1. Quy hoạch phát triển nông nghiệp
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của xã, để khai thác và phát huy được tiềm năng lợi thế của xã trong phát triển nông nghiệp chất lượng cao, với mục tiêu là phát triển nhanh nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng cao, phát triển chăn nuôi thuỷ sản, chăn nuôi trang trại. Với mục tiêu phấn đấu đền năm 2015 thu nhập bình quân trên 01 ha đất trồng trọt của xã đạt 110 triệu đồng/01ha, đến năm 2020 đạt 150 triệu đồng/01ha.
a. Quy hoạch sản xuất lúa
- Căn cứ thực trạng diện tích lúa hiện có và quy hoạch xây dựng hạ tầng, và các quy hoạch sản xuất khác; diện tích lúa của xã An Khánh quy hoạch đến năm 2015 là 345,13 ha, đến năm 2020 là 318,97 ha; được quy hoạch thành 02 vùng sản xuất tập trung với diện tích là 103 ha, còn lại là các diện tích nhỏ lẻ nằm xen kẽ giữa các xóm, các khu dân cư, cụ thể như sau:
* Vùng 1: Cánh đồng Dộc Gạo, đồng Dộc Bị, đồng Lý Cai, đồng Cầu Hiến, có tổng diện tích khoảng 46 ha.
* Vùng 2: Cánh đồng Chín Mẫu, đồng Nghè Tây, đồng Bốn Chuyên, đồng Sớm, toàn bộ vùng này có tổng diện tích khoảng 57 ha
Ngoài ra QH khu trồng lúa chất lượng cao tại các xóm Đạt, xóm Hàng, xóm Đá Thần, xóm Sòng, xóm Đoàn Kết
- Đối với diện tích lúa tập trung tại vùng 1 và vùng 2 triển khai các biện pháp sau: + Tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng tận dụng và khai thác hệ thống thuỷ lợi và hệ thống bờ vùng, bờ thửa sẵn có để quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng theo chuẩn mới đáp ứng yêu cầu đưa cơ giới hoá và ứng dụng các tiến bộ KHCN vào trong sản xuất đế nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
+ Rà soát đánh giá thực trạng các tuyến giao thông nội đồng để quy hoạch bố trí bờ vùng, bờ thửa.
+ Cùng với việc quy hoạch, mở rộng hệ thống giao thông nội đồng cần phải tiến hành dồn điền, đổi thửa để tạo ra những thửa ruộng có diện tích đủ lớn và thuận tiện cho việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất. Việc triển khai đồn điền đổi thửa liên quan trực tiếp đến các hộ nông dân, phạm vị ảnh hưởng rộng, do vậy khi triển khai thực hiện cần phải có sự bàn bạc thống nhất dân
chủ từ cơ sở, tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân, trên cơ sở nhà nước định hướng và hỗ trợ nhân dân quy hoạch, điều chỉnh diện tích.
- Đối với diện tích nhỏ lẻ nằm tại địa bàn các xóm cần tiến hành rà soát và khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ nông dân dồn điền, đổi thửa; đồng thời bố trí quy hoạch các tuyến đường giao thông nội đồng, hệ thống thuỷ lợi một các hợp lý để thúc đẩy đưa cơ giới hoá vào sản xuất tại các khu vực có đủ điều kiện.
- Trên cơ sở quy hoạch các vùng sản xuất lúa trong những năm tới cần tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ KHCN vào trong sản xuất, trên địa bàn xã có công ty giống cây trồng Thái Nguyên chi nhánh An Khánh đây là thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học và giống mới và sản xuất để nâng cao thu nhập. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); đưa cơ giới hoá vào sản xuất, tập trung thâm canh lúa cao sản nhằm đưa năng suất lúa năm 2015 của xã đạt 62 tạ/ha, năm 2020 đạt năng suất 70 tạ/ha.
- Do trên dịa bàn xã có rất ít diện tích đất chuyên trồng màu, trong khi diện tích đất canh tác của xã không nhiều; do vậy trong qúa trình quy hoạch hệ thống giao thông, thuỷ lợi tại vùng trồng lúa tập trung nên bố trí thuận lợi cho việc tiêu thoát nước để kết hợp việc trồng lúa với trồng các loại cây rau, màu có giá trị kinh tế cao để nâng cao thu nhập trên 01 ha đất trồng trọt.
b. Quy hoạch sản xuất chè
* Vùng sản xuất chè: Cải tạo, chăm sóc diện tích chè hiện có. Trồng thay thế diện tích chè Trung du trồng hạt (đặc biệt là các diện tích chè già cỗi, năng suất thấp) bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao; xác định một số diện tích sản xuất chè kém hiệu quả, cần chuyển đổi, diện tích chè giảm do quy hoạch vào mục đích sử dụng khác để trồng mới, đảm bảo ổn định quy mô diện tích. Cụ thể:
* Vùng sản xuất chè phân bố toàn trong toàn xã, diện tích trồng chè của xã giữ vững đến năm 2020 là 78 ha.
