CHỈ TIÊU NĂM

Một phần của tài liệu thực trạng về hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Tổng công ty thép Việt nam (Trang 30 - 35)

1999 NĂM 2000 SO SÁNH 2000/1999 Số tuyệt đối % 1.Tổng doanh thu 2.Các khoản giảm trừ 3.Doanh thu thuần 4.Giá vốn hàng bán 5.Lãi gộp

6.Chi phí bán hàng quản lý

7.Lãi kinh doanh

3.599.011 23.923 3.575.088 3.442.285 132.803 124.746 8.057 3.906.147 119.615 3.786.532 3.661.582 124.950 113.992 10.95 8 307.136 95.692 211.444 219.297 -7.853 -10.754 2.901 108 500 106 106 94 91 136

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tài chính ở Tổng công ty Thép Việt Nam

Hoạt động lưu thông là hoạt động dùng tiền vốn để mua hàng hoá sau đó bán cho người khác nhằm mục tiêu kiếm lời. Hiện nay, lượng thép sản xuất trong nước chỉ đủ đáp ứng 70% nhu cầu. Điều này không có nghĩa là cầu vượt cung mà do có nhiều mặt hàng trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Vì vậy, tồn tại một tình trạng thép tồn kho lớn ở các công ty sản xuất mà trên thị trường lại thiếu thép. Trong 14 đơn vị thành viên của Tổng công ty có tới 10 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực lưu thông nhằm thực hiện cầu nối giữa cung đang dư thừa tại các công ty sản xuất với cầu của thị trường và thực hiện xuất nhập khẩu những mặt hàng trong nước còn thiếu. Những hoạt động này góp phần đem lại lợi nhuận cho Tổng công ty.

Dựa vào bảng 12, ta thấy lợi nhuận năm 2000 của khối lưu thông tăng so với năm 1999 là 2.901 triệu đồng tức là tăng 36%, đạt 10.958 triệu đồng. Lợi nhuận tăng lên do các nhân tố sau:

*Do tổng doanh thu thay đổi: Tổng doanh thu của năm 2000 thay đổi so với năm 1999 là:

3.906.147 - 3.599.011 = 307.136 triệu đồng

Tổng doanh thu tăng làm lợi nhuận năm 2000 tăng so với năm 1999 là 307.136 triệu đồng. Doanh thu tăng do trong năm 2000, một số đơn vị đã tạo được thị trường tiêu thụ trực tiếp ổn định nhất là bán cho các công trình xây dựng và cơ sở sản xuất nên hiệu quả kinh doanh đạt khá. Hơn nữa, Tổng công ty có chủ trương đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho nên trong khối lưu thông hàng tồn kho đã giảm từ 125.688 tấn xuống còn 50.690 tấn trong đó có một số đơn vị giảm mạnh như Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội từ 50.690 tấn xuống 5.650 tấn, Công ty kim khí Hải Phòng từ 21.680 tấn xuống còn 6.900 tấn..

*Do các khoản giảm trừ thay đổi: Các khoản giảm trừ có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Các khoản giảm trừ năm 2000 thay đổi so với năm 1999 một lượng là:

- ( 119.615 - 23.923 ) = -95.692 triệu đồng

Do các khoản giảm trừ tăng nên lợi nhuận giảm 95.692 triệu đồng Các khoản giảm trừ tăng vì những lý do sau:

+ Do Tổng công ty đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho nên chiết khấu, giảm giá tăng

+ So với khối sản xuất, khối lưu thông khi áp dụng luật thuế giá trị gia tăng gặp rất nhiều khó khăn

