Như chúng ta đã biết điều kiện kiên quyết để tiến hành hoạt động sản suất kinh doanh là phải có vốn. Vốn là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nó quyết định phần nửa sự thành bại của công ty. Trong đó vốn lưu động là bộ phận thứ hai có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra giá trị sản phẩm - nó là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động sử dụng vào quá trình tái sản xuất. Do chỉ tham gia một lần vào quá trình kinh doanh nên có chu kỳ ngắn có thể dùng vốn lưu động để điều tiết quá trình sản xuất. Song vốn lưu động phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, ở nhiều bộ phận quản lý khác nhau nên việc đảm bảo đầy đủ và cân đối các bộ phận vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu thường xuyên liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc quản lý vốn lưu động có hiệu quả sẽ mang lại lợi thế to lớn cho Công ty.
Bảng 2.5: Bảng chỉ tiêu tài sản lưu động Chỉ tiêu 2010 2009 2008 Giá trị (ngàn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (ngàn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (ngàn USD) Tỷ trọng (%) TM và các KTĐ tiền 6,761,000 39.44 5,133,000 29.20 5,197,564 25.06 Các KPT 5,141,000 29,99 5,274,000 30.01 6,961,099 33.57 HTK 3,079,000 17.96 2,729,000 15.53 4,995,977 24.09 TS NH khác 2,163,000 12.61 4,442,000 25.26 3,383,279 17.28 Tổng TSNH 17,144,000 17,578,000 20,737,919
Như đã nói ở phần trên VLĐ của Alcatel-Lucent qua 3 năm (2008-2010) đã có những biến động liên tục. Nếu như trong năm 2009, tổng tài sản ngắn hạn ( vốn lưu động) đã giảm đáng kể với 17,578,000 ngàn USD, giảm 15.24% so với năm 2008. Thì năm 2010 lại sụt giảm, tổng tài sản ngắn hạn đã giảm xuống còn là 17,144,00 ngàn USD, giảm 2.47% so với năm 2009.
Để làm rõ hơn chúng ta sẽ đi sâu phân tích nhân tố ảnh hưởng đến VLĐ. Dựa vào bản cân đối kế toán của công ty chúng ta có thể nhận ra VLĐ chịu sự tác động của các yếu tố như sau:
- Tiền mặt và các khoản tương đương tiền - Các khoản phải thu
- Hàng tồn kho
- Tài sản ngắn hạn khác
Sự tác động của tiền mặt và các khoản tương đương tiền đến tổng giá trị VLĐ:
- Tỷ trọng TM và các KTĐT qua các năm tăng, giảm theo tỷ lệ thuận với TM và các KTĐT và tỉ lệ nghịch với TSNH của Alcatel-Lucent. Năm 2009, TM và các KTĐT giảm 1.24% so với năm 2008, TSNH giảm với 15.24% . Năm 2010, thì chỉ số TM và các KTĐT đảo ngược với mức tốc độ tăng là 31.72% (đây là mức tăng cao trong các chỉ số), nhưng TSNH vẫn giảm 2.47% so với năm 2009. Với viêc duy
trì tỷ trọng như vậy công ty kiểm soát khá tốt lượng tiền mặt và các khoản tương đương trong VLĐ của mình.
Sự tác động của các khoản phải thu đến tổng giá trị VLĐ:
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện các khoản phải thu và TSNH (2008-2010)
- Khoản phải thu trong năm 2009 giảm 24.24% so với năm 2008. Khoản phải thu năm 2010 cũng giảm 2.52% so với năm 2009.
