Thực tiễn xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dâ nở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa và việc vận dụng để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 68)

kỳ trước đổi mới

Vấn đề xây dựng nhà nước cách mạng được xác định song song với việc đề ra những nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Ngay trong các văn kiện đầu tiên, Đảng ta đã xác định: cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn, giai đoạn đầu là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (nhiệm vụ cơ bản là chống đế quốc, phong kiến, thiết lập nền chuyên chính công nông); giai đoạn tiếp theo là cách mạng xã hội chủ nghĩa với nhiệm vụ chủ yếu là xác lập nền chuyên chính vô sản. Tuy nhiên, do điều kiện

đặc thù của Việt Nam, mà tiến trình xây dựng nhà nước đó đã phải diễn ra qua rất nhiều giai đoạn với nhiều hình thức đặc thù.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, thực hiện mục tiêu giữ vững chính quyền vừa giành được, trước khi có Hiến pháp năm 1946, chúng ta đã tập trung xây dựng hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương cùng với hệ thống các cơ quan chuyên chính khác. Để chính thức hoá và hoàn thiện bộ máy Nhà nước ở trung ương, biện pháp đầu tiên là tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước, thành lập Chính phủ lâm thời. Ngày 6-1-1946, cuộc tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam mới đã được tiến hành. Quốc hội đầu tiên có 403 đại biểu (333 đại biểu đại diện cho các thành phần giai cấp, tầng lớp nhân dân và 70 đại biểu đặc cách không qua bầu cử của 2 lực lượng Việt Nam quốc dân đảng - Việt quốc và Việt Nam cách mạng Đảng- Việt cách). Nhờ tổng tuyển cử, tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần đều có quyền dân chủ, bình đẳng, tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.

Cùng với củng cố bộ máy Nhà nước ở trung ương, các văn bản pháp lý đã nhanh chóng được ban hành để thiết lập hệ thống chính quyền địa phương, vì đây là hệ thống chính quyền cơ sở, trực tiếp lãnh đạo nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. ở các địa phương, tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, có quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất của địa phương. Hội đồng nhân dân cử ra các Uỷ ban hành chính; có quyền bầu và bãi miễn các thành viên của Uỷ ban hành chính. Bên cạnh đó, một hệ thống các cơ quan chuyên chính cũng được thành lập bao gồm quân đội, công an và các toà án cách mạng. Đây là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng chuyên chính với kẻ thù và ổn định nhanh trật tự, an toàn xã hội.

Tháng 11 năm 1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong đó khẳng định: Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam là Nhà nước kiểu mới, mọi quyền bính thuộc về nhân dân. Hiến pháp đã xác định hình thức chính thể của nhà nước ta là “Cộng hoà dân chủ nhân dân”, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Điều 1, Hiến pháp năm 1946 khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giầu nghèo, giai cấp, tôn giáo” [24, tr.8]; “Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra…”, “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia” [24, tr.11]. Về tổ chức nhà nước, Hiến pháp xác định rõ ba hệ cơ quan:

Một là, cơ quan quyền lực (lập pháp) gồm Nghị viện nhân dân và

Hội đồng nhân dân các cấp, trong đó “Nghị viện nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (Điều 22, Hiến pháp 1946). Đây là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thông qua đó nhân dân sử dụng quyền làm chủ của mình.

Hai là, cơ quan hành pháp (hành chính) gồm Chính phủ và uỷ ban hành

chính các cấp. Đứng đầu Chính phủ là Chủ tịch nước do Nghị viện cử ra. Chủ tịch nước là nguyên thủ Quốc gia, thay mặt nhân dân trong quan hệ đối nội và đối ngoại. Dưới đó là Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng (đều là đại biểu của Nghị viện nhân dân). Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, chịu sự giám sát và thường xuyên báo cáo công tác trước Nghị viện.

Ba là, cơ quan tư pháp gồm Toà án tối cao, các Toà án phúc thẩm, các

toà án đệ nhị cấp và sơ cấp (Điều 63, Hiến pháp 1946). Các thẩm phán đều do Chính phủ trực tiếp bổ nhiệm.

