Trong nền kinh tế thị trường, các NHTM không chỉ làm chức năng trung gian tài chính một cách đơn thuần, mà mục đích cuối cùng là nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Trong tương lai gần, nguồn thu lớn nhất của các NHTM vẫn từ hoạt động cho vay. Các NHTM huy động vốn với mức lãi suất thấp, sau đó tiến hành cho vay với lãi suất cao hơn hoặc đầu tư vào mua cổ phần, trái phiếu để kiếm lợi nhuận. Do vậy để kinh doanh có lãi, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đình Lập đặc biệt chú trọng đầu tư công sức để sử dụng nguồn vốn huy động một cách có hiệu quả nhất.
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đình Lập với định hướng chiến lược kinh doanh là phát triển dư nợ vững trắc, tập trung chủ yếu vào các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh ổn định có lãi chủ yếu là hộ nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cán bộ viên chức, khách hàng tư nhân cá thể, các hộ sản xuất kinh doanh ở các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện. Đình Lập.
Bảng 1 : Tình hình cho vay của NHNo&PTNT Đình Lập - Lạng Sơn
Đơn vị : Triệu đồng
Năm So sánh
Chỉ tiêu ST ST ST ST Tỷ lệ ( % ) ST Tỷ lệ ( % ) Doanh số cho vay 40167 42415 47308 + 2248 + 6,00 + 4893 + 11,54 Doanh số thu nợ 25652 28810 30077 + 3185 + 12,31 + 1267 + 4,40 Dư nợ lũy kế đến 31/12 42895 45642 52420 + 2747 + 6,40% + 6778 + 14,85
Năm 2008 doanh số cho vay của NHNo&PTNT Đình Lập là 40167 triệu đồng, sang năm 2009 là 42415 triệu đồng, mức tăng của năm 2009 so với 2008 là 2248 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 6,00%. Năm 2010 doanh số cho vay là 47308 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 4893 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 11,54%. Ta thấy doanh số cho vay của NHNo&PTNT Đình Lập có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng và tỷ lệ. Đặc biệt năm 2010 tỷ lệ tăng so với năm 2009 là 11,54%, lớn hơn nhiều so với con số 6,00% của năm 2009 so với năm 2008.
Doanh số thu nợ cũng có sự vận động tương ứng qua các năm, đây là một điều bình thường, vì thế tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu hầu như không biến đổi. Tuy nhiên số nợ xấu cuối năm 2010 là 1542 triệu đồng vẫn chiếm một tỷ trọng cao đối với một huyện có dư nợ thấp như Đình Lập. Điều này có thể lý giải do Đình Lập là một huyện giáp biên giới với nhiều thành phần dân tộc, trình độ dân trí chưa cao cộng thêm điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nên khả năng rủi ro với đồng vốn cho vay của ngân hàng là rất cao. Một thực tế từ rất nhiều năm ở Đình Lập đó là tỷ trọng nợ khó đòi cao và phần lớn từ bà con dân tộc thiểu số dân trí thấp lại dễ bị các thế lực xấu lợi dụng nên nhà nước thường phải khoanh nợ và dần dần xoá nợ. Đạt được những thành quả trên đối với một chi nhánh ở miền núi, nghèo nàn, môi trường kinh doanh không thuận lợi là một sự cố gắng tối đa của cả một tập thể
dưới sự lãnh đạo linh hoạt của ban lãnh đạo. Có thể nói đồng vốn trong tay NHNo&PTNT Đình Lập đã được sử dụng một cách tốt nhất có thể.
2.2.2 Công tác huy động vốn:
Chúng ta biết rằng NHTM là một trung gian tài chính với chức năng dẫn truyền vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Chức năng này còn có thể được diễn đạt là “ Huy động vốn để cho vay ”. Như vậy, một NHTM có nguồn vốn dồi dào, ổn định, cơ cấu vốn hợp lý với chi phí thấp... là điều kiện căn bản để mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, cạnh tranh có hiệu quả với các tổ chức tín dụng khác. Nhận thức được điều đó, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đình Lập đã nỗ lực trong huy động vốn, đưa nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng ngày càng nhanh chóng, vững chắc qua quá trình hoạt động.
