Nghiên cứu, khảo sát và nắm bắt nhu cầu thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh, từ đó lựa chọn

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 31 - 33)

trường để xây dựng chiến lược kinh doanh, từ đó lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu.

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi giữa người mua và người bán. Sản xuât hàng hóa phát triển đến 1 mức độ nào đó sẽ hình thành cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là một mô hình kinh tế xã hội lấy giá trị, giá cả và lợi nhuaanh làm nền tảng cho việc điều chỉnh những ứng xử của các tổ chức và các mối quan hệ kinh tế giữa con người với con người.

Hoạt động của nó tuân theo quy luật cạnh tranh dưới sự quản lý của Nhà Nước bằng pháp luật và đòn bẩy kinh tế.

Thị trường là 1 phạm trù riêng của sản xuất hàng hóa. Mục đích cơ bản cyar nó được thể hiện thông qua hai nhân tô có mối quan hệ mật thiết với nhau:

- Nghiên cưu về hàng hóa dịch vụ.

Từ thị trường ta xác định được mối tương quan giữa cung và cầu. Nếu cung hơn hơn cầu thì khả năng cung cấp hàng hóa dịch vụ của thị trường cao hơn nhu cầu về hàng hóa dịch vụ đó và ngược lại. Thị trường còn là nơi kiểm nghiệm giá trị của hàng hóa dịch vụ và biết được hàng hóa dịch vụ đó có đáp ứng nhu cầu thị trường, có được thị trường đó chấp nhạn hay không.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, cạnh tranh là điều kienj tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế.Trên thị trường, các doanh nghiệp đều hoạt động cạnh tranh với nhau. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đầy đủ các thông tin về thị trường để đưa ra các biện pháp tác động thích hợp đến quá trình kinh doanh của mình nhằm giành ưu thế trong cạnh tranh.

Để nắm bắt thông tin về thị trường thì phải:

- Tổ chứ hợp lý việc thu thập các nguồn thông tin từ các loại thị trường.

- Phân tích và xử lý chính xác, kịp thời các thông tin đã thu thập được.

Từ hai bước trên xác định nhu cầu thị trường mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, việc nghiên cứu khảo sát và nắm bắt nhu cầu thị trường phải trả lời được các câu hỏi sau:

- Những loại thị trường nào có triển vọng nhất đối với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

- Giá cả, chi phí khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với nhu cầu về hàng hóa dịch vụ của từng loại thị trường đó.

- Yêu cầu của thị trường với sản phẩm hàng hóa đó của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ xác định cho mình một phương án tối ưu nhât. Xây dựng phương án kinh doanh giúp doanh nghiệp luôn chủ động trong kinh doanh, xử lý kịp thời

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 31 - 33)