Giai đoạn 2013 – 2015 trồng thay thế 18,0 ha chè Trung du trồng hạt đã già cỗi, năng suất thấp bằng các chè giống mới (gồm các loại chè Kim tuyên, Phúc vân tiên, LDP1, TRI777, PH10, PH8, Keo am tích, Bát tiên) tại các xóm An Thanh, An Bình, Đồng Sầm, Tân Tiến.
Các vùng chè cần tiếp tục được đầu tư nghiên cứu, hướng dẫn người dân về kỹ thuật và giống để nâng cao hiệu quả kinh tế, trồng mới lại các diện tích chè đã cằn cỗi, chất lượng và năng suất kém.
Khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình nâng cao kỹ thuật, chất lượng sơ chế và chế biến chè thương phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn để cung cấp sản phẩm ra thị trường, nâng cao thu nhập.
2. Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản
* Đối với chăn nuôi gia súc gia cầm
Quy hoạh 2 điểm chăn nuôi tập trung: Khu Phó Xẻ (diện tích 10,07 ha) và khu sân bóng cũthuộc xóm Tân Tiến (diện tích 10,33 ha).
- Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung với hình thức chăn nuôi mô hình trang trại, khuyến khích loại hình sản xuất khép kín.
- Đối với đàn trâu; ổn định đàn trâu, khuyến khích phát triển đàn trâu theo hướng chọn lọc, phân loại đàn trâu hiện có, loại thải những trâu đực có tầm vóc nhỏ bé, giữ những trâu đực có tầm vóc to khỏe, trọng lượng từ 400 kg trở lên. Sử dụng trâu cái nội đủ tiêu chuẩn cho phối trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo với trâu đực Murrah, đực lai Murrah để tạo con lai sử dụng nuôi
sinh sản và nuôi lấy thịt.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y và phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
b. Đối với phát triển thuỷ sản
- Phát triển dựa trên hiện trạng sẵn có các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ. Giữ vững diện tích ao nuôi trong dân cư hiện tại. Tận dụng mặt nước các hồ đập thủy lợi, giao thầu cho người dân để phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản.
- Tại cánh đồng Sớm thuộc vị trí xóm Đạt là đồng thấp, nguồn nước được lấy từ Đập Vòng Cóc thuân lợi nhân dân thường dùng để nuôi cá gối vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quy hoạch 5,0 ha tại cánh đồng Sớm chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản.
- Giống nuôi chủ yếu là nuôi cá thương phẩm như: cá trắm, cá trôi, cá chép, cá mè, cá chim trắng, rô phi đơn tính. Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, không những chỉ nuôi các loại cá thịt mà còn phải phát triển sản xuất cá giống để cung cấp giống cá cho chính địa phuơng. Góp phần chuyển đổi có cấu nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân.
3. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp
Vùng trồng rừng sản xuất: Rừng hiện nay đã giao hết về cho nhân dân, việc quy hoạch phát triển lâm nghiệp tiếp tục phát triển rừng trên các diện tích hiện có, không quy hoạch mở rộng. Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ cho nhân dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng khoa học, hiệu quả. Có cơ chế chính sách đảm bảo việc thu mua của các cơ sở sản xuất, chế biến và quyền lợi của nhân dân trong việc trồng và chăm sóc rừng. Sử dụng các giống cây lâm nghiệp có năng suất cao, sinh khối lớn, đầu tư thâm canh trong trồng rừng để tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích (ha). Phát huy thế mạnh về đất vườn đồi để phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây đặc sản theo hướng chính là quy hoạch, phát triển mạnh cây lấy gỗ, cây lâm nghiệp có thu hoạch cao, thực hiện chuyển đổi rừng kém hiệu quả sang trồng rừng có giá trị kinh tế cao. Tăng cường các biện pháp quản lý, trồng và bảo vệ rừng. 4. Quy hoạch đất hợp tác xã
- Quy hoạch đất hợp tác xã diện tích 0,95 ha tại xóm Tân Bình. Khi dự án khai thác than đi vào hoạt động sẽ lấy đi một phần lớn diện tích đất nông nghiệp của nhân dân trong xã khiến một số lượng lớn lao động nông nghiệp thiếu việc làm. Xã tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch để phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ như sản xuất gạch, ngói, sửa chữa gia công cơ khí, kinh doanh các dịch vụ vận tải, xay sát, cày bừa và các dịch vụ khác. Phấn đấu phát triển mạnh các loại hình dịch vụ như máy cày bừa và dịch vụ vận tải tăng thêm số đầu xe ô tô, tạo công ăn việc làm cho người dân.
