thêu ren Ngọc Kiên xã Cổ Đông, bánh tẻ Phú Nhi, gốm Phú Nhi thị xã Sơn Tây; làng nghề chế biến chè Ba Trại, làm nón lá Phú Châu, tơ tằm Thuần Mỹ, chế biến tinh bột đao đót Minh Quang huyện Ba Vì;… cần phải khôi phục và phát triển phục vụ cho mục đích PT DL và bảo tồn văn hóa.
Các trục đường giao thông tỉnh lộ và quốc lộ có vai trò là hành lang động lực cho PTBVkhu vực Sơn Tây - Ba Vì trên cơ sở định hướng ưu tiên phát triển các tiểu vùng cảnh quan.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Tiếp cận PTBV lãnh thổ dựa trên các nguyên lý về phát triển CQ là một trong cơ sở địa lý phục vụ phát triển tổng hợp KT- XH và BVMT khu vực Sơn Tây - Ba Vì. Hướng tiếp cận CQH ứng dụng, trong đó quan tâm đến CQVH là cơ sở khoa học quan trọng để giải quyết các thách thức PTBV.
2. Đặc điểm đa dạng các nhân tố thành tạo CQ khu vực Sơn Tây - Ba Vì đã tạo nên đặc điểm đa dạng về cấu trúc CQ với 2 lớp CQ, 5 phụ lớp CQ, 7 hạng CQ, 29 loại và 61 dạng CQ. Cấp dạng CQ được sử dụng để đánh giá thích nghi sinh thái cho các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, và xây dựng nhà ở. Cấp loại CQ được sử dụng để xác định giá trị của CQVH và CQTN. 8 tiểu vùng CQ là đơn vị cơ sở định hướng ưu tiên phát triển KT-XH.
3. Bằng phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái, luận án đã tiến hành đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của 29 dạng CQ cho mục đích PT các nhóm cây lương thực thực phẩm, nhóm cây ăn quả, nhóm cây công nghiệp dài ngày, nhóm cây cảnh, nhóm cây nguyên liệu chăn nuôi, nhóm cây nhiên liệu; và đánh giá, phân hạng mức độ thuận lợi của 44 dạng cảnh quan CQ cho mục đích xây dựng. Kết quả đánh giá cho thấy, khu vực nghiên cứu có tiềm năng phát triển đa dạng các loại cây trồng, có khả năng mở rộng và phát triển dịch vụ đô thị.
4. Luận án đã phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của các tiểu vùng CQ, kết hợp kết quả đánh giá CQ và phân tích tác động của các quy hoạch phát triển KT-XH Hà Nội và khu vực Sơn Tây - Ba Vì để xác định mức ưu tiên định hướng PTBV khu vực theo các tiểu vùng và cụ thể tới từng dạng CQ. Không gian ưu tiên PT khu vực Sơn Tây - Ba Vì trong tổng thể quy hoạch chung của thành phố Hà Nội được xác định theo 3 vùng: vùng định hướng ưu
tiên bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái, vùng ưu tiên phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, kết hợp bảo tồn văn hóa, phát triển loại hình du lịch sinh thái, xây dựng nông thôn mới, vùng định hướng ưu tiên phát triển đô thị kết hợp phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa.
Kiến nghị: Để hoàn thiện ứng dụng của NCCQ trong phát
triển KT-XH và BVMT một khu vực, lãnh thổ nhất là đối với các khu vực ngo i ô đang trong quá trình ĐTH, cần thiết phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá vai trò của các yếu tố văn hóa trong việc hình thành các đơn vị CQ. Việc xác định vai trò của các DTLS, các yếu tố VH và công tác BT VH phải được lồng ghép trong định hướng phát triển KT-XHi nói cũng như đối với các ngành, l nh vực khác nhau.