Vai trò của kinh tế thương nghiệp với vương quốc Phù Nam.

Một phần của tài liệu Thương nghiệp phù nam (Trang 25 - 27)

Mối quan hệ giữa kinh tế thương mại và đế quốc Phù Nam là mối quan hệ khăng khít và không thể tách rời nhau. Nói đến đế quốc Phù Nam là ta nghĩ ngay đến nền kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất của đế quốc đó chính là nền kinh tế thương mại cực thịnh của thế kỷ thứ III đến thế kỷ VI. Có thể nói, với vị trí địa lý thuận lợi trong bối cảnh giao thương với khu vực cùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế kết hợp với một bộ phận dân cư thành thạo sông nước, giỏi về buôn bán đã đưa Phù Nam phát triển thành một đế quốc cường thịnh ở Đông Nam Á từ thế kỷ III đến giữa thế kỷ VI. Kinh tế thương mại đóng vai trò quyết định và vô cùng quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế của Phù Nam. Nó đã đưa Phù Nam lên địa vị là một Đế quốc nhưng cũng là nguyên nhân chính dẫn tới sự suy vong của vương quốc này.

Với nền kinh tế thương mại thì các thương nhân nước ngoài đã biết đến Phù Nam và cũng chính từ đó mà Phù Nam đã mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thương mại phát triển là điều kiện để thúc đấy các ngành kinh tế khác trong nước phát triển mạnh mẽ hơn. Các thương nhân đến Phù Nam mang theo hàng hóa tơ lụa và mua bán, trao đổi với Phù Nam nước ngọt, lương thực và đặc biệt là sản phẩm của ngành thủ công nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi cho nghề nông nghiệp trồng lúa nước được mở rộng và không chỉ phục vụ nhu cầu lương thực trong nước mà còn là một mặt hàng thiết yếu để trao đổi mua bán giữa Phù Nam và các nước khác khi đến đây.Đồng thời nó cũng khiến nghành thủ công nghiệp phát triển hơn không chỉ là số lượng sản vật mà kỹ thuật trong các nghề làm gốm, nghề luyện kim, làm đồ trang sức... cũng tinh xảo và phong phú hơn rất nhiều. Từ đây không những mặt hàng kinh tế nông nghiệp hay thủ công nghiệp phát

triển mà sự giao lưu văn hóa giữa Phù Nam với các nước khác cũng phổ biến hơn.

Kinh tế thương mại cũng là nhân tố quan trọng giúp Phù Nam đi chinh phục các tiểu quốc khác trở thành thuộc quốc của mình và cũng nhờ thương mại mà lãnh thổ Phù Nam đã mở rộng ra rất nhiều. Các thương nhân của Phù Nam khi đến buôn bán với các nước láng giềng xung quanh chủ yếu bằng đưởng thủy, trên những chiếc thuyền của mình thì bên cạnh những mặt hàng buôn bán, trao đổi thì kèm theo đó là những đội quân xâm lược. Việc trao đổi buôn bán giữa Phù Nam và các tiểu quốc xung quanh khiến Phù Nam hiểu rõ hơn về phong tục tập quán cũng như phong thổ của từng nước nhỏ đó. Chính vì vậy mà khi Phù Nam đem quân đến xâm lược các nước này đã dễ dàng hơn rất nhiều. Trong thời kỳ phát triển thịnh đạt nhất của mình đế quốc Phù Nam đã có hơn 10 thuộc quốc, thuần phục và cống nạp. Lãnh thổ của nó mở rộng trải dài từ phía nam Ấn Độ, Miến Điện, Xiêm, Campuchia, và toàn bộ Nam Bộ của Việt Nam.

Kinh tế thương mại đã tạo nên tiềm lực kinh tế để Phù Nam trở thành đế quốc nhưng đồng thời sự suy vong của kinh tế thương mại cũng là nguyên nhân khiến đế quốc Phù Nam suy vong. Vì Phù Nam giàu mạnh được là nhờ vào việc giao thương trên biển, khi hải trình trên biển đổi hướng Phù Nam không còn vị trí thuận lợi như trước đây khiến kinh tế thương mại suy giảm dần từ đó vương quốc Phù Nam cũng mất đi tiềm lực kinh tế quan trọng nhất nên Phù Nam đã suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Công Bá: Lịch sử Việt Nam. NXB Thuận Hóa.

2.Nguyễn Cảnh Minh: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X, NXB Đại học sư phạm Hà Nội 2006.

3. Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X, NXB Khoa học xã hội, Hà nội, 1991.

4. Hội khoa học lịch sử Việt Nam: Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, NXB thế giới,2008.

5. Lương Ninh: Nước Phù Nam, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2006.

6. Lê Hương: Sử liệu Phù Nam, XNB Sài Gòn, 1974.

7. Lương Ninh : Vương quốc Phù Nam, Đại học quốc gia, 2009.

8. Lương Ninh: Vương quốc Phù Nam những hiểu biết mới – nhận thức mới, tạp chí nghiên cứu lịch sử số 8, 2004.

9. Phan Khoang; Việt sử xứ đàng trong, NXB văn học, Hà Nội,2001.

10. Phạm Đức Thành: Lịch sử Campuchia, NXB văn hóa thông tin Hà Nội,1995.

11.Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải: Văn hóa Óc eo những khám phá mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1995.

12. Sơn Nam: Lịch sử khẩn hoang Miền Nam, NXB trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2009.

13. Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long, Sở văn hóa thông tin tỉnh An Giang,1984.

14. Nguyễn Văn Long: Di tích văn hóa Óc Eo miền Đông Nam Bộ.

15: Qua di tích văn hóa Óc eo và thư tịch cổ thử nhận diện nước Phù Nam. Tạp chí nghiên cứu lịch sử- số 11,2007.

Một phần của tài liệu Thương nghiệp phù nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w