Các hình thức huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (Trang 26)

1.2.3.1. Huy động vốn thông qua tăng vốn chủ sở hữu

Tăng vốn chủ sở hữu thông qua các giải pháp sau:

- Bổ sung vốn điều lệ bằng việc phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm vốn… tùy thuộc loại hình ngân hàng TMCP hay liên doanh, hay quốc doanh…để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng nhu cầu gia tăng vốn chủ sở hữu do nhà nước quy định. Đặc điểm của hình thức huy động này là không thường xuyên, song giúp cho ngân hàng có được đủ lượng vốn chủ sở hữu vào lúc cần thiết.

- Bổ sung vốn chủ sở hữu bằng cách trích lập thêm lợi nhuận sau thuế hàng năm : Khi hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận ngân hàng có thể lựa chọn chuyển một phần lợi nhuận thành nguồn vốn nhằm tái đầu tư. Lượng vốn tích lũy từ thu nhập tùy theo từng chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới cũng như cân nhắc của ngân hàng về tích lũy hoặc tiêu dùng.

- Bổ sung vốn chủ sở hữu bằng cách trích lập thêm các quỹ từ lợi nhuận sau thuế hàng năm: Ngân hàng có nhiều quỹ khác nhau , mỗi quỹ được sử dụng vào những mục đích nhất định tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng. Các quỹ này thuộc sở hữu của ngân hàng, bao gồm:

o Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ : là quỹ được dùng với mục đích tăng cường vốn điều lệ ban đầu. Lợi nhuận hàng năm bổ sung vào quỹ này cho đến khi đạt 50% vốn điều lệ thì sẽ chuyển sang vốn điều lệ

o Quỹ dự phòng rủi ro : dùng để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm bảo toàn vốn điều lệ. Quỹ được trích lập hàng năm và được tích lũy lại nhằm bù đắp những tổn thất xảy ra

o Quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự phòng chung, quỹ khấu hao tài sản cố định…

Các NHTM có thể tăng vốn chủ sở hữu thông qua trích lập một tỷ lê cao hơn những quỹ này

1.2.3.2. Huy động vốn thông qua nhận tiền gửi của các Tổ chức kinh tế và dân cư

Để huy động vốn, các ngân hàng đã cung cấp rất nhiều loại tiền gửi khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Mỗi công cụ huy động đều có những đặc điểm riêng làm cho chúng phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong việc tiết kiệm và thực hiện thanh toán. Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn tiền gửi của các NHTM bao gồm tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và tiền gửi khác.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Trong quá trình sản xuất kinh danh, các tổ chức kinh tế (TCKT) thường có một bộ phận vốn nhàn rỗi tạm thời như: khấu hao đã trích nhưng chưa đến lúc sử dụng; tiền thu bán hàng chưa phải mua nguyên liệu, trả lương; các quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi đã trích nhưng chưa sử dụng đến...Để đảm bảo an toàn tài sản đồng thời vốn vẫn sinh lời, các tổ chức kinh tế đó có gửi số vốn đó vào ngân hàng. Hoặc để thuận tiện cho quá trình sử dụng vốn, đơn vị có thể thanh toán qua ngân hàng cũng như sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác. TCKT gửi vốn vào ngân hàng dưới hình thức: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn với các kỳ hạn khác nhau. Đồng thời ngân hàng sẽ mở cho

- Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng luôn có nghĩa cụ thỏa mãn các nhu cầu đó. Loại tiền gửi này có mục đích chính là để thanh toán. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, mặc dù việc gửi và rút tiền có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào, ngân hàng khó xác định trước, nhưng trên thực tế luôn có sự chênh lệch về thời gian và số lượng giữa việc gửi và rút tiền, cho nên tại mỗi ngân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi không kỳ hạn và ngân hàng có thể sử dụng để cho vay. Lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp, thậm chí có những khoản tiền gửi ngân hàng không phải trả lãi. Cho nên nguồn vốn này giúp cho ngân hàng hạ thấp giá mua vốn, nâng cao khả năng trong cho vay và đầu tư.

- Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi có sự thỏa thuận về thời hạn rút tiền. Về nguyên tắc, người gửi chỉ có thể rút tiền theo thời hạn đã thỏa thuận, nhưng trên thực tế để thu hút loại tiền gửi này với kỳ hạn dài, các ngân hàng thường cho phép rút tiền trước thời hạn nhưng khách hàng chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn hoặc hưởng mức lãi suất tương ứng theo loại kỳ hạn nhất định do ngân hàng quy định. Nguồn vốn này có độ ổn định cao, giúp ngân hàng chủ động trong quá trình sử dụng.

Tiền gửi của dân cư

Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của tầng lớp dân cư trong xã hội gửi vào ngân hàng nhằm mục đích tiết kiệm, kiếm lời và thanh toán. Tiền gửi của dân cư bao gồm hai loại: tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán.

- Tiền gửi tiết kiệm: Đây là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng. Với loại tiền gửi này, người gửi được ngân hàng giao cho một sổ tiết kiệm, trong thời gian gửi tiền, sổ tiết kiệm có thể dùng làm vật cầm

cố hoặc được chiết khấu để vay vốn. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm : tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với các kỳ hạn khác nhau.

- Tiền gửi thanh toán: Các cá nhân trong xã hội cũng có nhu cầu và được pháp luật cho phép thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Khi đó, họ cũng mở tài khoản gửi thanh toán tại ngân hàng và gửi tiền vào đó để đáp ứng các nhu cầu thanh toán và sử dụng các tiện ích khác ngân hàng cung cấp.

Tiền gửi khác

Ngoài hai loại tiền gửi trên, tại các NHTM còn có thêm các khoản tiền gửi khác như: tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của Kho bạc nhà nước, tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội...

1.2.3.3. Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá

Đây là nguồn vốn mà NHTM có được thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi...

Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi là các cá nhân, tổ chức. Ngoài việc dùng số vốn nhàn rỗi hay phần thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến để mua, trên thực tế đây là một kênh đầu tư của người có vốn trong xã hội khi họ không có khả năng và cơ hội đầu tư trực tiếp. Các kỳ phiếu, trái phiếu này có khả năng chuyển đổi dễ dàng ra tiền khi cần thiết bằng cách bán, chuyển nhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tại ngân hàng. Với việc phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn, ngân hàng có khả năng tập trung một khối lượng vốn trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong sử dụng. Hình thức này thường được thực hiện khi ngân hàng đã tiếp nhận được những dự án vay vốn lớn trong thời hạn giải ngân nhanh của khách hàng, hay

sau khi đã cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong toàn hệ thống mà vẫn còn thiếu và được sự đồng ý của thống đốc ngân hàng trung ương.

1.2.3.4. Huy động vốn thống qua vay Ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng khác

- Huy động vốn qua đi vay ngân hàng trung ương

Các NHTM đi vay vốn để bổ sung vào vốn hoạt động của mình khi ngân hàng đã sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫn không đủ vốn hoạt động, hay nói cách khác ngân hàng tạm thời thiếu vốn khả dụng. Trong trường hợp đó thì NHTM sẽ đi vay của ngân hàng trung ương (NHTW)

Tùy theo mục đích sử dụng và hình thức vay vốn, vốn vay NHTW được chia thành các loại: Vốn vay ngắn hạn bổ sung, vay để thanh toán và vay chiết khấu

Vốn vay ngắn hạn bổ sung là hình thức mà các NHTM xin vay vốn bổ sung vốn ngắn hạn của mình. Trong hình thức vay này, các NHTM chỉ được vay khi còn hạn mức tín dụng hoặc trong hạn mức tín dụng mà ngân hàng đã thỏa thuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn vay để thanh toán: Các NHTM vay NHTW nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời thanh toán (Thời hạn vay thường ngắn)

Vay tái chiết khấu và tái cầm cố chứng từ có giá: các chứng từ này phải đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp, đảm bảo an toàn. Vay chiết khấu gồm hai hình thức:

o Vay tái chiết khấu: NHTW nhận các chứng từ có giá mà các NHTM đã chiết khấu trước đây để thực hiện nghiệp vụ giống như các NHTM đã làm. Tuy nhiên, việc cho vay tái chiết khấu đối

với các NHTM đã được giới hạn trong mức cho phép (hạn mức tái chiết khấu) để thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW.

