Kiểm tra đánh giá theo chuẩn Kiến thức Kỹ năng

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn biên soạn đề kiểm tra môn TIẾNG ANH THCS (Trang 59)

I – KĨ THUẬT BÊN SOẠN ĐỀ KỂM TRA

6. Kiểm tra đánh giá theo chuẩn Kiến thức Kỹ năng

6.1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn học

(Thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân)

Với những thế mạnh của bộ SGK Tiếng Anh từ THCS đến THPT và những đặc thù của bộ môn, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS đã có những ưu điểm sau:

- Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá - Đảm bảo tính thường xuyên

Tuy nhiên việc đánh giá kết quả học tập còn nhiều bất cập như:

- Chủ trương thi trắc nghiệm 100% ở kì thi tốt nghiệp THPT và thi vào cao đẳng và đại học đã làm ảnh hưởng đến quá trình dạy học tiếng Anh ở THPT là dạy theo định hướng thi, thực hành giao tiếp chưa được chú trọng và đầu tư để đạt hiệu quả. Do đó dẫn đến hệ lụy là việc KTĐG không bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng mà chương trình đã đề ra, không làm được chức năng của KTĐG.

- Cũng do ảnh hưởng của thi trắc nghiệm nên các kĩ năng nói và nghe ở nhiều trường không được đầu tư về cơ sở vật chất như băng máy,... để dạy và học được hiệu quả.

- Chưa đảm bảo tính toàn diện, hệ thống và phát triển.

6.2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học

- Bám sát các yêu cầu về KT- KN của chuẩn KT-KN môn học,

- Đánh giá việc áp dụng các kiến thức ngôn ngữ vào các kĩ năng giao tiếp hơn là kiểm tra các kiến thức ngôn ngữ.

- Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng nội dung môn học ở từng cấp, lớp.

- Đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, tăng cường các hình thức đánh giá theo kết quảđầu ra.

6.3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học

- Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng nội dung môn học ở từng cấp, lớp.

- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường; tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ; phối hợp giữa đánh giá của GV, đánh giá của HS với HS và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. Đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ: chính

xác, khách quan, công bằng; không hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề.

- Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót. Cần có nhiều hình thức và độ phân hoá trong đánh giá phải cao; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng mới.

- Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học sinh mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học. Chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của học sinh: nghĩ và làm; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Chú trọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá quá trình dạy học.

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh, thành tích học tập của học sinh không chỉđánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. Tạo điều kiện cho học sinh cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.

- Nâng cao chất lượng đề kiểm tra, thi đảm bảo vừa đánh giá được đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng, vừa có khả năng phân hóa cao. Đổi mới ra đề kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ theo hướng kiểm tra kiến thức, kỹ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, phù hợp với nội dung chương trình, thời gian quy định.

- Kết hợp hợp lý giữa các hình thức kiểm tra, vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.

6.4. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN (xác định mục đích kiểm tra đánh giá; biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra; tổ chức kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá).

6.4.1 Để bảo đảm thực hiện chức năng của KTĐG, cần thực hiện các yêu cầu sau trước khi biên soạn đề kiểm tra:

Xác định rõ mục đích KTĐG:

- Kiểm tra phân loại đểđánh giá trình độ xuất phát của người học. - Kiểm tra thường xuyên

Xây dựng tiêu chí đánh giá:

- Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức, kỹ năng - Đảm bảo độ tin cậy

- Đảm bảo tính khả thi - Đảm bảo yêu cầu phân hoá

Xác định rõ nội dung cụ thể của các kiến thức kĩ năng cần KTĐG,

- Xây dựng ma trận nội dung KT cần kiểm tra: đơn vị bài, cụm đơn vị bài, cuối học kì,...

6.4.2. Lưu ý khi biên soạn đề kiểm tra: - Hình thức bài kiểm tra

- Cấu trúc bài kiểm tra

- Xác định mức độ cần đạt được về kiến thức, có thể xác định theo 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá (Bloom). Tuy nhiên, đối với học sinh phổ thông, thường chỉ sử dụng với 3 mức độ nhận thức đầu là nhận biết, thông hiểu và vận dụng (hoặc có thể sử dụng phân loại Nikko gồm 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức thấp, vận dụng ở mức cao).

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn biên soạn đề kiểm tra môn TIẾNG ANH THCS (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)