Ảnh hưởng về mặt văn hoá_giáo dục

Một phần của tài liệu Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin (Trang 27)

III. Tình hình CNTT Việt Nam

3.Ảnh hưởng về mặt văn hoá_giáo dục

Công nghệ thông tin là một trong những mũi nhọn trong chiến lược giáo dục và đào tạo của nhà nước ta…“Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục phổ thông hiện nay có hai nội dung: ứng dụng phục vụ công tác quản lý từ cấp sở đến cấp trường; ứng dụng phục vụ dạy và học, đổi mới phương pháp”. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực chủ động sáng tạo của học sinh lại càng nâng cao vai trò của CNTT trong giảng dạy. Giảng dạy bằng CNTT có thể vận dụng được trong hầu hết các bậc học và môn học như: Tiếng Anh, Ngữ Văn, Toán, Vật Lý, Hoá Học, Sinh Học, Địa Lý … Với CNTT giáo viên có thể giới thiệu ngữ liệu mới bằng những tình huống sinh động với tranh ảnh minh họa phong phú, cùng với sự hỗ trợ công nghệ Multimedia sẽ tạo thành một giáo án hoàn hảo giúp học sinh say mê học tập, phát huy tính chủ động tìm hiểu và khắc sâu kiến thức bài học.

Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.

Theo nhận định của một số chuyên gia, việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở nước ta bước đầu đã

sức khiêm tốn, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Nhà nước cần tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng Internet.

Nhiều phần mềm để hỗ trợ học tập như: hệ thống trò chơi trên máy vi tính dành cho trẻ em có tên gọi "Nhà khám phá trẻ". Kích thích sự tập trung chú ý cũng như hứng thú khám phá của trẻ. Khi chơi trên máy tính, trẻ có nhiều cơ hội phát triển về nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ và vận động. Các khái niệm về chữ cái, từ, số đếm, phân loại, không gian, thời gian, hình dạng... được trẻ học một cách ngẫu nhiên trong các tình huống trò chơi. Các phần mềm từ điển điện tử và đa ngôn ngữ trên nền tiếng Việt, các bách khoa toàn thư điện tử, các phần mềm hỗ trợ dạy và học các môn học trọng điểm…

b. Về văn hoá:

Internet là phát minh vĩ đại của nhân loại. Song, nó cũng tác động không nhỏ đến văn hóa đọc truyền thống. Mọi người có thể vào Internet để học hỏi kiến thức, thu thập thông tin ở tất cả mọi lĩnh vực, đọc nhiều cuốn sách, nhiều tờ báo cùng lúc mà không phải trả tiền. Tuy nhiên, Internet cũng có những bất lợi. Nó giới hạn về thời gian và không gian. Người ta không thể đọc sách, báo trên lnternet khi đi tàu, xe. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được văn hoá đọc truyền thống qua việc đọc trực tiếp qua sách báo được, vì nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống: không ai cũng có điều kiện đọc thông tin thông qua Internet, những quyển sách dày nếu đọc qua Internet sẽ tốn nhiều thời gian… Hiện nay ở Việt Nam Internet tác động không nhỏ đến giới trẻ, đặc biệt là các trò game online qua mạng, game có hai mặt lợi và hại. Game là một loại hình giải trí lành mạnh nếu xác định chơi để giải trí. Game không chỉ nâng cao khả năng tư duy mà còn giữ cho giới trẻ nói riêng và mọi người nói chung tránh xa những tệ nạn xã hội. Một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ nghiện game mà bị chi phối thời gian, sức khoẻ, tiền bạc, học hành sa sút, nhiều trường hợp sinh viên, học sinh bị dừng học, xuống lớp…đánh mất chính bản thân mình.

Thông qua Internet, đất nước Việt Nam xinh đẹp ngày càng được nhiều người biết đến và mỗi năm thu hút nhiều khách du lịch từ khắp mọi nơi trên thế

thắng cảnh nổi tiếng, du khách có thể truy cập và biết được phong tục tập quán của các dân tộc. Những món ăn ngon nổi tiếng, những loại hình văn học nghệ thuật dân gian truyền thống khắp mọi miền trên đất nước Việt Nam.

Không thể phủ nhận những tiện ích mà Internet mang lại nhưng có một bộ phận không nhỏ những người truy cập vào những trang web “đen”, có không ít trang web truyện khiêu dâm bằng tiếng Việt, với hàng nghìn truyện khác nhau. Không phải là hình ảnh cụ thể như phim, nhưng những câu chuyện trên đó có thể làm người đọc phải choáng váng. Nó nguy hiểm ở chỗ không chỉ kích thích dục vọng mà còn đưa ra những mối quan hệ bất chấp mọi luân thường, đạo lý, như loạn luân trong gia đình, giữa bố mẹ và con cái, anh chị em ruột, họ hàng thân thích, thầy trò, cô trò, với trẻ em... Làm thế nào để ngăn chặn làn sóng phim ảnh sex tràn ngập trên mạng? Câu trả lời không thể chỉ giành cho nhà chức trách. Trường học, là nơi nắm giữ chìa khoá để giải quyết vấn đề. Nếu như các giờ tin học vẫn tẻ nhạt như hiện nay, khi kiến thức về internet của thanh thiếu niên vẫn chỉ dừng lại ở chat, thì chẳng thể làm được gì. Các trường học cần phải có chương trình giảng dạy về internet, về tin học phong phú hơn, hướng dẫn các em cách sử dụng mạng như thế nào, mở ra trước mắt các em những nguồn thông tin phong phú, ứng dụng thiết thực hơn, và qua đó cũng giúp các em hiểu được thực chất của các trang web đen..

