Việt Nam, doanh số tăng theo đường thẳng đứng, nhưng từ khi đầu tư tại thị trường VN (tháng 2-1994) đến nay Coca Cola đã có rất nhiều dấu hiệu thực hiện các chiêu trò chuyển giá nhằm mục đích trốn thuế với rất nhiều biểu hiện được phát hiện trong những năm gần đây. Điều này làm dấy lên phong trào tẩy chay Coca Cola mạnh mẽ của người tiêu dung đối với một doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ thuế.
• Nâng giá nguyên phụ liệu
Cục Thuế TPHCM cho biết từ khi thành lập (tháng 2/1994) đến nay chưa năm nào Công ty Coca Cola Việt Nam khai có lãi dù doanh thu tăng liên tục qua mỗi năm. Năm 2004 doanh thu 728 tỷ đồng, số lỗ là 110 tỷ đồng. Năm 2006 doanh thu vọt lên 1.026 tỷ đồng thì số lỗ lên đến 253 tỷ đồng.
Mới nhất năm 2010, doanh thu của Coca Cola Việt Nam lên đến 2.529 tỷ đồng nhưng chi phí lại lên đến 2.717 tỷ đồng, dẫn đến số lỗ 188 tỷ đồng. Lũy kế đến nay công ty này đã lỗ tổng cộng 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng.
Ông Lê Duy Minh, trưởng phòng kiểm tra thuế số 1 Cục Thuế TPHCM, cho biết để doanh nghiệp này có thể liên tục kê khai lỗ nằm ở chi phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu là hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao. Trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006-2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 80-85% giá vốn. Như năm 2010 chi phí do nhập nguyên vật liệu từ công ty mẹ lên đến 1.671 tỷ đồng trên doanh thu 2.329 tỷ đồng. Năm 2009 chi phí này là 1.065 tỷ đồng.
Nhiều lần Cục Thuế TPHCM cũng đã làm việc với doanh nghiệp này nhưng đại diện Công ty Coca Cola Việt Nam vẫn trả lời là đã kê khai đầy đủ, chấp hành đúng luật pháp Việt Nam, còn nguyên nhân lỗ là do thu không đủ bù chi. Công ty cũng không thể bán giá cao hơn vì muốn mở rộng thị trường. Công ty này cũng giải thích giá nguyên phụ liệu cao do đây là sáng chế lâu đời, bao gồm cả chi phí chất xám.
Để biện hộ cho hành vi bị nghi ngờ là chuyển giá của minh, Coca Cola cho rằng sự xuất hiện của các đối thủ khiến Coca Cola Việt Nam bị mất đi một số thị phần đáng kể, công ty phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn cho việc tiếp thị nhằm quảng bá và bảo vệ thương hiệu. Giá nguyên nhiên liệu, giá điện và giá đường tăng, trong đó việc mua nguyên vật liệu từ thị trường nước ngoài khá đắt đỏ đã làm đội giá thành sản phẩm. Công ty cũng tăng lương cho nhân viên ít nhất 11% mỗi năm để... đối phó với lạm phát.
Ngoài ra, Coca Cola Việt Nam cho biết DN phải vay vốn, chịu gánh nặng chi phí lãi suất cao cũng như những rủi ro tỉ giá với các khoản vay bằng USD. Các khoản chi đầu tư vào dây chuyền sản xuất đã làm gia tăng chi phí về lãi suất, khấu hao và chi phí chênh lệch tỉ giá.
"Đã 6-7 năm nay Cục Thuế TPHCM liệt Công ty Coca Cola Việt Nam vào vị trí số 1 trong danh sách doanh nghiệp nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá. Báo cáo tài chính của
công ty này cũng được săm soi rất kỹ nhưng việc chứng minh doanh nghiệp này có chuyển giá phức tạp hơn các doanh nghiệp khác rất nhiều do không có cơ sở so sánh, đối chiếu giá nguyên liệu với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề vì nguyên liệu là do công ty mẹ của Coca Cola Việt Nam độc quyền cung cấp. Cũng không thể lấy chi phí nguyên phụ liệu của doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành nghề để so sánh vì đây là doanh nghiệp đặc thù" ông Minh nói.
“Cơ quan thuế chưa tiến hành thanh tra chứ không không phải bó tay với dấu hiệu tại