ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH HYDROCACBON CỦA THAN VÀ SÉT THAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HOÁ VÀ THẠCH HỌC CỦA ĐÁ MẸ THAN VÀ SÉT THAN TRẦM TÍCH MIOCEN (Trang 25)

THAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Quan điểm coi trầm tích lục nguyên chứa than và sét than là đá mẹ sinh dầu – khí vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Bằng chứng chứng minh dầu được sinh ra từ

26

than, sét than rất hạn chế. Cho đến nay, chỉ có một vài tích tụ dầu khí thương mại được chứng minh là có liên quan đến than. (Peterson et al., 1998, Peterson et al., 2005) cũng đã chỉ ra rằng than humic và sét than trong hệ tầng Đồng Ho (Oligocene) có khả năng sinh một lượng đáng kể hydrocacbon bão hòa trong quá trình trưởng thảnh giả bằng phương pháp thủy nhiệt phân. Giá trị HI trong các mẫu than và sét than dao động từ 318-409 mg/g.

Thành phần kerogen nhóm II (liptinite maceral – nhóm được cho là có khả năng sinh dầu) trong các mẫu than trầm tích Miocene giếng khoan 102-CQ-1X dao động từ 7,6% đến 17,7%. Giá trị HI dao đông từ 316-477mg/g cho thấy tiềm năng sinh cả dầu và khí trong đó lượng sinh dầu nhiều hơn so với khí. Không có sự tương đồng về thành phần liptinite và giá trị HI trong mẫu. Liptinite trong mẫu than độ sâu 2590-2600m cao nhất (17,7 %) giá trị HI khoảng 427mg/g. Mẫu than độ sâu 3000- 3010m có 7,6% liptinite – HI 477mg/g.

Dấu hiệu thạch học cho thấy khả năng sinh hydrocacbon giống dầu của than chính là sự có mặt của exudatinite trong các khe nứt của than (Teichmüller and Teichmüller, 1979). (Mac Gregor and Mackenzie 1987) cho rằng exudatinite không chỉ là chỉ thị cho quá trình sinh mà còn chỉ thị cho quá trình di cư của dầu- khí qua các khe nứt trong than (Wilkins and George, 2002). Thành phần maceral này cũng được quan sát rất rõ ràng trong mẫu than tại giếng khoan 102-CQ-1X độ sâu 2680- 2690m; chúng phân bố công sinh- lấp dầy trong các khe nửt ngay cạnh cutinite- loại maceral vẫn được coi là sinh hydrocacbon đầu tiên trong quá trình than hóa cùng với suberinite. Sự có mặt của bitum lấp đầy trong các khe nứt của than cũng được coi là dấu hiệu cho hydrocacbon được sinh ra.

Dấu hiệu nổi bật nhất về khả năng sinh hydrcacbon lỏng của than chính là sự có mặt của dầu di cư trong các khe nứt của than. Dưới ánh sáng trắng phản xạ, các dấu hiệu này có dạng tán sắc rất đặc trưng; dưới ánh sáng huỳnh quang trong thị thường khô (không có dầu nhúng) các dấu hiệu này phát quang khá rõ. Trong các mẫu than nghiên cứu, hiện tượng này quan sát thấy rất nhiều ở các mẫu có độ phản xạ vitrinite lớn hơn 0,45% ở giếng khoan 102-CQ-1X và trong mẫu than ở 102-HD-1X ( %Ro 0,68%).

Tóm lại, đặc điểm địa hóa và thạch học hữu cơ cho thấy các mẫu than và sét than trong trầm tích Miocene dưới – giữa tại hai giếng khoan 102-CQ-1X và 102- HD-1X có khả năng sinh cả dầu và khí. Kết quả nghiên cứu mô hình trưởng thành khẳng định trầm tích lục địa chứa than và sét than Miocene dưới là đá mẹ sinh dầu khí trong khu vực.

27

KẾT LUẬN

1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu các đặc điểm thạch học hữu cơ và đặc điểm địa hóa của than/sét than và trầm tích chứa than/sét than Miocene tại khu vực có thể kết luận:

2. Than khu vực nghiên cứu là than humic. Thành phần maceral trong các mẫu than và sét than trong cả ba giếng khoan và trong cả ba phân vị địa tầng khá tương đồng: chủ yếu là huminite/vitrinite; liptinite chủ yếu là sporinite, cutinite và resinite; ít inertinite; vật liệu tạo than có nguồn gốc từ thực vật thân thảo, cây bụi và ít thực vật thân gỗ.

3. Than thành tạo trong môi trường đồng bằng tam giác châu dưới, mức độ oxy hóa cao dẫn đến độ bảo tồn cấu trúc thực vật kém.

4. Mức độ biến chất của than ở mức thấp, nhãn than từ á bitum đến bitum chất bốc cao; tương đương với trạng thái trưởng thành và bắt đầu vào của sổ tạo dầu của quá trình sinh dầu khí từ đá mẹ.

5. Chất chiết từ than Miocene giữa tại giếng khoan 102-HD-1X (3000- 3010m) và chất chiết từ than Miocene dưới giếng khoan 102-CQ-1X (2660-2670m) có nét tương đồng về các đặc trưng của chị thị sinh học; cho thấy có sự liên quan về nguồn gốc vật liệu sinh thành hydrocacbon.

KIẾN NGHỊ

1. Các kết quả nghiên cứu cho thấy cần nghiên cứu thêm các chỉ tiêu như bào tử phấn, phân tích các tính chất vật lý của than như hàm lượng tro, chất bốc, độ ẩm, hàm lượng lưu huỳnh làm rõ thêm về môi trường thành tạo than,.

2. Trầm tích chứa than và sét than phân bố trong hầu hết các bể trầm tích thềm lục địa Việt Nam. Cần có các nghiên cứu, đánh giá chi tiết về bản chất hữu cơ và đóng góp của chúng trong việc sinh thành các tích tụ hydrocacbon.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HOÁ VÀ THẠCH HỌC CỦA ĐÁ MẸ THAN VÀ SÉT THAN TRẦM TÍCH MIOCEN (Trang 25)