5.1 Kết luận
*Mười hai dòng vi khuẩn được phân lập từ cây lúa hoang, lúa ngắn ngày và dài ngày thu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có ba dòng vi khuẩn được xác định bằng kỹ thuật PCR thuộc dòng vi khuẩn Azospirillium
sp1(R7b1); Azospirillium sp2 (R8b2) và Azospirillium sp3(R29b1).
* Cả ba dòng vi khuẩn thuộc loài vi khuẩn trên đều có khả năng tổng hợp ra kích thích tố tăng trưởng IAA mà không cần bổ sung thêm Tryptophan vào môi trường nuôi vi khuẩn.
* Trong điều kiện phòng thí nghiệm khi xử lý vi khuẩn Azospirillum sp. đã làm tăng chiều dài rễ lúa Một bụi đỏ từ 3,3-10,5cm so với đối chứng.
* Ở điều kiện nhà lưới, khi xử lý các dòng vi khuẩn Azospirillium sp. cho lúa OM 4655 thì chiều dài bông tăng từ 0,7 - 1,6 cm, số hạt chắc tăng 2,2 - 13,2 hạt so với đối chứng.
* Ở điều kiện nhà lưới khi xử lý các dòng vi khuẩn Azospirillium sp. cho lúa Một Bụi Đỏ có số chồi tăng từ 1 đến 5,8 chồi, chiều dài rễ tăng 2,6 - 4,9cm, trọng lượng khô thân lá tăng 0,6 - 3,9g, trọng lượng rễ tăng 0,1 - 1,3g, số hạt chắc/bông tăng 2,2 - 22,8 hạt, trọng lượng hạt/bụi tăng 2,6 - 5,3g so với lúa đối chứng.
* Khi xử lý vi khuẩn Azospirillium sp3(R29b1) không bón phân đạm cho lúa OM 4655 ngoài đồng ruộng làm cho năng suất lúa tăng lên 0,4 tấn/ha so với đối chứng.
* Khi xử lý vi khuẩn Azospirillium sp3(R29b1) không bón phân đạm cho lúa Một bụi đỏ trồng ngoài đồng ruộng đã làm cho năng suất lúa tăng lên 0,2 tấn/ha so với đối chứng.
5.2 Đề nghị
* Giải trình tự các dòng vi khuẩn Azospirillium sp1(R7b1);
Azospirillium sp2(R8b2); Azospirillium sp3(R29b1) để khẳng định chúng thuộc loài vi khuẩn cố định đạm nào.
* Nhiều nghiên cứu sự ảnh hưởng của các dòng vi khuẩn Azospirillium
sp1(R7b1); Azospirillium sp2(R8b2); Azospirillium sp3(R29b1) trên nhiều giống lúa trồng ở các điều kiện môi trường khác nhau trước khi khuyến cáo ứng dụng vi khuẩn Azospirillium sp. trong canh tác lúa.