Do vậy, có nhiều đơn vị chênh lệch doanh thu và giá vốn hàng bán thấp nên thuế doanh thu phải nộp cũng thấp. Hơn nữa, năm 1999, tỷ giá đồng USD tăng mạnh nên giá vốn hàng bán của các đơn vị nhập khẩu tăng trong khi giá bán không tăng nên nhiều đơn vị có lãi gộp bằng 0 thậm chí âm như Công ty vật tư thiết bị công nghiệp, Công ty kim khí Hải Phòng do vậy không phải nộp thuế doanh thu. Sang năm 1999 thuế giá trị gia tăng được tính bằng công thức

Thuế giá trị gia tăng = Doanh số x 10%

Như vậy, các đơn vị lưu thông cứ bán được hàng là phải nộp thuế bất kể có lãi gộp hay không. Mặc dù vào đầu quý IV Nhà nước giảm suất thuế giá trị gia tăng cho Tổng công ty xuống còn 5% song lượng thuế giá trị gia tăng phải nộp trong năm vẫn cao hơn rất nhiều so với thuế doanh thu, do vậy các khoản giảm trừ tăng.

*Do giá vốn hàng bán thay đổi: Giá vốn hàng bán có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Năm 2000, giá vốn hàng bán thay đổi một lượng là:

- ( 3.661.582 - 3.442.285) = -219.297 triệu đồng

Nhìn chung giá vốn hàng bán khối lưu thông của Tổng công ty còn cao, điều này dẫn đến chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán ít, lãi gộp mỏng, ảnh hưởng không tốt đến tình hình lợi nhuận của Tổng công ty.

Năm 2000, doanh thu tăng, giá vốn hàng bán cũng tăng song tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu năm 1999 là 96% năm 2000 đã giảm xuống còn 94%. Điều đó là do tỷ giá đồng USD năm 1999 biến động mạnh song sang năm 2000 đã dần ổn định.

*Do chi phí bán hàng, quản lý thay đổi: đây là nhân tố có quan hệ ngược chiều. Năm 2000, chi phí bán hàng, quản lý thay đổi:

- ( 113.992 - 124.746 ) = 10.754

Do chi phí bán hàng, quản lý giảm nên lợi nhuận tăng lên 10.754 triệu đồng

Chi phí bán hàng, quản lý năm 2000 không chỉ giảm về số tuyệt đối mà còn giảm cả tỷ trọng. Tỷ trọng chi phí bán hàng, quản lý trên doanh thu năm 1999 là 4% sang năm 2000 còn 3%.

Chi phí bán hàng, quản lý giảm do các đơn vị đã cố gắng chuyển một bộ phận lao động dư thừa sang khối sản xuất nên giảm được chi phí tiền lương. Tuy vậy vẫn tồn tại một thực trạng là các đơn vị lưu thông vẫn tổ chức bán buôn là chủ yếu mà chưa chú trọng đến bán lẻ nên số lao động dư dôi vẫn còn nhiều.

Chi phí bán hàng, quản lý giảm còn do năm 1998 chi phí trả lãi vay được đưa vào chi phí bán hàng, quản lý, song sang năm 1999, chi phí này, theo thông tư số 63/1999-TT-BTC, được đưa vào chi phí hoạt động tài chính. Do vậy, năm 1999, chi phí bán hàng, quản lý giảm được một lượng đáng kể cho phí lãi vay.

Từ phân tích trên, ta có thể tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động lưu thông.

Bảng 13: Các nhân tố ảnh hưởng

Đơn vị: Triệu đồng

Các nhân tố làm tăng lợi nhuận

- Do tổng doanh thu tăng

- Do chi phí bán hàng, quản lý giảm

307.136 10.754 Cộng: 317.890

Các nhân tố làm giảm lợi nhuận

- Do các khoản giảm trừ tăng - Do giá vốn hàng bán tăng

-95.692 -219.297 Cộng: -314.989

Tổng biến động lợi nhuận 2.901

Như vậy, lợi nhuận từ hoạt động lưu thông của Tổng công ty tăng là do doanh thu tăng và chi phí bán hàng, quản lý giảm.

Một phần của tài liệu thực trạng về hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Tổng công ty thép Việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w