- Nhìn vào tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng vốn lưu động qua 3 năm giảm chậm lần lượt là (34% năm 2008, 30% năm 2009, 29% năm 2010), nhưng qua biểu đồ cho thấy số liệu về các khoản phải thu cũng như vốn lưu động có sự biến động liên tục và không đều. Số vốn bị chiếm dụng chiếm tỷ lệ trung bình trên tổng số vốn lưu động nên đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến VLĐ. Chứng tỏ công tác quản lý thu hồi các khoản phải thu của công ty không tốt, số vốn lưu động thực chất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh không nhiều. Do đó Công ty cần tích cực hơn nữa trong việc đôn đốc thu hồi các khoản nợ của khách hàng để giảm lượng vốn bị chiếm dụng cũng rất cấp thiết, tạo điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh được thuận lợi.
Sự tác động của hàng tồn kho đến tổng giá trị VLĐ:
- Qua số liệu từ bảng trên ta thấy tỷ trọng hàng tồn kho tăng giảm không đồng đều. Cụ thể, năm 2009, HTK là 2,729,000 giảm 45.38% so với năm 2008. Năm 2010 là 3,079,000 tăng 12.82% so với năm 2009.. Điều đó cho thấy các hoạt động quản trị hàng tồn kho chưa ổn định có sự biến động trong 3 năm.
Sự tác động của TSNH khác đến tổng giá trị VLĐ:
- Với những số liệu từ bảng trên ta có thể chỉ ra rằng sự tác động của TSNH khác đến tổng giá trị VLĐ là không đáng kể. Giá trị TSNH khác với các mức thay đổi như sau. Năm 2009 giảm 15.24% so với 2008, năm 2010 giảm thêm 2.47% so năm 2009.
- Tóm lại, trong các nhân tố trên nhân tố hàng tồn kho và khoản phải thu ảnh hưởng nhiều nhất đến VLĐ của công ty. Nếu cứ duy trì điều này thì sẽ không có lợi cho công ty trong việc sử dụng những đồng VLĐ của mình.
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu 2010 2009 2008 Đơn vị
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1.25 1.24 1.17 Vòng Số ngày luân chuyển vốn lưu
động 288 290 308 Ngày
Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động 0.04 (0.01) (0.30) Tỷ số các KPT và tổng VLĐ 0.29 0.30 0.34
Vòng quay PTKH 4.17 4.12 3.44 Vòng
Kì thu tiền bình quân 86 87 104 Ngày/Vòng
Chu kì chuyển hóa hàng tồn kho 79.25 68.16 114.02
Phân tích tốc độ chu chuyển vốn lưu động : Còn gọi là hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu hay nói cách khác mỗi đồng vốn lưu động của công ty luân chuyển bao nhiêu vòng trong kỳ.
- Tốc độ chu chuyển vốn của công ty năm 2010 là 1.25 lần, tăng 0,01 lần so với năm 2009, tăng 0.08 lần so với năm 2008, làm giảm số ngày luân chuyển vốn lưu động từ 308 ngày trong năm 2008 xuống 290 trong năm 2009 đồng thời giảm xuống còn 288 ngày 2010. Nếu tốc độ luân chuyển vốn cố định ở năm 2010 không đổi so với năm 2009 thì để đạt được doanh thu thuần năm 2010 thì cần lượng:
Vốn lưu động = = 17,306,451 (ngàn USD)
Do tốc độ chu chuyển VLĐ giảm đi nên công ty đã lãng phí lượng:
Vốn lưu động = 17,144,000 – 17,306,451 = (162,451) (ngàn USD)
Phân tích tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động: Còn gọi là sức sinh lời của vốn lưu động, chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động theo lợi ích cuối cùng nên đôi khi tăng giảm không cùng chiều.
- Tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động năm 2009 là (0.01) đồng LN/đồng VLĐ, năm 2008 là (0.30) đồng LN/đồng VLĐ nhưng tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động năm 2010 lại đạt 0.04 đồng LN/đồng vốn lưu động, tăng 0.05 so với năm 2009 và tăng 0.07 so với năm 2008.
