0
Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY MAY ĐÁP CẦU TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2003 (Trang 30 -35 )

Tình hình tài chính của công ty luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm nhất của nhà quản trị doanh nghiệp, cơ quan nhà nước mà trực tiếp là bộ chủ quản, các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Tình hình tài chính của một công ty được đánh giá là lành mạnh thể hiện trước hết ở khả năng chi trả của doanh nghiệp. Sau đây là phân tích về khả năng thanh toán của công ty trong những năm gần đây ( từ năm 2001 đến năm 2003) thông qua nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

6.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Bảng 11. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty qua các năm từ 2001 đến năm 2003.

Đơn vị: 1000đ

Chỉ tiêu 2001 2002 2003

1.TSLĐ và TSCĐ 43.294.306 79.837.130 57.911.001 2. Vốn bằng tiền 934.921 2.969.760 3.036.873 3. Các khoản phải thu 30.047.382 48.738.747 37.065.653 4. Nợ ngắn hạn 38.147.107 77.062.756 61.822.829 5. Nợ dài hạn 29.840.162 29.776.680 30.957.295 6. Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,13 1,03 0,9 7. Hệ số thanh toán nhanh

(2+3)/4

0,8 0,7 0,6

8. Hệ số thanh toán tức thời (2/ (4+5))

0,01 0,02 0,03

Nguồn: phòng kế toán công ty Qua bảng số liệu trên, ta thấy:

Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty qua 3 năm đều giảm, từ 1,13% năm 2001 xuống còn 1,03% ( năm 2002) và đến năm 2003 giảm xuống còn 0,9%; điều đó là do lượng dự trữ về TSLĐ của công ty đều biến động không đồng đều qua các năm. Mặt khác, các khoản nợ ngắn hạn cũng biến động tương tự. Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán về các khoản nợ ngắn hạn dựa trên phần TSLĐ còn thấp, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp chính sách tăng cường mở rộng quy mô TSLĐ trên những khâu có lợi, ở một mức độ hợp lý nhất để tăng hệ số nợ ngắn hạn lên mức hợp lý nhất. Nợ ngắn hạn tăng nó là một điều bất lợi nhưng với công ty, đó là một xu hướng tốt vì người mua trả tiền trước cho công ty khi mua đặt hàng. Đó là một điều lợi cho công ty khi nguồn vốn kinh doanh được tăng thêm mà không phải huy động dưới nhiều hình thức nào.

Hệ số thanh toán nhanh cũng giảm đều qua các năm từ 0,8% xuống 0,7% , xuống 0,6%, nguyên nhân cũng vì các khoản phải thu và nợ ngắn hạn tăng giảm không đều qua các năm riêng chỉ có vốn bằng tiền là tăng đều qua các năm. Điều này có thể là tốt cũng có thể là không tốt đối với công ty,nó sẽ có lợi khi kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cao ,lượng tiền gửi vào ngân hàng nhiều, công ty sẽ đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trảvà ngược lại, nó sẽ bất lợi nếu công ty dự trữ lượng tiền tại quỹ quá nhiều vì tiền ở quỹ không trực tiếp sinh ra lợi nhuận mà nó sẽ gây ra nhiều tình trạng ứ đọng vốn của công ty. Vì vậy, dựa vào kết quả kinh doanh của mình, công ty có thể lựa chọn cho mình những phương hướng, chính sách cụ thể hợp lý nhất nhằm đưa lợi ích kinh doanh lên mức cao nhất.

Hệ số thanh toán tức thời của công ty qua các năm là thấp bởi vì lượng vốn bằng tiền của công ty thấp hơn nhiều so với các khoản nợ của công ty, bởi vậy, khả năng thanh toán ngay các khoản nợ là quá thấp ( tăng không đáng kể tư 0.01 đến 0.03 qua các năm ). Có thể công ty phải chờ tiêu thụ hết sản phẩm sản xuất mới có thể thanh toán được các khoản nợ. Đó là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào khi dựa vào nguồn vốn để kinh doanh. Công ty cần phải điều chỉnh hợp lý để nâng cao khả năng thanh toán của mình cho phù hợp với mức trung bình ngành.