Bảng 2 : Tổng vốn huy động
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Tổng vốn huy động 82169 89370 100415
2. Mức tăng trưởng so với năm trước 4523 7201 11045
3. Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước 5,68 % 8,76 % 12,36 % Nhìn vào bảng ta thấy rõ ràng vốn huy động qua các năm không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy ngân hàng đã có chính sách huy động vốn là rất tốt. Do vậy ngày càng thu hút được nhiều hơn nguồn vốn từ các kênh khác nhau.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, quy mô vốn huy động của chi nhánh tăng mạnh qua các năm 2008, 2009, 2010.
- Năm 2008, tổng vốn huy động đạt 82169 triệu đồng, tăng 4523 triệu đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng là 5,68 %.
- Năm 2009, tổng vốn huy động đạt 89370 triệu đồng, tăng 7201 triệu đồng so với năm 2008, với tỷ lệ tăng tương ứng là 8,76 %.
- Năm 2010, tổng vốn huy động đạt 100415 triệu đồng, tăng 11045 triệu đồng, tỷ lệ tăng 12,36 % so với năm 2009.
Từ đó cho thấy quy mô vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng nhanh qua các năm cả về khối lượng và tỷ lệ. Những con số này là kết quả sự nỗ lực lớn
của đội ngũ cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh. Nguồn vốn tăng trưởng mạnh tạo điều kiện cho chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đình Lập đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng, đảm bảo cho ngân hàng chủ động trong hoạt động cho vay.
2.2.3 Các hoạt động kinh doanh khác :
Trong quá trình đổi mới hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng được đa dạng hoá. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống ( tín dụng, tiết kiệm...), các dịch vụ ngân hàng khác cũng được chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đình Lập chú trọng phát triển như dịch vụ thanh toán - chuyển tiền trong nước, dịch vụ gửi giữ tài sản, …
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán là góp phần nâng cao tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nên công tác thanh toán của chi nhánh không ngừng được hoàn thiện, đảm bảo nhanh chóng, an toàn và chính xác. Do chất lượng dịch vụ được nâng cao nên đã góp phần mang lại một nguồn thu cho ngân hàng và tạo điều kiện để thu hút khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều hơn.
2.2.4 Kết quả kinh doanh :
Bảng 3 : Kết quả kinh doanh
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh
ST Tỷ trọng (%) ST Tỷ trọng (%) ST Tỷ trọng (%) 2009/ 2008 2010 / 2009 ST Tỷ lệ (%) ST Tỷ lệ (%) 1/ Tổng thu 9126 100 9452 100 10465 100 +326 +3,57 +1013 +10,72 - Thu từ hoạt động TD 7418 81,28 7665 81,09 8498 81,20 +247 +3,32 +833 +10,87 - Thu từ hoạt động DV 113 1,24 119 1,26 124 1,18 +6 +5,31 +5 +4,20 - Thu nhập khác 1595 17,48 1668 17,65 1843 17,62 +73 +4,58 +175 +10,49 2/ Tổng chi 8311 100 8500 100 9207 100 +189 +2,27 +707 +8,32 - Chi phí hoạt động TD 3898 46,90 3987 46,91 4556 49,49 +89 +2,28 +569 +14,27 - Chi phí hoạt 126 1,52 138 1,62 149 1,62 +12 +9,52 +11 +7,97
động DV - Chi phí HĐ KD khác 9 0,13 11 0,13 12 0,13 +2 +22,22 +1 +9,09 - Chi nộp thuế 10 0,12 12 0,14 14 0,15 +2 +20,00 +2 +16,67 - Chi phí cho nhân viên 1819 21,89 1856 21,84 1907 20,71 +37 +2,03 +51 2,75 - Chi về TS 712 8,57 735 8,65 806 8,75 +23 +3,23 +71 +9,66 -Chi phí khác 1737 20,87 1761 20,71 1763 19,15 +24 +1,36 +2 +0,11 3/ Lợi nhuận 815 100 952 100 1258 100 +137 +16,81 +306 +32,14
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đình Lập tăng trưởng đều, lợi nhuận tuy không được cao như những ngân hàng có môi trường kinh doanh thuận lợi, nhưng những năm gần đây cũng đã bắt đầu hứa hẹn một sự khởi sắc, cụ thể lợi nhuận hạch toán nội bộ năm 2008 là 815 triệu đồng, đến năm 2009 là 952 triệu đồng, sang năm 2010 lợi nhuận đạt được là 1258 triệu đồng. Năm 2010 lợi nhuận đạt được cao hơn 258 triệu đồng so với chỉ tiêu mà NHNo&PTNT Lạng Sơn giao cho, vượt 25,8 % so với kế hoạch đặt ra.
