Nhận xét chung về việc phân tích báo cáo tài chính tại Techcombank

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC Ở NHTM CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG (Trang 38 - 41)

23.1. Ưu điểm.

Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong công tác phân tích của nhà quản trị ngân hàng Techcombank là phương pháp so sánh, phương phân tổ, phương pháp tỷ lệ và phương pháp cân đối trong đó phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong tất cả các nội dung phân tích. Phương pháp phân tổ được sử dụng rất linh hoạt giúp các nhà quản trị phân tổ nội dung cần phân tích theo rất nhiều các tiêu thức khác nhau như: tiêu thức thị trường, thời gian, thành phần kinh tế ... đối với việc phân tích vốn huy động hay tiêu thức kì hạn, dồng tiền hạch toán, ngành kinh tế... đối với việc phân tích khoản mục tín dụng. Việc phân tổ này giúp các nhà quản trị tiếp cận nội dung phân tích trên nhiều góc độ khác nhau tạo cho nhà quản trị con mắt nhìn toàn diện. Thông qua phương pháp tỷ lệ nhà quản trị tính toán được giá trị được tỷ trọng của từng khoản mục (trong cơ cấu các khoản mục) từ đó thấy được biến động tỷ trọng của từng khoản mục trong cơ cấu nội dung toàn bộ, tính toán được các hệ số mang các nội dung kinh tế phản ánh thực trạng tài chính cuả ngân hàng. Cuối cùng bằng phương pháp cân đối nhà quản trị thấy được nguyên nhân của sự biến động của cơ cấu nội dung cần phân tích từ đó có các biện pháp để giải quyết. Việc phối hợp các phương pháp trên đã giúp cho công tác phân tích sâu sắc và hiệu quả hơn.

Thứ hai

Công tác phân tích đã được các nhà quản trị làm cho sinh động và trực quan hơn bằng việc sử dụng hệ thống các biểu đồ hình cột và hình tròn bên cạnh viẹc sử dụng các bảng biểu. Điều này làm cho nội dung phân tích không chỉ đầy đủ và trực quan mà còn làm phong phú và linh hoạt thêm cách trình bày kết quả đánh giá khi sử dụng các phương pháp phân tích báo cáo tài chính.

Thứ ba

Việc phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank đã đề cập phân tích tương đối toàn diện, đầy đủ các mặt tài chính của Techcombank từ qui mô, cơ cấu tài sản- nguồn vốn, tình hình huy động vốn, tình hình dự trữ và cho vay, tình hình thu nhập chi phí -lợi nhuận, tình hình lưu chuyển tiền tệ. Việc phân tích không chỉ dừng lại ở qui mô mà đã phần nào đi sâu phân tích về cả mặt chất lượng vì vậy các kết luận

đưa ra có tính khoa học và sát với thực tế. Do đó, việc phân tích này đã đáp ứng được một phần yêu cầu của công tác quản trị ngân hàng đồng thời tạo điều kiện cho Techcombank và NHNN kiểm tra, giám sát các quy định của nhà nước được dễ dàng hơn.

Thứ tư

Hệ thống các chỉ tiêu được sử dụng tương đối đầy đủ và khoa học có ý nghĩa trong việc thể hiện các kết quả tài chính của ngân hàng. Các chỉ tiêu dùng để phân tích và tính toán cũng không đòi hỏi quá phức tạp, nguồn thông tin làm cơ sở để tính toán cũng không đòi hỏi quá chi tiết, cặn kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân tích.

2.3.2. Tồn tại:

Mặc dù công tác phân tích báo cáo tài chính hiện nay ở Techcombank đã có được kết quả đáng hoan nghênh và cần tiếp tục phát huy nhưng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

Thứ nhất: Về phương pháp phân tích.

Techcombank mới chỉ sử dụng 4 phương pháp là phương pháp so sánh, phương pháp phân tổ, phương pháp tỷ lệ và phương pháp cân đối để thấy được sự biến động tình hình tài chính của mình theo thời gian còn các phương pháp ngân hàng chưa sử dụng. Đối với một số nội dung phân tích không thể chỉ sử dụng các phương pháp trên là đủ bởi nếu chỉ sử dụng phương pháp so sánh hoặc tỷ lệ, cân đối sẽ chỉ cho thấy cái nhìn bề ngoài mà không thấy bản chất bên trong, không thấy được nguyên nhân của sự biến động từ đó tạo ra khó khăn trong công tác đưa ra các quyết định kinh doanh. Một ví dụ điển hình là việc phân tích hai chỉ tiêu ROA và ROE. Nhà quản trị Techcombank mới chỉ sử dụng phương pháp tỷ lệ để tính toán sau đó sử dụng phương pháp so sánh để so sánh chỉ tiêu này so với năm trước hoặc so với toàn ngành hoặc so với mục tiêu dự kiến. Điều này không cho nhà quản trị thấy và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố khác cấu thành nên chỉ

tiêu ROA, ROE đến hai chỉ tiêu này. Điều này hoàn toàn có thể làm được thông qua việc sử dụng phương pháp Dupont như đã trình bày ở chương 1.

Vì sự hạn chế này mà công tác phân tích báo cáo tài chính của Techcombank còn chưa hiệu quả, đối với các nội dung quan trọng còn sơ sài, đó là một nguyên nhân có thể dẫn đến việc đưa ra các quyết định không kịp thời và chính xác.

Thứ hai Về hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích

Trong các chỉ tiêu phân tích qui mô và cơ cấu của tài sản nguồn vốn chưa có các chỉ tiêu giúp người phân tích thấy được mối quan hệ giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn hay một bộ phận tài sản với một bộ phận của nguồn vốn và ngược lại. Trong khi đó, việc phân tích này là cần thiết vì quản lí nguồn vốn đồng thời sử dụng tài sản có quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc nhau. Thứ ba

Một số chỉ tiêu Techcombank sử dụng chưa thực sự chuẩn xác, cụ thể như hệ số lãi gộp tín dụng, hệ số vốn tự có /tổng tài sản có...ngay cả hệ số an toàn vốn hiện nay ở nước ta đang sử dụng theo tinh thần của ngân hàng nhà nước cũng vẫn bộc lộ một số nhược điểm, đó là mức độ rủi ro của các tài sản nội bảng và ngoại bảng là không giống nhau vì vậy kết quả phân tích sẽ thiếu chính xác.

Thứ tư

Ngân hàng Techcombank thiếu hẳn một nội dung phân tích lưu chuyển tiền tệ. Như đã nói, việc phân tích này cho ta một cái nhìn thực tế về các luồng luân chuyển tiền vào và ra trong thực tiễn hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Nó cho thấy chất lượng thực tế của các kết quả hoạt động của ngân hàng. Do vậy, việc không phân tích nội dung này là một hạn chế của Techcombank khiến cho công tác phân tích không toàn diện và thiếu tính thực tế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC Ở NHTM CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG (Trang 38 - 41)