6.2. Các chỉ tiêu phản ánh về tài sản và nguồn vốn.

Tài sản và nguồn vốn là hai yếu tố cần thiết đối với bất cứ một doanh nghiệp trước khi bước vào quá trình kinh doanh. Vì vậy mục đích của việc phân tích nhóm chỉ tiêu này cho ta thấy được quy mô tài sản và nguồn vốn từ đó so sánh kết quả hoạt động kinh doanh với các khoản nợ của mỗi doanh nghiệp. Để thấy rõ điều đó, chúng ta cùng phân tich các chỉ tiêu sau:

Bảng 12. Phân tích các chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn của công ty qua các năm 2001 đến năm 2003. Đơn vị tính: 1000 đ. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1. TSLĐ và ĐTNH 43.294.306 79.837.130 57.911.001 2. TSCĐ và ĐTDH 33.556.552 37.044.772 44.487.805 3. Tổng tài sản 76.850.850 116.881.902 102.398.806 4. Nợ phải trả 68.390.180 107.308.946 97.780.124 5. Vốn chủ sở hữu 8.460.678 9.572.960 9.618.682 6. Lãi vay 4.780.305 5.432.136 3.338.274

7. Lãi sau thuế 344.595 592.720 647.900

8. Hệ số nợ trên tổng tài sản (4/3) 0,88 0,91 0,95 9. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (4/5) 8,08 11,2 10,1 10. Hệ số cơ cấu TSLĐ (1/3) 0,56 0,68 0,56 11. Hệ số cơ cấu TSCĐ (2/3) 0,44 0,31 0,43 12. Hệ số thanh toán lãi vay (7+6)/4 1,07 1,1 1,1

Nguồn: phòng kế toán công ty Qua bảng phân tích trên tổng tài sản của công ty đều tăng qua các năm từ 0.88(năm 2001) lên 0.91 năm 2002 và năm 2003 tăng lên là 0.95. Điều này là do nợ phải trả và tổng tài sản của công ty đều tăng qua các năm ( tuy không đều, có biến động). Đây là một xu hướng tốt vì tài sản tăng làm cho hệ số nợ của công ty giảm.

Với các hệ số nợ trên tổng tài sản của công ty. Hệ số này dùng để so sánh giữa cái đang nợ với tài sản có của doanh nghiệp, nếu tỷ số này vượt quá 80% thì được coi là không tốt đối với doanh nghiệp, nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp . Qua các năm như trên ta thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty là thấp, tỷ lệ các khoản phải nợ so với tổng tài sản của công ty chiếm rất cao, cụ thể năm 2001, các khoản nợ bằng 0.88 lần (tương ứng 88%) tương tự năm 2002 tăng lên 91% năm 2003 là 95% giá trị tổng tài sản. Công ty nên đầu tư mở rộng quy mô phát triển nhất là đầu tư TSCĐ dựa trên các chỉ tiêu đem lại cho tài sản bằng nguồn vốn của mình.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu dùng để so sánh giữa nợ với vốn chủ sở của doanh nghiệp. Tỷ số này càng nhỏ càng tốt cho doanh nghiệp. Qua kết quả phân tích ta thấy hệ số này cũng tăng dần qua các năm nhưng không đều do cơ cấu tổng nợ và nguồn vốn chủ sở hữu tăng không đồng đều qua các năm. Hệ số này vẫn ở mức cao cụ thể là năm 2001 là 8,08 lần, năm 2002 là 11,2 lần năm 2003 tăng lên là 10,01 lần.

Hệ số thanh toán lãi vay tăng lên hàng năm, nó cũng là một xu hướng tốt với công ty nhưng hệ số này vẫn ở mức thấp khi ta so sánh giữa lợi nhuận sau thuế và lãi vay của công ty. Điều đó cho thấy khả năng sinh lời của vốn vẫn còn thấp, có thể do rất nhiều nguyên nhân, trong khi hệ số của công ty lại tăng lên hàng năm, chứng tỏ khả năng trả lãi vay của công ty là thấp. Do đó, công ty nên tìm cho mình những hướng kinh doanh bằng vốn khác để tổng lãi thu được cao hơn nguồn vốn đi vay.

6.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về năng lực hoạt động của công ty

Mục đích của việc phát triển các chỉ tiêu này nhằm đánh giá năng lực hoạt động của công ty dựa trên những kết quả đã được từ hoạt động kinh doanh của công ty, có thể tìm ra những phương hướng thích hợp nhất cho công ty.

Bảng 13. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của công ty qua các năm từ 2001 đến năm 2003. (đơn vị tính:1000đ) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1. TSLĐ 43.294.306 79.837.130 57.911.001 2. TSCĐ 33.556.552 37.044.772 44.487.805 3. Hàng tồn kho 11.197.977 27.248.871 17.398.315 4. Tổng tài sản 76.850.859 116.881.902 102.398.806

5. Các khoản phải thu 30.047.382 48.738.747 37.065.653

6. Vốn chủ sở hữu 8.460.678 9.572.960 9.618.682

7. Vốn cố định bình quân trong kỳ 23.310.004 35.198.392 40.633.970 8. Vốn lưu động bình quân trong kỳ 35.646.100 61.597.291 70.630.603

9. Doanh thu thuần 72.705.641 104.428.629 141.393.856


Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY MAY ĐÁP CẦU TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2003 (Trang 30 -35 )

×