Tác động của khủng hoảng kinh tế tới chuỗi giá trị nông sản Việt Nam

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VỊ THẾ CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU (Trang 28 - 33)

Việt Nam ngày càng hội nhập vào kinh tế thế giới và tham gia sâu hơn vào quá trình tạo ra giá trị do đó có những mối liên kết chặt chẽ hơn trong GVCs các ngành. Trong tương tác với môi trường quốc tế khi khủng hoảng toàn cầu xảy ra, Việt Nam dễ bị tổn thương và chịu nhiều rủi ro vì những biến động đó lan truyền trực tiếp và rất mạnh mẽ. Cũng như các mặt hàng khác nông sản không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Với một thế yếu trong GVC, nông sản Việt Nam lúc này càng bộc lộ những mặt kém rõ rệt của mình tại tất cả các khâu trong chuỗi.

Ta sẽ xem xét những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tới chuỗi giá trị nông sản Việt Nam trước tiên tại khâu xuất khẩu – hoạt động gần thị trường quốc tế nhất, chịu tác động trực tiếp và nhanh nhất khi có bất kỳ diễn biến bất thường nào xảy ra.

+ Xuất khẩu

Những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính bắt đầu tác động đến thị trường nông sản thế giới từ tháng 9/2008. Bên cạnh đó, hết các nước đều được mùa khiến giá nông sản giảm nhanh và ở mức rất thấp. Giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã giảm mạnh. Đến tháng 12-2008, giá gạo đã giảm khoảng 58%, giá cà phê giảm khoảng 37%, giá hạt tiêu giảm khoảng 20%, giá cao su giảm 60% so với mức giá đỉnh vào tháng 5-6/2008.

Điều này đã tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam từ giữa tháng 9/2008. Hầu hết các mặt hàng đều có số lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm so với các tháng trước đó. Tính đến tháng 12/2008 giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã giảm mạnh. So với thời điểm giá cao nhất trong năm giá gạo đã giảm 20%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản tháng 9 năm 2008 đạt trên 1,5 tỷ USD, giảm 7,3% so với tháng 8; tháng 10 đạt 1,3 tỷ USD, giảm 7,4% so với tháng 9; tháng 11 đạt 1,17 tỷ USD, giảm 10% so với tháng 10 và tháng 12 đạt 1,15 tỷ USD, giảm 2% so với tháng 11. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu của tháng 12/2008 đã giảm 34% so với tháng 7 - tháng đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 1,75 tỷ USD.

Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng giảm xuất khẩu là:

- Cầu tại các thị trường lớn suy giảm: Mỹ, EU, Nhật Bản là những nước có nền

kinh tế phát triển, có sức tiêu thụ lớn nhất hàng nông sản của Việt Nam nhưng kinh tế lại lâm vào khủng hoảng và suy thoái nên nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu hàng hoá bị sụt giảm.

Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất về hạt điều; thứ hai về cà phê, đứng thứ năm về chè của Việt Nam. EU luôn đứng đầu về nhập khẩu cà phê, hạt tiêu; đứng thứ hai về nhập cao su; đứng thứ tư về nhập khẩu chè của Việt Nam. Trung Quốc đứng đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam (chiếm 65,4% lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong 11 tháng năm 2008) chủ yếu để sản xuất lốp xe bán vào Mỹ và EU.

Khi khủng hoảng xảy ra, nhu cầu giảm sút thì số lượng đơn hàng nhập giảm nhiều, khách hàng nhập khẩu chỉ mua nhỏ giọt, tiêu thụ đến đâu nhập khẩu đến đó, không tích trữ trong kho. Ngành công nghiệp ô tô Mỹ và Nhật Bản bị khủng hoảng mạnh, tiêu thụ giảm nhất trong vòng 30 năm qua; nhu cầu nhập khẩu cao su và săm lốp ô tô giảm theo. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài có lượng tồn kho lớn, không bán được nên đã không thực hiện được hợp đồng đã ký hoặc không ký thêm hợp đồng mới.

