Giải quyết mâu thuẫn

Một phần của tài liệu Phép biện chứng duy vật với đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 33)

Sau nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu, dự thảo báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng khoá XI tại đại hội lần thứ 12 của Đảng đã đưa ra một nhận thức mới về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một mô hình đã định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế trong suốt thời gian qua.

Theo bản dự thảo báo cáo chính trị về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho đến thời điểm này đã nêu rõ : “ Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…”

Tại phiên họp thường kỳ tháng 2 vừa qua Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã chỉ rõ “…đã là thị trường thì phải thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, trước hết là giá cả phải theo thị trường, phân bổ nguồn lực phải theo thị trường và đã thị trường thì phải công khai minh bạch, cạnh tran bình đẳng, còn định hướng xã hội chủ nghĩa là nhà nước phải dùng chính sách, dùng công cụ, dùng nguồn lực của mình để điều tiết, phân phối lại đảm bảo cho phát triển văn hoá, tiến bộ công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, phúc lợi xã hội ngày càng tăng, đời sống người dân ngày càng tăng. Muốn như vậy thì: giá xăng dầu, than, điện phải theo thị trường, y tế, giáo dục cũng phải tiếp cận giá thị trường, tính đúng, tính đủ nhưng đối tượng người nghèo, người chính sách phải được chăm lo…”

Không làm rõ mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường thì sẽ không giải quyết được bài toán lý luận cả về thực tiễn điều hành, sẽ không làm rõ được vai trò của nhà nước và chức năng của thị trường dẫn đến hoặc là nhà nước làm thay, hoặc là thị trường phải ôm đồm quá nhiều mục tiêu. Bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh đã từng tuyên bố: “…chúng ta tuyên bố xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không sai nhưng bây giờ phải rạch ròi ra thị trường là thế nào? và định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào? Đâu phải nó là một mô hình kinh tế thị trường riêng biệt so với thế giới bởi kinh tế thị trường là cái tinh hoa của nhân loại, còn định hướng xã hội chủ nghĩa là nói về vai trò của nhà nước…”

Ông Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế của quốc hội cho rằng: “Chúng ta đang ôm đồm nhiều quá, mong muốn nhiều quá, một nền kinh tế đa mục tiêu cái gì cũng muốn làm từ bao cấp cho học sinh đi học, khám chữa bệnh, xoá nhà tranh tre…trong khi đó nguồn lực lại rất có hạn.”

Đóng góp vào đề án của Bộ kế hoạch và đầu tư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung cho rằng: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại trong đó định hướng xã hội chủ nghĩa là việc nhà nước xã hội chủ nghĩa làm nhiều hơn và thực hiện tốt hơn các chức năng xã hội của mình…”.

Trên thực tế không bao giờ có thị trường hoàn hảo nhưng can thiệp của nhà nước phải hướng đến sự hoàn hảo của thị trường, khắc phục và sửa chữa các khuyết điểm của thị trường. Chúng ta phải làm cho nguồn lực nhiều hơn và kinh tế thị trường là một bước tiến bộ rất cao của nhân loại nên cần thực hiện được các yếu tố của thị trường vận hành thông suốt, công khai, minh bạch cho toàn dân được biết và trên cơ sở đó nâng cao cái hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh thế thì sẽ tạo ra nhiều nguồn lực thì nhà nước dùng công cụ, chính sách của mình để có thể điều phối, điều tiết, phân phối và phân phối lại nguồn lực đó để vừa cho toàn dân nhưng cũng có cho những người yếu thế, người nghèo, các vùng sâu vùng xa.

Thực tế trong thời gian vừa qua tư duy về thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong các quyết định và điều hành của chính phủ.

- Cải cách khối các doanh nghiệp nhà nước.

- Cải cách trong khối các đơn vị sự nghiệp công lập như: Y tế, giáo dục…

-Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để công khai minh bạch để môi trường đầu tư kinh doanh tốt và ngang bằng với các nước Asean – nâng cao sức cạnh tranh.

“Từ ngày 6/4/2015 thời điểm có hiệu lực của nghị định số 16, quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và du lịch, thông tin truyền thông và báo chí, khoa học và công nghệ.”

Định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là nhà nước bao cấp các bệnh viện quốc doanh mà là tạo cơ chế để tất cả mọi người dân đều có thể tiếp cận các dịch vụ y tế, tự chủ mới là bắt đầu, cổ phần hoá các đơn vị này sẽ là bước quyết định hướng tới thị trường mạnh mẽ hơn.