c. Một số lĩnh vực xã hội khác:

Lĩnh vực y tế:

Trong lĩnh vực y tế, việc sử dụng công nghệ cao phục vụ chuyên môn đang

phát triển rất tốt nhưng việc ứng dụng CNTT trong việc chẩn đoán, khám chữa bệnh lại đang chậm chạp, cần thiết phải đầu tư nhiều hơn nữa''. Trong số các

bệnh viện tự triển khai ứng dụng CNTT, bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên đã áp dụng mã vạch - ''số hóa'' bệnh nhân cho toàn bộ bệnh nhân nội trú nhập viện (từ tháng 4/2004). Đây là mã ID cung cấp những thông tin liên quan đến

tháng, năm nhập viện, họ tên, bệnh án, khoa điều trị... giúp cho việc quản lý bệnh nhân thuận tiện, chính xác hơn. ''ngoài chức năng thống kê, trong lĩnh vực tài chính kế toán, qua mấy tháng ứng dụng hệ thống mã vạch này, bệnh viện đã quản

thuốc...đều được lưu trong bệnh án của bệnh nhân)''. Bệnh viện đã triển khai hệ thống phân loại thuốc theo hệ thống Giải phẫu - Điều trị - Hóa học (hay còn gọi là phân loại theo mã ATC), giúp giảm chi phí phân loại thuốc.

Có một số ứng dụng CNTT điển hình như Viện Pasteur TP. HCM ứng dụng CNTT giải mã gen virus cúm gà H5N1; Bệnh viện phụ sản Hà Nội quản lý việc sử dụng thuốc qua mạng máy tính, sử dụng phần mềm quản lý bệnh án điện tử; Trung tâm Y khoa TP. HCM (Medic) sử dụng máy phân tích gen để điều trị bệnh; ứng dụng hệ thống máy tính vào công tác quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Quân y 5 (Quân khu 3) đã làm giảm phiền hà cho người bệnh và hạn chế tiêu cực có thể xảy ra; trang web www.bacsigiadinh.com thường xuyên cập nhật các thông tin về bệnh và cách phòng ngừa nhiều loại bệnh khác nhau cũng như các dịch vụ y tế và địa chỉ y tế ở nhiều nơi trong nước...

Việc ứng dụng CNTT trong bệnh viện, theo nhận xét từ phía lãnh đạo Bộ Y tế, tính đến thời điểm này, hoàn toàn ''tự phát'', do các bệnh viện ''mạnh ai nấy làm'', làm theo nhucầu, mục đích cần thiết của bệnh viện mình. Trước mắt, Trung

tâm tin học (Bộ Y tế) phối hợp với văn phòng Bộ sẽ triển khai đào tạo CNTT tại các cơ sở y tế, bệnh viện trên cả nước, và tiến hành khảo sát tại tất cả các địa phương trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, hợp tác với Bộ Bưu chính Viễn thông lập đường truyền Internet xuống xã. Với tư cách một ngành khoa học độc lập và có những ứng dụng mạnh mẽ, công nghệ thông tin y học đòi hỏi một đội ngũ cán bộ chuyên ngành được đào tạo cǎn bản, hệ thống.

• Lĩnh vực tài nguyên_môi trường:

Hiện nay tại các cơ quan của Bộ môi trường , chỉ có Cục bảo vệ Môi trường là đơn vị được chú ý đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT và kết nối mạng Internet từ rất sớm. Còn lại các đơn vị khác đều mới chỉ có một số máy tính cá nhân được nối mạng máy tính, Internet thông qua mạng Văn phòng Bộ. Tại các Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương, trang thiết bị máy tính dành cho Phòng Quản lý Môi trường còn rất sơ sài và thiếu do chưa được đầu tư đúng mức, kinh phí lại có hạn. Đặc biệt là các cấp lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo các địa phương vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ tầm quan trọng của ứng dụng CNTT và cơ hội do CNTT mạng lại cho quản lý môi trường; chưa coi thông tin môi trường là tài sản chung của xã hội...

Với quan điểm coi CNTT là chìa khoá để nâng cao hiệu quả quản lý môi trường, đồng thời sẽ ứng dụng CNTT gắn chặt với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có tờ trình số 106/TTr- BTNMT về Chiến lược ứng dụng và phát triển CNTT tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược này tại Quyết định 179/2004/QĐ-TTg, ký ngày 6/10/2004. Theo đó sẽ nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường; cải cách thủ tục hành chính đối với hệ thống đăng ký, cấp phép về khai thác, sử dụng tài nguyên và chất lượng môi trường; tạo điều kiện để tổ chức và người dân tiếp cận thuận lợi các thông tin về tài nguyên và môi trường…

Có sáu nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược: Tin học hoá việc thu nhận, cập nhật dữ liệu tài nguyên và môi trường thông qua quá trình thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, quan trắc trong các lĩnh vực thuộc ngành Tài nguyên và môi trường. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường. Tổ chức hệ thống mạng truyền dữ liệu phục vụ chuyên ngành và phục vụ cung cấp dữ liệu tài nguyên và môi trường cho nhu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế và các nhu cầu khác của xã hội và của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin (Trang 27)