- Ở đây có sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ suất lợi nhuận năm 2010 so với tỷ suất lợi nhuân năm 2008, năm 2009. Nếu tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động năm 2010
21,460,000 1.24
không đổi so với tỷ suất lợi nhuận của VLĐ trung bình trong hai năm 2009 và năm 2008 là (0.02) đồng LN/đồng VLĐ thì có thể thu được
Mức lợi nhuận = (0.02) x 17,144,000=(342,880) (ngàn USD).
- Nhưng trong thực tế công ty thu được mức lợi nhuận cao hơn nhiều, do đó sử dụng VLĐ năm 2010 của công ty có hiệu quả hơn rất nhiều so với năm 2008, 2009.
- Đồng thời, nếu tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động không đổi tức bằng tỷ suất lợi nhuận trung bình trong hai năm 2008, năm 2009 bằng (0.02) thì để đạt được mức lợi nhuận năm 2010 công ty cần lượng:
VLĐ = = (30,400,000) (ngàn USD)
Như vậy ALU đã lãng phí : 17,144,000 - (30,400,000) = 47,544,000 ( ngàn USD). Vòng quay PTKH năm 2009 là 4.12 vòng tăng 0.68 vòng so với năm 2008. Đến năm 2010 vòng quay PTKH đã tăng lên 4.17 vòng và tăng 0.05 vòng so với năm 2009. Như vậy, thông số trên cho thấy vòng quay PTKH của công ty ALU có tốc độ chuyển háo chậm hơn nhiều so với nghành. Điều này cho thấy dấu hiệu của chính sách thu hồi nợ lỏng lẻo và nhiều khách hàng vẫn chưa thanh toán nợ cho công ty. Nếu PTKH vượt xa so với mức hiện tại, cần phải đánh giá lại khả năng thanh toán của công ty.
Kì thu tiền bình quân của 3 năm trong của công ty ALU có nhiều sự thay đổi. Năm 2009 là 87 ngày/vòng giảm 16.35% so với năm 2008. Đến năm 2010, con số này là 86 ngày/vòng giảm 1.15% so với năm 2009 và 17.31% so với năm 2008. So với phải thu khách hàng, một lần nữa ta lại nhìn thấy rõ sự chênh lệch hiệu quả thu hồi PTKH trong công ty. Kì thu tiền bình quân của công ty là khá cao, công ty cần có những biện pháp nhằm thắt chặt sự quản lí về PTKH.
Chu kì chu chuyển hàng tồn kho của công ty năm 2008 là 114.02 và đã giảm xuống còn 68.16 năm 2009 tức đã giảm 40.22%. Năm 2010 tăng lên 79.25 và tăng 16.27% so với 2009. Qua số liệu về chu kì chu chuyển hàng tồn kho ta thấy được năm 2008 là khá cao hoạt động của quản trị hàng tồn kho có nhiều hiệu quả. Tuy nhiên đã giảm xuống ở năm 2009 và năm 2010. Sự giảm xuống của chu kì này cho thấy những dấu hiệu của việc hàng hóa lỗi thời, quá hạn, chậm chuyển hóa, do vậy nó làm giảm doanh thu bán hàng của công ty.
608,000 (0.02)
PHẦN 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY ALCATEL – LUCENT 3.1 Những kết quả đạt được và tồn tại của công ty ALU
Trên đây, ta đã phân tích từng nét chung, riêng tình hình tài chính của công ty Alcatel-Lucent. Từ sự phân tích đó, phần nào thấy được mặt tích cực và hạn chế còn tồn tại. Đối với những mặt tích cực, doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy hơn nữa, còn những mặt còn hạn chế nên phấn đấu tìm biện pháp khắc phục .
3.1.1. Kết quả đạt được
Trong năm 2008-2009, tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty ALU thông qua VLĐ và VCĐ là chưa đạt được hiệu quả nên chưa khai thác hết nguồn lực hiện có của công ty. Đồng thời, doanh thu qua 2 năm trên cũng cho thấy mức độ tiêu thụ của công ty ngày càng giảm. Nhưng đến năm 2010, với việc cắt giảm chi phí BH và QLDN, giảm chi phí giá vốn hàng bán và các khoản chi khác phù hợp nên lợi nhuận của công ty đã tăng lên đáng kể so với 2 năm trước đó. Cụ thể , lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2010 là 608,000 ngàn USD tăng lên rất nhiều so với năm 2009.
