81,49 4.Vốn cố định bình

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Cầu 75 (Trang 27 - 35)

2001 Cuối năm 2003 Cuối năm so đầu năm

18.53381,49 4.Vốn cố định bình

4.Vốn cố định bình quân Tr.đồng 21.886,5 22.848,5 +962 104,40 5.Hiệu suất sử dụng VCĐ 4,574 3,570 -1,004 78,05 6.Sức sinh lời VCĐ 0,093 0,075 - 0.018 80,65 Biểu 3.10: Tình hình sử dụng vốn cố định Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = ————————

Vốn cố định bình quân Hay : DT thuần = Hiệu suất sử dụng VCĐ x VCĐ bình quân

Đặt doanh thu thuần là f(x,y), hiệu suất sử dụng vốn cố định là x và vốn cố định bình quân là y,Ta có:

f(x,y) = x.y

Như vậy doanh thu thuần biến động do ảnh hưởng của hai nhân tố là hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn cố định bình quân.

Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn: Äf(x,y) = Äf(x) +Äf(y)

Äf(x) = f(x1,y0) – f(xo,yo)= 3,75x21.886,5 – 4,574x21.886,5=-21.974,046 Äf(y) = f(x1,y1) – f(x1,y0) = 3,57x22848,5 – 3,57x21,886,5 = 3.434,34

Vậy doanh thu giảm do hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm làm giảm 21.974,046 triệu đồng doanh thu và tài sản cố định tăng làm cho doanh thu tăng 3.434,34 triệu đồng dẫn đến làm cho doanh thu giảm 18.534 triệu đồng. Nguyên nhân là năm 2002, vào quý II công ty đầu tư thêm một số máy móc thiết bị, giá trị là 7,38 tỷ đồng, các máy móc bắt đầu đưa vào sử dụng, một số còn đang thử nghiệm do vậy năm 2002 công ty chưa sử dụng hết công suất máy móc nên các chỉ số trên thấp hơn 2001.

Suất hao phí của TSCĐ.

Đây chính là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng theo nguyên giá TSCĐ, chỉ tiêu suất hao phí của TSCĐ cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì công ty cần bỏ vào sản xuất bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định.

Suất hao phí của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân Tổng doanh thu (hoặc DT thuần) +Năm 2001 là: 0,303 (đồng nguyên giá/ đồng doanh thu)

+Năm 2002 là: 0.273 (đồng nguyên giá/ đồng doanh thu)

Với thực tế này suất hao phí của TSCĐ năm 2002 đã giảm so với năm 2001 là 0,030 (đồng nguyên giá/ đồng doanh thu), tương ứng với tỉ lệ giảm là 9,90%. Điều đó có nghĩa là với chỉ tiêu này công ty đã sử dụng TSCĐ trong năm 2002 có hiệu quả hơn so với năm 2001.

II.3.2./ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Vốn lưu động là bộ phận thứ hai có vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh. Nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản lưu động(TSLĐ) được sử dụng vào quá trình sản xuất.

TSLĐ khác với TSCĐ ở tính chất tái sản xuất và mức độ chuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm. TSLĐ không tham gia nhiều lần như tài sản cố định, mà chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất, và do đó toàn bộ giá trị của nó chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm. Tính chất này làm cho việc tính giá thành được thuận tiện, đưa toàn bộ giá trị nguyên vật liệu đã sử dụng vào chi phí sản xuất kinh doanh mà không cần phải trích khấu từng phần. Do đặc điểm của ngành xây dựng, tài sản lưu động sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh chiếm tới 70% giá thành công trình. Hơn nữa, tài sản lưu động phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, ở nhiều bộ phận quản lý khắc nhau, nên việc bảo đảm đầy đủ và cân đối các bộ phận vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu thường xuyên liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vậy sử dụng hiệu quả có ý nghĩa quan trọng, tránh gây chiếm dụng vốn lẫn nhau dây dưa trong thanh toán, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Số vòng quay vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu hay nói cách khác mỗi đồng vốn lưu động của công ty luân chuyển được bao nhiêu vòng trong kỳ.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2002 Năm 2003 Chênh lệch Lượng % 1.Doanh thu bán hàng Tr.đồng 100.107 81.574 - 18.533 81,48

thuần 2.Vốn lưu động bình quân Tr.đồng 72.237,5 80.019, 5 + 7.782 110,77 3.Lợi nhuận ròng Tr.đồng 2.031 1.717 - 314 84,54 4.Hệ số luân chuyển(số vòng) 1,385 1,019 - 0,366 73,57