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sẽ tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị công ích

Điện, xăng dầu, những mặt hàng thiết yếu trong nền kinh tế, Các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ các mặt hàng này bao năm nay thực hiện chức năng kinh doanh với gánh nặng công ích xã hội khiến giá của các mặt hàng này không phản ánh đúng giá của quy luật thị trường, nay chính phủ kiên quyết xoá bao cấp, những đối tượng nào thuộc diện chính sách sẽ được nhà nước hỗ trợ trực tiếp. Như vậy, về mặt tổng thể chính phủ sẽ hoàn chỉnh nền kinh tế thị trường đầy đủ để tạo ra nguồn lực cho nhà nước phân phối theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Yêu cầu về tổ chức quyền lục nhà nước : quyền lực của nhà cần phải được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp ,tư

pháp . Tổ chức hoạt động nhà nước phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ . Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo sự thống nhất tổ chức và hành động,phát huy đồng bộ và kết hợp chặt chẽ sức mạnh cộng đồng và từng cá nhân ,của cả nước và từng địa phương ,của cả toàn bộ hệ thống bộ máy và từng yếu tố cấu thành nó .

Để phát huy ưu điểm, sửa chữa được những khuyết tật của cơ chế thị trường, điều tiết nền kinh tế phát triển đạt mục tiêu kinh tế - xã hội tối đa, theo định hướng XHCN ,Nhà nước cần:

• Nắm được toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế - xã hội một cách chính xác, kịp thời.

• Phải thực hiện nguyên tắc trung tính hoá phương hướng lợi ích trong thực thi nhiệm vụ.

• Hệ thống nhà nước vận hành với hiệu suất, hiệu quả cao.

Tóm lại, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế xuất hiện và phát triển tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể là ở các nước xây dựng theo con đường CNXH mà trước hết là Việt Nam. Đây là mô hình kinh tế mới mẻ, chưa có tiền lệ trong lịch sử, bởi vậy, việc nảy sinh những mâu thuẫn là xu thế khó tránh khỏi trong quá trình phát triển. Vấn đề ở đây là, yêu cầu các chủ thể trong quá trình thực hiện cần phát hiện mâu thuẫn, tôn trọng mâu thuẫn và tìm ra những giải pháp phù hợp nhất để giải quyết mâu thuẫn, tạo động lực cho sự phát triển. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu quản lý trình độ cao với thực tiễn quản lý còn yếu kém của Nhà nước trong thực hiện KTTT định hướng XHCN, nhằm giải phóng sức sản xuất, là từng bước thực hiện thành công tiến trình định hướng XHCN của đất nước.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Qua những phân tích trên, ta có thể thấy nền kinh tế thị trường không phải sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản, nó hoàn toàn có thể tồn tại và phát triển trong chủ nghĩa xã hội và sau đó nữa. Kinh tế thị trường đã và đang trong quá trình vận động phát triển, từ kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với những thành tựu đem lai cho chủ nghĩa tư bản, nhưng chủ nghĩa tư bản không thể thoát khỏi nhưng mâu thuẫn bản thân nó. Chính vì vậy, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại đang ngày càng thể hiện xu hương tự phủ định để chuẩn bị sang giai đoạn hậy công nghiệp theo xu hướng xã hội hóa. Đây là tất yếu khách quan, là quy luật phát triển của xã hội. Xã hội muốn tiến lên, muốn phát triển thì dứt khoát không thể dừng lại ở kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Để có thể thực hiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa thì cần có một giai đoạn trung gian đó là giai đoạn thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Và để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì mấu chốt phải giải quyết mâu thuẫn giữa các nhân tố của kinh tế thị trường và các nhân tố của xu hướng mới đang vận động và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó nhân tố đầu tiên phải đóng vai trò động lực thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển nhanh, nhân tố thứ 2 đóng vai trò hướng dẫn sự vận động của nền kinh tế theo mục tiêu xác định, bổ sung mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường nhằm hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội.

Với những định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta nêu trên, thì mục tiêu hàng đầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta được xác định là giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, phát triển nền kinh tế, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội tạo ra sự phát triển năng động, hiệu quả cao của nền kinh tế, trên cơ sở đó, cải thiện từng bước đời sống của nhân dân, từng bước thực hiện công bằng, bình đẳng và lành mạnh các quan hệ xã hội. Áp dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất, nhằm tăng năng

suất lao động xã hội. Thúc đẩy tích tụ và tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ với các nước trên thế giới. Không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo tốt các vấn đề xã hội và công bằng, bình đẳng trong xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Vấn đề hôm nay – vtv1 – 22h – 09/03/2015. [2]. Giáo trình triết học dùng cho học viên cao học.

[3]. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin – NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội – 2002.

[4]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII – NXB chính trị quốc gia – Hà nội 1996. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[5]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX – NXB chính trị quốc gia – Hà nội 2001.

[6]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X – NXB chính trị quốc gia – Hà nội 2006.

Một phần của tài liệu Phép biện chứng duy vật với đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 33)