Nhìn vào bảng ta cũng dễ dàng thấy được thu nhập lớn nhất của chi nhánh là thu từ hoạt động tín dụng, đây nhìn chung vẫn là một nguồn thu mang tính chất truyền thống, trong thời gian tới chi nhánh nên đa rạng hoá các loại hình thanh toán và nâng cao chất lượng thanh toán để tăng tỷ trọng của nguồn thu này.
Thu nhập qua các năm tăng thì chi phí cũng tăng theo, điều đáng chú ý là năm 2010 tốc độ tăng chi phí tăng nhanh hơn nhiều so với năm 2009, đặc biệt là chi phí cho hoạt động tín dụng và chi về tài sản. Nhưng điều này cũng dễ hiểu vì năm 2010 là năm đánh dấu nhiều sự đổi mới của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đình Lập, quy mô kinh doanh của chi nhánh đã được mở rộng đáng kể, trang thiết bị đã được đổi mới rất hiện đại.
Tuy nhiên hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Đình Lập vẫn còn có những tồn tại nhất đinh như : Cơ cấu tài sản nợ và tài sản có không đều, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng vẫn còn dừng lại ở những sản phẩm truyền thống, việc đưa những loại hình dịch vụ mới có công nghệ cao vào hoạt động vẫn còn chậm, hoạt động Marketing vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức....
2.3 Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đình Lập - Lạng Sơn:
Trong giai đoạn hiện nay khi mà các NHTM nước ngoài cũng như các tổ chức tài chính phi ngân hàng ( các công ty bảo hiểm, bưu điện ) cũng đưa ra các
hình thức dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền gửi... hết sức đa dạng và hấp dẫn đối với khách hàng thì hoạt động huy động vốn đặc biệt là huy động vốn bằng VNĐ của các NHTM trong nước gặp khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Đứng trước tình hình đó, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đình Lập đã luôn chủ động quan tâm phát triển công tác huy động vốn, nhằm đảm bảo nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng của nguồn vốn huy động của mình. Thực trạng công tác huy động vốn như sau:
2.3.1 Các hình thức huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đình Lập:
Như đã trình bày, vốn huy động của Chi nhánh trong những năm qua liên tục tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, xét cơ cấu vốn huy động, từng nguồn vốn lại có những đặc điểm riêng mà biến động của nó liên quan đến nhân tố cấu thành và đặc điểm nguồn vốn đó. Để có thể phân tích một cách toàn diện từng biến động của mỗi nguồn trong tổng vốn huy động. Chúng ta hãy xem xét cụ thể từng loại vốn huy động xét theo hình thức huy động vốn.
Bảng 4 : Cơ cấu vốn huy động
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh
ST Tỷ trọng (%) ST Tỷ trọng (%) ST Tỷ trọng (%) 2009 / 2008 2010 / 2009 ST Tỷ lệ (%) ST Tỷ lệ (%) TG của các tổ chức và DN 35455 43,16 38136 42,68 51496 51,28 +2681 +7,56 +13360 +35,03
TG tiết kiệm dân cư 38794 47,21 40823 45,68 42020 41,85 +2029 +5,23 +1197 +2,93
Phát hành kỳ phiếu 3134 3,81 3865 4,32 3690 3,67 +731 +23,32 - 175 - 4,53
Chứng chỉ tiền gửi 4786 5,82 6546 7,32 3209 3,20 +1760 +36,77 - 3337 - 50,98