5.Sức sinh lời vốn lưu động 0,028 0,021 - 0,007 0,75 6.Hệ số đảm nhiệmvốn lưu

động 0,722 0,981 + 0,259 135,87

7.Thời gian một kỳ

luânchuyển (ngày/vòng) 260 350 +90 134,62

Biểu 3.11: Tình hình sử dụng vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động năm 2003 là 1,019, giảm so với năm 2002 là 0,366 vòng làm cho số ngày của một vòng luân chuyển tăng 90 ngày (350 ngày – 260 ngày). Nếu tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở năm 2003 không đổi so với năm 2002 thì để đạt lượng doanh thu thuần năm 2003 cần lượng vốn lưu động là: 81.574/1,385 = 58.898,2 triệu đồng. Do tốc độ luân chuyển vốn chậm đã làm công ty lãng phí một lượng vốn lưu động là 80.019,5 – 58.898,2 = 21.121,3 triệu đồng.

Sức sinh lời của vốn lưu động :

Còn gọi là tỷ xuất lợi nhuận của vốn lưu động, chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.

Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận bình quân =  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VLĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động theo lợi ích cuối cùng do đó nhiều khi tăng giảm không cùng chiều, cùng tốc độ như số vòng quay vốn lưu động. Sức sinh lời vốn lưu động năm 2002 là 0,028đồng LN/đồng VLĐ, năm 2003 là 0,21đồng LN/đồngVLĐ, giảm so năm 2002 là 0,007 tức 25%. Nếu mức sinh lời vốn lưu động năm 2003 không đổi so năm 2002 thì công ty có thể thu mức lợi nhuận là: 0,028x80.019,5 = 2.240.5triệu đồng. Thực tế doanh nghiệp thu mức lợi nhuận thấp hơn, do đó doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả hơn, công ty đã mất một phần lợi nhuận là: 1.717

– 2.240,5 = 5223,5 triệu đồng. Ngược lại, nếu mức sinh lời không đổi là 0,028 để đạt được mức lợi nhuận năm 2002 doanh nghiệp cần lượng vốn lưu động là: 1717/0,028 = 61.321,43 triệu đồng. Như vậy công ty đã lãng phí là: 80.019,5 – 61.321,43 = 18.698,07 triệu đồng

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: năm 2003 là 0,981 tăng so với năm 2002 là 0,259 nghĩa là một đồng doanh thu đã lãng phí 0,259 đồng vốn lưu động so với năm 2002. Hệ số thanh toán: Đơn vị: 1.000.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Lượng % 1.Tài sản lưu động 77.089 82.950 +5.861 170,60 2.Tổng nợ ngắn hạn 72.937 84.159 +11.227 115,39

3.Các khoản phải thu 42.604 53.387 +10.783 125,31

4.Vốn bằng tiền 6.284 940 - 5.344 14,96

5.Hàng tồn kho 25.751 29.302 +3.551 113,39

Hệ số thanh toán nhanh 0,704 0,637 - 0,067

Hệ số vốn hoạt động 1,075 0,986 - 0,071

Hệ số tiền mặt 0,670 0,645 - 0,025

Biểu 3.12: Tình hình thanh toá

TSLĐ - Hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh = ———————— Nợ ngắn hạn

Tài sản lưu động

Hệ số vốn lưu động = ————————— Nợ ngắn hạn

Tiền mặt + chuyển khoản

Tỷ số tiền mặt = ————————————— Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh giảm 0,067 (0637 – 0,704) làm cho khả năng thanh toán thấp, doanh nghiệp cần hạn chế hàng tồn kho.

Hệ số vốn hoạt động: năm 2001 cho thấy hợp lý về hệ số này 1,057>1 nhưng năm 2002 là 0,986 đã giảm 0,071, vậy doanh nghiệp đã sử dụng vốn sai mục đích, vay ngắn hạn đầu tư cho dài hạn, số vốn sử dụng sai mục đích là 84.159tr.đồng – 82.950tr.đồng = 1.209tr.đồng, tỷ số tiền mặt năm 2002 là 0,0645 giảm 0,025 so với năm 2001, doanh nghiệp cần tăng lượng tiền mặt để tỷ số này

được cải thiện.