- Khả năng thanh toán bị hạn chế: hệ thống ngân hàng ở các nước Mỹ, EU, Nhật

Bản hay Hàn Quốc đều gặp khó khăn trong khả năng thanh khoản nên việc cho vay và bảo lãnh tín dụng cho các nhà nhập khẩu bị thu hẹp. Thậm chí, nhiều ngân hàng chưa đến mức khó khăn, nhưng do niềm tin bị suy giảm hoặc vì mục tiêu thu hồi bớt các khoản vay nên cũng đã hạn chế cho vay hoặc bảo lãnh nhập khẩu.

- Sự suy giảm của các quỹ đầu cơ: thị trường giao dịch nông sản quốc tế đã có sự

thay đổi về cơ cấu trong thời gian gần đây khi các quỹ đầu tư tham gia ngày càng sâu với quy mô lớn vào thị trường. Luồng tài chính từ các quỹ cũng tăng dần và đến mức có thể chi phối cung - cầu trong từng thời điểm nhất định. Đầu tư của các quỹ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm cây công nghiệp như: cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều. Khủng hoảng tài chính xảy ra làm các quỹ đầu cơ rút tiền khỏi các hoạt động đầu tư nông sản, dẫn đến giảm cầu trên các thị trường kỳ hạn, làm giá giảm đột ngột.

- Tác động của tỷ giá: Việt Nam xuất khẩu thu về USD nên giảm giá nông sản

tính theo USD đã ảnh hưởng xấu đến thu nhập. Mặt khác, các nước xuất khẩu nông sản lớn trên thị trường thế giới có các mặt hàng nông sản mũi nhọn như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Thái Lan, Malaysia, ấn Độ, Brazil, Colombia... đều đã giảm mạnh giá đồng tiền nội tệ so với đồng USD từ mức 13 - 33%, trong khi con số này của Việt Nam chỉ ở mức 6% vào năm 2008.

- Sản xuất:

Khủng hoảng kinh tế làm cho cầu giảm, thị trường tiêu thụ bị co hẹp, nông sản ứ đọng, giá hầu hết các mặt hàng này giảm đã không kích thích nông dân sản xuất. Hơn thế, do hàng hoá không tiêu thụ được, doanh nghiệp và nông dân thiếu vốn cho sản xuất vụ tới.

Đầu năm 2008, giá nông sản trên thị trường thế giới tăng mạnh, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước song cùng với việc tăng giá nông sản xuất khẩu thì giá các loại vật tư nông nghiệp cũng tăng lên do hiện tượng tương quan giá cánh kéo, làm cho chi phí sản xuất tăng lên. Mặt khác, do độ trễ giữa giá nông sản thế giới và Việt Nam đã dẫn đến hiện tượng khi giá nông sản thế giới tăng mà giá thu mua tại Việt Nam không tăng tương ứng còn lúc giá giảm thì người nông dân lại bị người thu mua ép giá. Vì vậy việc sản xuất của họ gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn và lợi nhuận thu về thấp.

Tuy vậy, khi giá thế giới giảm đột ngột vào tháng 9-2008 đã ngay lập tức tác động tới hoạt động sản xuất ở Việt Nam thông qua tăng giá nhiên liệu, đặc biệt là dầu mỏ đã trực tiếp làm tăng chi phí sản xuất nông và gián tiếp làm tăng giá thành phân bón trong nước và phân bón nhập khẩu. Nhiều loại phân bón cuối năm 2008 đã tăng 160% so với những tháng đầu năm và so với năm 2007.

HÌNH 14: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN VÀ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP 2001-2008 2001-2008

(triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Hải qua, 2008

+ Hoạt động thu mua: các doanh nghiệp thu mua cũng chịu tác động không nhỏ,

do đầu ra chủ yếu là xuất khẩu, khi cầu giảm thì hàng hóa không bán được dẫn tới tồn kho lớn trong khi các ngân hàng yêu cầu trả nợ cũ với lãi suất cao mới cho vay mới.