5. Quy hoạch thuỷ lợi
* Hệ thống hồ, đập thủy lợi.
- Tiến hành đầu tư xây dựng nâng cấp các hồ phục vụ nông nghiệp: Nguồn nước từ hồ Phượng Hoàng, Đầu tư duy tu, nâng cấp máy của các trạm bơm Đồng Sầm, trạm bơm Xóm Ngò, trạm bơm Tân Bình .
* Hệ thống kênh mương
- Quy hoạch đến năm 2020 từng bước tập trung cứng hoá hệ thống mương cho các vùng thuỷ sản, vùng lúa và vùng trồng màu để đảm bảo khả năng tưới cho sản xuất nông nghiệp. Tổng số kênh mương cần cứng hóa là 29,936 km, bao gồm tất cả các tuyến kênh chính hiện là kênh đất.
Biểu 17 : Quy hoạch hệ thống kênh mương
STT Tên tuyến kênh Nhiệm vụ Tổng chiều
dài (m) Quy hoạch kiên cố hóa (m) Tuyến kênh chính 1
Từ cổng ông Kiểm đi nhà ông Hiện (x.Đá Thần) Tưới 759 619
Tuyến kênh chính 2 Từ đập ông Cóc đi xóm Đạt, xóm Hàng, xóm Sòng, xóm Đoàn Kết, xóm Thác Vạng, xóm Tân Bình ngã ba ông Ngọt (x.Tân Bình) Tưới 3.405 505 1 Xóm Đạt
1.1 Từ đập ông Toàn - đồng sớm Tưới 820 410
1.5 Từ ruộng bà Lành tại đồng chín mẫu - cuối tuyến(xóm Hàng)
Tưới 260 260
1.6 Từ cống ông Tích – Đến quán ông Minh xóm Hàng Tưới 220 220
2 Xóm Hàng
2.1 Từ quán ông Minh - cống Lý Cai Tiêu 600 600
2.2 Từ cống Lý Cai - Nhà ông Vượng con(xóm Đoàn Kết)
Tiêu 225 225
2.4 Đằng sau ông Vượng – Cổng ông Thọ Tưới 350 350
3 Xóm Đoàn Kết
3.1 Đằng sau ông Vượng - Nhà ông Trường Tiêu 900 900
3.2 Bà Việt - Cổng ông Học Tưới 330 130
3.3 Từ nhà ông Inh - Nhà văn hóa xóm Tưới 300 200
3.4 Từ đường trục xã - Cổng ông Tùng Tưới 450 450
3.5 Từ cửa bà Luyện Tân - Đồng sau nhà ông Cung Tưới 450 450
3.6 Từ nhà văn hóa – Ông Bàn Tưới 890 890
3.7 Từ đằng sau nhà Hải Bách – Nhà Ông Tùng Tưới 150 150
3.8 Từ đường trục xã - Sau nhà ông Ất Tưới 495 495
4 Xóm Sòng
4.1 Từ Chằm Mo – Ông Thái Tưới 650
Từ Chằm Mo – Cống Lý Cai Tiêu 250 250
4.2 Từ cổng ông Thắng – Ông Chính Tưới 250 250
4.3 Cửa ông Thắng Đạo- Cống ruộng Bốn Chuyên (bà Khang Tráng)
Tưới 350 350
4.4 Từ nhà bà Hằng - Nhà ông Bẩy Tưới 180 180
4.5 Từ ao cá Bác Hồ - Nhà bà khiển Tưới 275 275
5 Xóm Đá Thần
5.1 Từ nhà ông Xuyên - Đường trục xã Tưới 560 310
5.2 Từ ruộng ông Tiêu - Ruộng ông Kỷ (nghè Tây) Tưới 225 225
5.3 Từ ruộng ông Văn - Mương Chằm Tưới 175 175
5.4 Từ sau nhà ông Hiện - Cổng ông Sáu Lợi Tưới 350 350
5.5 Từ cổng ông Xuân - Nhà Sáu Liễu Tưới 175 175
5.6 Từ cổng ông Tiêu - Ruộng ông Thành (Nghè Tây) Tưới 225 225
6 Xóm An Thanh
6.1 Từ ruộng ông Kỷ (Nghè Tây) - Đường trục xã Tưới 150 150
6.3 Từ đường trục xã - Mương tiêu xóm Đoàn Kết Tưới 300 300
6.4 Từ cống ông Lý Cai - Nhà Ông Vượng Tưới 225 225
7 Xóm Thác Vạng