III./ Đánh giá những kết quả đã đạt được : III.1./ Những kết quả đạt được:

III.1.1./ Tài sản cố định:

Về cơ bản tài sản cố định đã đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Năm 2002 đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất làm cho giá trị tài sản cố định tăng 14,7% (24.420 tr.đồng – 21.277tr.đồng). Công ty cũng đã kịp thời thanh lý các tài sản cố định không sử dụng được nữa và sửa chữa máy móc thiết bị đã hư hỏng, hạn chế máy móc thiết bị không sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Bên cạnh đó công ty cũng tăng cường vận chuyển máy móc thiết bị giữa các công trình một cách nhanh chóng.

III.1.2. Khấu hao tài sản cố định:

Công ty xây dựng Cầu 75 là một công ty nhà nước, do đó công ty đã thực hiện khấu hao tài sản cố định theo quy định của Nhà Nước. Thông qua việc tính khấu hao, công ty có thể thấy tăng giảm vốn cố định, khả năng tài chính đáp ứng được nhu cầu đó. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đều (hàng năm công ty lên kế hoạch khấu hao cho từng loại tài sản cố định kế toán theo định mức đó tính trích kháu hao cho từng loại).

III.1.3./ Đáp ứng nhu cầu về vốn:

Qua phân tích thực trạng về công tác thanh toán, công ty đã đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động, tài sản lưu động là 82.950 tr.đồng>nợ ngắn hạn 84.159tr.đồng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục, đáp ứng nhu cầu về vốn là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo tiến độ và chất lương các công trình, là nhân tố nâng cao khả năng thắng thầu của công ty. Mỗi công trình, hạng mục công trình công ty xác định chính xác nhu cầu về vốn sau đó lập ngay công tác huy động vốn kịp thời. chính điều này giúp cho công ty đứng vững trong môi trường cạnh tranh.

III.1.4./ Kết quả kinh doanh :

Về giá trị sản lượng: Tổng sản lượng 114,5 tỷ đồng tương đương với 100,37% kế hoạch và tăng 17% so với năm 2002 trong đó giá trị do tổng công

ty giao là 37,3 tỷ còn lại công ty ký hợp đồng trực tiếp là 77,2 tỉ đồng. Kế hoạch tổng sản lượng năm 2004 là 130,9 tỉ đồng tăng 14,3 %

Tiến độ và chất lượng công trình: Hầu hết các công trình triển khai đều vượt và đạt tiến độ, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình tài chính của công ty :

+ Vay ngắn hạn 39,9 tỉ đồng

+ Vay trung hạn đầu tư thiết bị 8,5 tỉ đồng + Tiền gửi ngân hàng 940 triệu

Đầu tư thiết bị: Đầu tư 7,4 tỉ đồng thiết bị, với lực lượng thiết bị hiện có và khoản vay trung hạn 8,5 tỉ đồng công ty hoàn toàn yên tâm về khả năng trả nợ

III.2./ Hạn chế và nguyên nhân :

Mặc dù trong quá trình sử dụng Vốn cố định, Công ty có nhiều cố gắng và đã đạt được những thành tựu đáng kể, song quá trình sử dụng Vốn cố định của Công ty cũng còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Để có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng Vốn cố định trong quá trình kinh doanh của Công ty trong thời gian tới, đòi hỏi Công ty phải nghiêm túc xem xét và phân tích kỹ lưỡng những thiếu sót, tìm ra nguyên nhân để từ đó có cách khắc phục phù hợp.

Nhiệm vụ sản xuất năm 2003 tăng 10% so với năm 2002, triển khai thi công xây lắp 29 công trình trên 15 tỉnh, thành phố của mọi miền đất nước làm cho lực lượng lao động và trang thiết bị phân tán xa do đó quản lý và điều hành rất khó khăn và phức tạp

Nhiệm vụ sản xuất phát triển, yêu cầu kỹ thuật phát triển ngày càng cao, chất lượng cũng ngày càng cao dẫn đến lao động chưa đáp ứng được về số và chất lượng

Thiết bị trong những năm qua công ty đã cố gắng để đầu tư nhưng vẫn chưa ứng được yêu cầu, công tác sửa chữa chưa phục vụ được

Công tác giải phóng mặt bằng là khó khăn cực lớn làm giảm tiến độ thi công các công trình

III.2.1./ Trong quá trình sử dụng tài sản cố định :

Trong năm 2002 tỷ trọng tài sản cố định là 22,74% trong tổng tài sản cố định và tăng 14,7% so với năm 2001, tuy có tăng tài sản cố định nhưng

hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, hiệu quả sử dụng vốn là 3,57, thấp hơn so với năm 2001 là 1,004.