3.1.2.Một số hạn chế
Ngoài những thành tựu đạt được thì công ty còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục như :
- Mức tiêu thụ của công ty giảm dẫn đến doanh thu giảm.
- Biến động của suất hao phí tài sản cố định giảm do doanh thu giảm.
- Công tác thu hồi các khoản phải thu của công ty không tốt, vốn lưu động thực chất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh không nhiều, số vốn bị chiếm dụng bởi các khoản nợ của khách hàng cao.
- Hoạt động quản trị hàng tồn kho chưa ổn định có sự biến động trong 3 năm.
3.2. Một số biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty ALU ALU
3.2.1. Biện pháp để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Quản lý tài sản cố định: bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất và nâng cao hiệu suất hoạt động của máy móc thiết bị, xử lý dứt điểm những tài sản cố định không cần dùng, lỗi thời không còn phù hợp với quy mô sản xuất nhằm thu hồi vốn cố định, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hoặc đưa vào luân chuyển, bổ sung vào tài sản lưu động cho sản xuất kinh doanh nhiều hơn.
Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên cần thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo toàn mà còn phát triển được vốn cố định của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực chất là phải
luôn đảm bảo một lượng vốn tiền tệ để khi kết thúc một vòng tuần hoàn, bằng số vồn này doanh nghiệp có thể thu hồi hay mở rộng được số vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra ban đầu để đầu tư mua sắm tài sản cố định tính theo giá hiện tại.
Phải đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định, tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời để tạo điều kiện tính đúng tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định.
Xác định đúng thời gian sử dụng của tài sản cố định để xác định mức khấu hao thích hợp, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất. Kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức các tài sản cố định chưa cần dùng.
Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, dự phòng tài sản cố định không để xảy ra tình trạng tài sản cố định hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất. Trong trường hợp tài sản cố định phải tiến hành sửa chữa lớn, cần cân nhắc, tính toán kỹ hiệu quả của nó. Tức là xem xét giữa chi phí cần bỏ ra với việc đầu tư mua sắm mới tài sản cố định để có quyết định cho phù hợp.
Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính …
3.2.2 Biện pháp để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Qua phân tích tình hình sử dụng VLĐ của ALU trong những năm qua cho ta thấy lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền của công ty tương đối lớn. Do đó có thể đầu tư trong và ngoài nước, tranh thủ được kỹ thuật sản xuất hiện đại, dây chuyền công nghệ tiên tiến, giúp mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Một số biện pháp mà nhóm đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là :
- Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở 3 khâu : khâu dự trữ, khâu sản xuất và khâu lưu thông.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Linh hoạt thúc đẩy đầu tư vốn nhàn rỗi thông qua các hình thức đầu tư ra bên ngoài như góp vốn kinh doanh, hoặc cho vay.
3.2.2.1 Giải pháp quản lý vốn bằng tiền
Việc giữ lại vốn bằng tiền quá nhiều có thể giúp công ty chủ động hơn trong việc thanh toán nhưng khi đó tiền sẽ không sinh lãi gây lãng phí vốn và phát sinh khoản chi chí cơ hội của việc giữ tiền, khi đó doanh nghiệp nên sử dụng số tiền dư
đó thực hiện đầu tư có tính chất tạm thời hay ngắn hạn để cố thể thu được lợi nhuận. Vì vậy vấn đề đặt ra cho công ty ALU sử dụng lượng vốn bằng tiền thế nào là hợp lý? Để xác định một cách chính xác lượng tiền này Công ty cần lên kế hoạch về nhu