- Đầu tư:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng suy giảm do các nhà đầu tư thiếu hụt nguồn tài chính để thực hiện dự án. Tuy vốn đã cam kết lớn, nhưng lượng vốn thực hiện giảm do ngân hàng thắt chặt cho vay và khó huy động được từ các nguồn vốn khác. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2009 có 15 dự án FDI cho ngành nông nghiệp được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 78,9 triệu USD, trong khi năm 2008 có 17 dự án được cấp phép tương ứng với 203,2 triệu USD. Tức là lượng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trong năm 2009 đã giảm 124,3 triệu USD, ứng với 61,2% .

Không những đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mà đầu tư trong nước cũng sụt giảm do các nhà đầu tư có xu hướng bảo toàn vốn, không mở rộng rộng sản xuất hoặc chờ đợi tình hình.

Như vậy, tuy không ở trong tâm của suy thoái kinh tế thế giới 2007-2009 song

Việt Nam cũng phải chịu những tác động tiêu cực không nhỏ. Ngành nông sản tuy đã góp phần ổn định nền kinh tế khi các ngành khác gặp khó khăn vào đầu năm 2008 nhưng khi khủng hoảng lan truyền tới thị trường nông sản thế giới thì những yếu kém trong các quy trình của chuỗi giá trị tại Việt Nam bộc lộ một cách rõ ràng cho thấy. Đó là:

- Sức cạnh tranh thấp về chất lượng sản phẩm, thương hiệu cũng như hoạt động phân phối chưa được quan tâm phát triển;

- Mối liên hệ và hợp tác còn lỏng lẻo của các tác nhân dọc theo chuỗi;

- Người sản xuất thường không chú ý tới thị trường và chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường; chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà phân phối bán lẻ;

- Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung do đó khó kiểm soát quy trình và chất lượng cũng như đảm bảo tính đồng bộ trong các hoạt động sản xuất cũng như thu gom và xuất khẩu sản phẩm;

- Những tác động và cản trở tới môi trường chưa được xem xét tới;

- Bất cập trong công tác quản lý tài nguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp; tích tụ ruộng đất diễn ra chậm, thể chế chưa rõ ràng;

- Kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng sản xuất nông sản công nghệ cao;

- Rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ do việc sản xuất nông sản chịu sự chi phối của thời tiết, tình trạng sâu bệnh,…

- Đầu tư cho khoa học trong nông nghiệp hạn chế, cơ cấu hỗ trợ đào tạo nghiên cứu và phát triển lạc hậu;

- Đặc biệt, phần lớn nông sản Việt Nam không được tiêu thụ dưới nhãn mác của Việt Nam mà là đầu vào để chế biến các sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế và do vậy người tiêu dùng sẽ chỉ biết đến các thương hiệu nổi tiếng của TNCs tại các nước phát triển.

Theo thống kê của Hội Nông dân Việt Nam năm 2009, trong số 173 doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp mới có 36 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu trong nước và 5 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu tại nước ngoài.

Với 90% nông sản xuất khẩu của Việt Nam phải mang thương hiệu nước ngoài nên hình ảnh thương hiệu Việt Nam thường mờ nhạt đối với khách hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, việc xây dựng chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam rất kém, chỉ có 32% doanh nghiệp trong tổng số các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có chiến lược cụ thể, 45% không có chiến lược cụ thể, 49% không quan tâm với lý do hàng vẫn bán và doanh số vẫn tăng. Một điểm yếu nữa của doanh nghiệp Việt Nam là tính đoàn kết trong chia sẻ lợi nhuận yếu, vì thế không liên kết được với nhau trong xây dựng chiến lược tạo thương hiệu lâu dài.

Nắm bắt được những yếu điểm đó của chuỗi giá trị nông sản Việt Nam sẽ giúp cho các chủ thể kinh tế, tại các vị trí, cấp bậc khác nhau tìm được hướng giải quyết cho riêng mình nhằm đưa nông sản Việt Nam xâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng nông sản – hàng hóa vốn là thế mạnh của Việt Nam.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VỊ THẾ CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w