Về hình thức huy động vốn, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đình Lập đang thực hiện các hình thức chủ yếu sau: tiền gửi dân cư, tiền gửi các tổ chức và doanh nghiệp, phát hành kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi. Trong các nguồn vốn huy động kể trên thì nguồn tiền gửi từ dân cư vẫn là nguồn vốn truyền thống và lớn nhất của NHNo&PTNT Đình Lập, tuy nhiên cuối năm 2010 nguồn tiền gửi của các tổ chức và doanh nghiệp đã vượt lên đứng đầu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cáu nguồn vốn huy động của chi nhánh ( tổng tiền gửi của các tổ chức và doanh nghiệp là 51496 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 51,28%, tăng 2681 triệu đồng so với 2009 và tỷ lệ tăng là 7,56% ), tuy nhiên năm 2010 chỉ là một hiện tượng “ Đột biến ” trong lịch sử của chi nhánh. Điều này có thể được giải thích như sau, ta thấy tất cả các nguồn vốn đều tăng trưởng về khối lượng nhưng nguồn tiền gửi của các tổ chức và doanh nghiệp đột nhiên tăng nhanh trong năm 2010. Lý do là từ năm 2009 trong huyện Đình Lập xuất hiện thêm một số đối thủ cạnh tranh huy động vốn đối với NHNo&PTNT huyện Đình Lập đó là kho bạc nhà nước, dịch vụ tiết kiệm bưu điện, ngân hàng chính sách xã hội Đình Lập. 3 đối thủ này trong năm 2010 đã có chính sách huy động vốn với lãi suất rất linh hoạt và cạnh tranh nên nhân dân địa phương đổ xô đi gửi tiết kiệm ở những tổ chức này, thành thực mà nói NHNo&PTNT huyện Đình Lập trong năm 2010 chưa thực sự linh hoạt trong việc huy động vốn, mức lãi suất huy động tiền gửi dân cư và tiền gửi không kỳ hạn còn thấp nên bị mất một số lượng khách hàng lớn, em nhận xét như vậy là vì NHNo&PTNT Việt Nam đã có công văn hướng dẫn cụ thể cho phép các giám đốc chi nhánh kể cả cấp huyện được phép tự cân nhắc về mức lãi suất huy động vốn miễn sao vẫn đảm kết quả kinh doanh tốt và không được vượt quá mức lãi suất trần mà NHNN Việt Nam cho phép / Năm. Đọc đến đây có lẽ các bạn vẫn chưa hình dung rõ được vấn đề tại sao nguồn tiền gửi của các tổ chức và DN lại tăng nhanh, đó là vì một trong 3 đối thủ cạnh tranh huy động vốn của chi nhánh là Kho Bạc Nhà Nước huyện Đình Lập lại có tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ ở NHNo&PTNT huyện Đình Lập, do kho bạc huy động được nhiều vốn nên tài khoản tiền gửi của họ ở NHNo&PTNT tăng nhanh đột biến dẫn tới TG của các tổ chức và doanh nghiệp của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đình Lập tăng đột biến vào cuối năm 2010.
Tuy nhiên ngay đầu năm 2011, trong quá trình thực tập tại chi nhánh em đã chứng kiến không dưới 3 đợt thay đổi lãi suất huy đông vốn, điều này cho thấy ban lãnh đạo chi nhánh đã rất linh hoạt và khéo léo để nâng cao hiệu quả huy động vốn và minh chứng đó là số lượng khách hàng gửi tiết kiệm dân cư không ngừng tăng lên theo từng ngày và khối lượng vốn huy động được cũng tăng nhanh và ổn định hơn. Đây cũng là nguồn vốn được chi nhánh xác định là chủ yếu và lâu dài.
Nguồn vốn từ phát hành kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, đến cuối năm 2010 đều giảm so với các năm trước đặc biệt là chứng chỉ tiền gửi cuối năm 2010 giảm 50,98% so với cùng kì năm 2009. Đó là do chi nhánh xác định lấy tiết kiệm có kỳ hạn làm hình thức huy động vốn chủ yếu.
2.3.1.1 Tiền gửi của các tổ chức và doanh nghiệp :
Tiền gửi các tổ chức và doanh nghiệp được xem là một bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được các tổ chức và doanh nghiệp gửi vào ngân hàng với mục đích chính là thanh toán và đảm bảo an toàn. Trong tình hình kinh tế - xã hội đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta như hiện nay, loại tiền này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền đã phát hành vào lưu thông. Đối với ngân hàng, thì đây lại là khoản tiền gửi có khối lượng đáng kể dùng làm vốn kinh doanh. Hơn nữa, do được các tổ chức và doanh nghiệp gửi vào mục đích thanh toán và đảm bảo an toàn nên nguồn vốn này có chi phí rất thấp.