Xác định rõ ba hệ cơ quan như vậy, đồng thời có những quy định cụ thể về vị trí và mối quan hệ giữa các cơ quan trong toàn bộ hệ thống các cơ quan Nhà nước. Hiến pháp 1946 là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngay sau cách mạng Tháng tám và suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Theo Hiến pháp năm 1946, Nhà nước Việt Nam là nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Như vậy, trên thực tế, nhà nước Việt Nam lúc này là một nhà nước của khối đại đoàn kết dân tộc, các lực lượng chính trị - xã hội, một nhà nước hướng tới thiết lập một chế độ thật sự dân chủ của người dân. Sự lựa chọn hình thức chính thể cộng hoà là một tất yếu khách quan có tính lịch sử, khi các hình thức quân chủ đã trở nên không còn phù hợp và trào lưu dân chủ đang trở thành trào lưu chủ đạo của thế giới. Mô hình chính thể của nước ta theo Hiến pháp này là mô hình phù hợp với các đặc điểm của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở điều kiện Việt Nam. Điều này cũng góp phần định hướng phát triển trong tương lai, khi các nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ được xem là nhiệm vụ quá độ mà việc thực hiện thành công các nhiệm vụ này là những tiền đề quan trọng cho cách mạng XHCN của nước ta sau đó.

Bản chất giai cấp của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là nhà nước công nông, làm nhiệm vụ của nền chuyên chính dân chủ nhân dân - điều này vừa phù hợp với tư tưởng của Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân, do dân, vì dân theo những chỉ dẫn của các nhà kinh điển về nhà nước vô sản, vừa phù hợp với điều kiện thực tiễn và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta. Các thiết chế nhà nước được thành lập trên cơ sở dân chủ nên có khả năng đoàn kết được toàn thể nhân dân Việt Nam, giành được sự ủng hộ của các lực lượng chính trị trong xã hội nhằm mục đích củng cố chính quyền

cách mạng, thực hiện tốt hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Mặt khác, các thiết chế ấy cũng thể hiện được tính dân chủ rộng rãi, bảo đảm được lợi ích cho đông đảo quần chúng nhân dân lao động, tạo khả năng thực hiện các nhiệm vụ của chuyên chính vô sản ở các giai đoạn tiếp theo.

Mặc dù nhiều quy định quan trọng của Hiến pháp 1946 không được thực hiện đầy đủ trên thực tế do hoàn cảnh lịch sử phải tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng chúng có một ý nghĩa lịch sử to lớn trong tiến trình hình thành và phát triển của nhà nước dân chủ ở Việt Nam. Nó đã đánh dấu một sự cải biến có tính cách mạng trên phương diện tổ chức nhà nước, mở ra một thời kỳ mới của Việt Nam và đóng góp quan trọng vào thành công của cách mạng Việt Nam nói chung, vào sự nghiệp xây dựng nhà nước XHCN Việt Nam nói riêng.

Việc nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ chức nhân dân đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp buộc chúng phải ký hiệp định Giơnevơ, gắn cách mạng Việt Nam với cuộc cách mạng XHCN trên thế giới, với phong trào độc lập dân tộc đã chứng tỏ tư tưởng xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân của Hồ Chí Minh là sáng tạo trong điều kiện Việt Nam. Tính đúng đắn của tư tưởng này còn được thể hiện ở vai trò của nhà nước trong giai đoạn 1954 - 1975.

Sau thắng lợi của kháng chiến chống Pháp, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn trong sự kiểm soát của ngoại xâm và tay sai. Đến 1954, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta mới căn bản hoàn thành ở miền Bắc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định cách mạng nước ta có 2 nhiệm vụ chiến lược: một là, cách mạng XHCN ở miền Bắc, nhưng không chỉ có nhiệm vụ xây dựng mà còn phải làm nhiệm vụ hậu phương lớn phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng miền Nam; hai là, tiếp tục cách

mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhưng cũng góp phần làm nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc. Trong hai nhiệm vụ đó, nhiệm vụ thứ nhất có ý nghĩa quyết định. Mục tiêu chung của cách mạng Việt Nam lúc này, của nhân dân cả nước là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà. Để thực hiện mục tiêu trên, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III chỉ ra: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với việc đánh đổ sự thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Cách mạng XHCN ở miền Bắc có tác dụng quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta. ở miền Nam, sau 1954, hoạt động chủ yếu của nhà nước là lãnh đạo nhân dân miền Nam và cả nước đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai. Để trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam Từ tháng 6-1969, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chuyển giao chức năng của chính quyền cách mạng cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam do Đại hội quốc dân miền Nam Việt Nam bầu ra. Đó là bước phát triển hợp quy luật và phản ánh đúng tiến trình vận động của thực tiễn cách mạng miền Nam.

Như vậy, trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (cả giai đoạn 1945-1954 trên phạm vi cả nước và giai đoạn 1954-1975 ở miền Nam), nhà nước Việt Nam mặc dù có các hình thức tổ chức khác nhau nhưng về bản chất vẫn là nhà nước của dân, do dân, vì dân do giai cấp công nhân lãnh đạo. Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, tư tưởng định hướng XHCN vẫn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của quá trình này. Chính vì thề nhà nước Việt Nam đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản là:

- Huy động sức mạnh to lớn của toàn dân nhằm vào kẻ thù chính của dân tộc để giành và giữ nền độc lập của đất nước.