Nguyên nhân: là tài sản cố định chưa phát huy hết công suất, còn nhiều máy móc đang sửa chữa hoặc đang hư hỏng chưa sửa chữa.

III.2.2./ Trong quá trình sử dụng vốn lưu động :

Đối với các khoản phải thu: Các khoản phải thu năm 2002 là 53.387tr.đồng tăng 10.783tr.đồng so với năm 2001, tỉ trọng năm 2002 là 48,52% trong tổng tài sản, năm 2001 là 43,05%. Như vậy các khoản phải thu là khá cao trong tổng tài sản lưu động, điều này làn cho lượng tiền mặt giảm, công ty cần có biện pháp thu nợ kịp thời, không làm ứ đọng vốn quá lâu làm giảm khả năng sử dụng vốn.

Nguyên nhân: Các đơn vị được xây dựng là các cơ quan Nhà Nước đồng thời do đặc điểm của ngành xây dựng với giá thành công trình lớn, thời gian thi công kéo dài, ảnh hưởng của nhiều nhân tố tự nhiên, sau khi hoàn thành công trình cần phải có thời gian theo dõi chất lượng công trình do vậy các cơ quan chưa thanh toán ngay hết giá trị của các công trình, do hệ thống ngân hàng còn phức tạp trong việc cho các đơn vị vay vốn để xây dựng công trình, bên cạnh dó là luật pháp chưa thông thoáng trong việc vay vốn của các đơn vị còn nhiều thủ tục. Những nguyên nhẩn trên làm cho khả năng thu nợ của công ty là thấp.

Chi phí kinh doanh dở dang và vốn lưu động khác: Chi phí kinh doanh dở dang năm 2002 chiếm 27,29% trong tổng tài sản của công ty, năm 2001 là 26,02%, với tỷ lệ tăng 13.79% so với năm 2001, như vậy chi phí kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn sau các khoản phải thu. Trong khi đó tài sản khác chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng tài sản, năm 2002 là 0,243%, năm 2001 là 2,48%.

Về công tác thị trường của Công ty: thị trường là vấn đề thiết yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đối với Công ty xây dựng cầu 75 việc tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng như thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh nhằm duy trì và phát triển thị trường còn chưa được xác định đúng tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty chưa xác định được điểm yếu của mình trên thị trường. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng là các chủ đầu tư cũng như về

sự biến động của thị trường còn hạn chế. Thực tế trong năm vừa qua các công trình mà Công ty đã thực hiện tư vấn khảo sát và thiết kế xây dựng chủ yếu ở địa bàn một số tỉnh, thành phố ở miền Bắc nên cần mở rộng thị trường vào phía Nam.

Về đầu tư đổi mới máy móc thiết bị: Thời gian qua công tác này thiếu đồng bộ, mức độ đầu tư cho phần thiết bị kiểm tra và kiểm soát chất lượng công trình và phần thiết bị văn phòng có sự chênh lệch lớn. Một trong các nguyên nhân dẫn đến thực tế này là năng lực tài chính của công ty còn hạn chế chưa đủ vốn để đầu tư. Muốn đầu tư mua sắm tài sản máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh, Công ty phải huy động ngoài. Năm 2002, Công ty đã huy động các nguồn vốn khác 15.158 Trđ và nguồn vốn tín dụng 31.072 Trđ nhưng chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn.

Về công tác khấu hao TSCĐ của Công ty: Hiện nay tỉ lệ khấu hao mà công ty đang thực hiện cho các máy móc thiết bị, đặc biệt là phần thiết bị văn phòng còn thấp, không phù hợp với tốc độ hao mòn nhanh của nó.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Cầu 75 (Trang 27 - 35)