7.1 Từ bà Tộ - Cổng ông Úc Tưới 275 275
7.2 Từ cổng ông Úc - Nhà bà Tám Thơ Tưới 200 100
7.3 Từ cổng nhà bà Khiển – Ông Hai Tưới 50 50
7.7 Từ nhà ông Nhuận - giữa đồng cầu Hến Tưới 240 90
7.8 Từ nhà ông Nhuận - Khu nhà ông Lề Tưới 450 450
7.9 Từ đường trục xóm Sòng - Nhà bà Tộ Tưới 220
7.10 Từ nhà bà Khang Tráng - Nhà ông Cường Tiêu 250 250
7.11 Từ nhà ông Cường - Nhà ông Trình Tiêu 350 350
7.12 Từ mương Chính - Đồng cửa ông Dân Tưới 600 600
8 Xóm Tân Bình
8.1 Từ cửa ông Xuân Thích – Ông Hiền Tiêu 600 600
8.2 Từ cửa ông Trình - Bãi nghĩa địa Tưới 285 285
8.3 Từ cổng ông Trình - Nhà ông Thẩm Tưới 200 200
8.4 Từ trạm bơm Tân Bình - Nhà ông Ngọc Tưới 275
8.5 Từ ông Ngọt – Nhà ông Sáu Tưới 125 125
8.6 Từ quán ông Sáu - Đồng cửa ông Phi Tưới 140 140
8.7 Từ cửa bà Toàn - Cửa ông Phụ Tưới 375 375
8.8 Từ cửa ông Sáu - Cầu mảnh Tưới 335 335
9 Xóm Đồng Bục
9.1 Từ cửa nhà ông Sìn - Cửa nhà ông Bảy Tiêu 425 425
9.2 Từ cổng ông Ngọc - Nhà bà Dám Tưới 240 240
9.3 Từ ao cá Bác Hồ - Nhà ông Chúc Tưới 850 850
9.4 Từ cửa nhà ông Mạnh - Nhà ông Doanh(xóm Thác Vạng)
Tưới 500 500
9.5 Từ cửa nhà ông Dũng - Đồng sau nhà văn hóa Tưới 205 205
9.6 Từ nhà ông Canh - Đến sau nhà ông Hạnh Tưới 270 270
9.7 Từ cổng nhà ông Chúc - Ông Sìn Tưới 225 225
9.8 Từ cửa nhà ông Hải - Nhà ông Bẩy (xóm Tân Bình) Tưới 250 250 9.9 Ngã ba cửa nhà ông Bách - Sau nhà ông Míc Tiêu 350 350
10 Xóm Ngò
10.1 Từ trạm bơm xóm Ngò - Cửa ông Lộc Tưới 700
10.2 Từ nhà ông Tính - Ngã ba cửa ông Bách Tưới 575 575
11 Xóm Đồng Sầm
Từ trạm bơm Đồng Sầm – Cửa ông Nguyên Tưới 1.140 1.140
11.1 Từ cổng ông quang Dậu - Cầu An Bình Tiêu 675 675
11.2 Từ cổng ông Xuân Trong - Cổng ông Lân (Đồng Khuân)
Tưới 150 150
11.3 Từ cồng ông Lân - Nghĩa địa xóm Đá Thần Tưới 50 50
11.4 Từ cổng ông Lân - Nhà bà Thanh Sỹ Tưới 185 185
11.5 Từ nhà ông Quế - Ngã tư xóm Đồng Sầm Tưới 475 475
11.6 Từ nhà ông Rổ - Nhà ông Được Tưới 550 550
11.7 Từ cổng bà Đa - Cổng ông Sơn Thành Tưới 235 235
11.8 Từ cổng ông Xuân Sìn - Nhà ông Quang Dậu Tưới 125 125
11.9 Từ cửa ông Phước - Cửa ông Quang Dậu Tiêu 360 360
11.10 Từ cửa ông Vòng - Đồng giáp nhà văn hóa xóm Tưới 120 120
12 Xóm An Bình
12.1 Từ nhà ông Bộ - Đập 2 ông Bá Tưới 400 400
12.2 Từ cổng bà Tư - Đồng Thao ngoài Tưới 265 265
12.3 Từ cổng đập Khe Dong - Cổng ông Quỳnh Tưới 350 350
12.4 Từ cửa đập Khe Dong - Đồng cửa ông Kiểm Tưới 125 125
13 Xóm Đầm
13.1 Từ nghĩa địa xóm - cửa ông Doanh Tưới 130 130
13.2 Từ nghĩa địa - nhà ông Thơ Tưới 170 170
13.3 Từ cửa nhà bà Nhung - Nhà ông Kỳ Tưới 200 200