- Kết hợp chặt chẽ việc xây dựng, củng cố hậu phương với việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên chiến trường nhằm tạo cơ sở ngày càng vững chắc

cho việc đánh bại thực dân, đế quốc xâm lược, giành chiến thắng hoàn toàn, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.

- Tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới (kể cả nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ), đặc biệt là sự giúp đỡ to lớn cả về vật chất và tinh thần của nhân dân các nước XHCN để làm cho thế và lực của ta ngày càng mạnh, thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra.

Vận dụng tư tưởng nhà nước XHCN của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân để xây dựng nhà nước XHCN Việt Nam

Trong thực tế, việc xây dựng nhà nước XHCN Việt Nam được tiến hành từng bước từ những năm 1960, khi xác định một trong những nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc là xây dựng CNXH. Điều kiện để đi vào xây dựng nhà nước XHCN ở nước ta có một số đặc điểm cơ bản sau đây:

- Trong suốt quá trình phấn đấu xây dựng nhà nước XHCN, nền kinh tế Việt Nam về cơ bản và chủ yếu vẫn chỉ là sản xuất nhỏ. Mặc dù trong những năm 1958-1960 ở miền Bắc và những năm 1977-1978 ở miền Nam có tiến hành cải tạo XHCN, đẩy mạnh các phong trào quốc hữu hoá và tập thể hoá; nhưng đó là những quan hệ sản xuất, về căn bản, không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất của nước ta lúc đó. Kinh tế tiểu nông là trình độ kinh tế cơ bản và phổ biến của xã hội Việt Nam. Về cơ sở xã hội, giai cấp công nhân nước ta có phát triển hơn trước, nhưng nông dân vẫn chiếm đa số (70%- 80% dân cư). Cơ sở kinh tế - xã hội như vậy chưa đủ cho việc xây dựng một nhà nước XHCN theo đúng nghĩa của nó.

- Truyền thống chính trị của đất nước chưa tạo những tiền đề cho việc hình thành nhà nước XHCN. Có thể nói, cho đến tận năm 1945, trong lịch sử, Việt Nam chủ yếu là chế độ phong kiến, nhà nước phong kiến được xem như

nhà nước hoàn bị nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhà nước đó được hình thành, xây dựng và phát triển trong điều kiện dân tộc ta phải liên tục chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Đặc điểm nổi bật nhất của truyền thống chính trị Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Qúa trình dựng nước và giữ nước đều gắn với các vương triều phong kiến, với các chủ thuyết chính trị chủ đạo dựa trên cơ sở Phật giáo và đặc biệt là Nho giáo. Đặc điểm lớn nhất của tư duy chính trị cũng như nghệ thuật chính trị là xây dựng, củng cố và hoàn thiện một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền theo trật tự, tôn ti, đẳng cấp phương Đông truyền thống. Truyền thống này, một mặt, quy định tính thống nhất chặt chẽ của hệ thống chính trị, trong đó có hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương; nhưng mặt khác, cũng là nhân tố góp phần tạo nên một trật tự thứ bậc hành chính mang nặng tính hình thức trên - dưới, dẫn đến triệt tiêu tính tự chủ, sáng tạo của các cơ quan công quyền ở địa phương; tạo nên tâm lý thụ động, ngồi chờ những chỉ thị, mệnh lệnh từ cấp trên… Cơ quan nhà nước cấp trên luôn cho rằng cấp trên thì có quyền cao hơn và luôn luôn đúng; cấp dưới chỉ máy móc, tuân thủ các quy định thiếu tính thực tiễn do cấp trên đưa ra…

- Yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá chính trị, trong mỗi xã hội có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, định hướng hành vi chính trị của cá nhân, của giai cấp, của nhân dân nói chung, chi phối hiệu quả hoạt động và đặc điểm của hệ thống chính trị, trong đó có nhà nước. Một biểu hiện cơ bản của văn hoá chính trị trong lịch sử nước ta là truyền thống dùng người và sử dụng nhân tài vào các công việc nhà nước. Truyền thống này ngoài những ưu điểm vốn có của nó, có một số hạn chế nhất định:

Thứ nhất, những nội dung cụ thể trong chính sách dùng người của các

triều đại phong kiến mới chỉ thể hiện thái độ chủ quan của nhà nước chứ chưa phải đã được thực hiện triệt để và có hiệu qủa cao trong đời sống thực tế.

Thứ hai, vai trò của tài năng và nhân cách cá nhân của người đứng đầu

nhà nước được tuyệt đối hoá, trong khi đó, tầm nhìn và khả năng của họ rất

Một phần của tài liệu Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa và việc vận dụng để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)