o Vay tái cầm cố chứng từ có giá: là hình thức các NHTM đem các chứng từ có giá đến NHTW để làm tài sản đảm bảo xin vay vốn. Căn cứ trên tổng mệnh giá các chứng từ có giá làm tài sản đảm bảo, NHTW sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tùy theo chính sách quản lý của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Nguồn vốn vay NHTW chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, nó chủ yếu là vốn ngắn hạn, chi phí cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHTW: Nếu NHTW thắt chặt tiền tệ thì lãi suất cho các NHTM vay sẽ cao dẫn đến chi phí các NHTM bỏ ra là cao. Ngược lại, nếu NHTW thắt chặt tiền tệ, chi phí NHTM bỏ ra sẽ thấp.

- Huy động vốn qua đi vay các tổ chức tín dụng (TCTD) khác

Nhằm khắc phục bất hợp lý trong việc điều hòa, huy động và sử dụng vốn của NHTM như: tại một thời điểm nào đó NHTM này thiếu vốn thanh toán, NHTM khác lại thừa vốn, nên việc hình thành một thị trường liên ngân hàng để góp phần vào việc điều hòa và phân phối lại vốn các Ngân hàng là cần thiết.

Thị trường liên ngân hàng ra đời nhằm tận dụng các nguồn vốn trong quá trình kinh doanh cũng như đảm bảo khả năng thanh toán của các NHTM, kích thích các NHTM mở rộng huy động vốn để cho vay và cho vay lẫn nhau. Như vậy, các NHTM khi có những nhu cầu vay vốn của khách hàng chưa đáp ứng được hoặc ngân quỹ thiếu hụt khi có nhiều khách hàng đến rút tiền thì NHTM sẽ đi vay các NHTM, TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng.

Nguồn vốn này chủ yếu là ngắn hạn, tỷ trọng tương đối lớn ở các ngân hàng bán buôn, chi phí cao hay thấp phụ thuộc cung cầu trên thị trường tiền tệ.

1.2.3.5. Huy động vốn từ các nguồn khác.

Bên cạnh các nguồn vốn nêu trên, trong quá trình hoạt động các NHTM còn có thể tạo lập vốn cho mình từ nhiều nguồn khác

- Vốn trong thanh toán: là số vốn có được do ngân hàng làm trung gian thanh toán trong nền kinh tế. Cụ thể: Số vốn trong thời gian đã trích khỏi tài khoản của người trả nhưng chưa chuyển vào tài khoản của người hưởng do phải luân chuyển, xử lý chứng từ thanh toán; Số vốn trong thời gian khách hàng lưu ký tại ngân hàng nhưng chưa thanh toán trong một số hình thức như séc bảo chi, thư tín dụng, thẻ thanh toán ký quỹ...

- Vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của chính phủ hoặc các tổ chức trong và ngoài nước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế,xã hội. Đây là nguồn vốn mà ngân hàng có được do làm đại lý ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư cho các chương trình, dự án. Trong thời gian vốn đã được ngân hàng tiếp nhận nhưng chưa giải ngân hết theo kế hoạch, hoặc vốn cho vay đã thu hồi về nhưng chưa đến hạn chuyển lại cho chủ đầu tư, ngân hàng có được một số vốn để kinh doanh. Mặt khác, khi thực hiện nghiệp vụ này ngân hàng sẽ được hưởng hoa hồng phí.

Ngoài ra ngân hàng còn làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp, cũng như thu hộ lợi tức từ đầu tư chứng khoán cho khách hàng... những nghiệp vụ này cũng tạo thêm nguồn vốn cho ngân hàng. Các nguồn vốn khác của ngân hàng có thể không nhiều, thời gian sử dụng đôi khi rất ngắn, nhưng điều đáng quan tâm là ngân hàng không phải tốn kém chi phí

huy động, nhưng lại có các điều kiện phát triển các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng khác, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (Trang 26)