PHƯƠNG PHÁP THI CỬ

Một phần của tài liệu TÔI TÀI GIỎI BẠN CŨNG THẾ (Trang 128)

CHƯƠNG 17

TĂNG TỐC VỀ ĐÍCH

KHI NGAØY THI CAØNG ĐẾN GẦN

Khi ngày thi càng gần, bạn sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn tăng tốc để về đích. Trong chương này, tôi sẽ hướng dẫn bạn toàn bộ quá trình giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi một cách tối ưu nhất.

Đến lúc này, bạn chắc hẳn đã chuẩn bị đầy đủ Sơ Đồ Tư Duy (Chương 7) của tất cả bài vở, cũng như đã tổng hợp được 1 danh sách những dạng câu hỏi ứng dụng khác nhau và các bước giải quyết chúng (Chương 11). Bạn chắc hẳn đã hoàn tất các bài tập, các

đề án, các bài kiểm tra được giao và phân tích những lỗi mà bạn phạm phải trong đó (Chương 14). Giai đoạn chuẩn bị cuối cùng nên bao gồm việc ôn lại mọi thứ bạn đã học. MỤC TIÊU CỦA BẠN LAØ ĐẠT ĐƯỢC NĂNG LỰC TIỀM THỨC

Làm thế nào mà có những học sinh hoàn thành bài thi sớm mà vẫn đạt điểm 10, trong kỳ thi những học sinh khác lại làm bài không kịp? Câu trả lời nằm ở sự khác biệt về năng lực của hai nhóm học sinh này. Những học sinh luôn thiếu thời gian làm bài vẫn cần thời gian suy nghĩ và phân tích câu hỏi trước khi trả lời. Nói ngắn gọn, họ chỉ mới đạt được đẳng cấp năng lực trí nhớ.

Những học sinh xuất sắc lại khác, luôn học để đạt được một đẳng cấp cao hơn. Đó là đẳng cấp năng lực tiềm thức. Họ ôn đi ôn lại kiến thức cho đến khi họ có thể trả lời câu hỏi theo bản năng mà không cần phải động não quá nhiều để phân tích. Sự thành thạo về kiến thức cũng như phương pháp áp dụng giúp họ tìm được cách trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng, điêu luyện.

Cho nên, nếu bạn muốn đảm bảo kết quả tuyệt đối, mục tiêu của bạn là phải đạt được năng lực tiềm thức trong khi bạn học và ôn bài. Sau đây là một số yếu tố có thể giúp bạn đạt được điều đó.

TẠO RA MỘT MÔI TRƯỜNG HỌC TỐI ƯU

Để học hiệu quả, trước hết bạn phải tạo ra một mội trường học tối ưu. Bạn nên chọn việc học tại 1 nơi nhất định để tâm trí bạn có được thói quen làm việc bất cứ lúc nào bạn ở đó. Bạn nên chọn chỗ học có những điểm sau đây.

»»--(¯`° † MegaSharesVn Team † °´¯)--»»

Mội trường có lợi cho bạn học nhất là nơi có đèn sáng, tốt nhất là đèn vàng. Lý do là vì bóng đèn huỳnh quang (ánh sáng trắng) rất chói và dễ làm bạn nhức đầu

Kiểm tra nhiệt độ

Nhiệt độ quá cao sẽ khiến bạn buồn ngủ. Hãy cố hết sức để học ở một nơi có nhiệt độ lạnh hơn bình thương một chút. Lý do là vì nhiệt độ thấp hơn sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn. Nhiệt độ tối ưu cho não bộ là 190C.

Tránh những thứ làm bạn mất tập trung

Trừ khi bạn có tính kỷ luật cao hoặc có khả năng tập trung phi thường, bạn nên luôn luôn bảo đảm địa điểm học của bạn phải tránh xa những thứ làm bạn mất tập trung như tivi, điện thoại, trò chơi điện tử, truyện tranh, tạp chí hoặc giường ngủ.

Đừng tham ăn quá mức

Đừng ăn quá nhiều trước giờ họ. Việc này thường khiến bạn buồn ngủ vì năng lượng và máu của bạn đều tập trung cho hệ thống tiêu hóa thay vì não. Cố gắng tránh ăn các loại thịt đỏ (thịt bò...) đường hoặc bột trắng (bánh ngọt...) trước khi học vì những loại thức ăn này làm giảm khả năng lưu trữ thông tin của não bộ.

Bật nhạc không lời

Bật nhạc không lời vào bất cứ lúc nào bạn học. Việc nghe nhạc có tác dụng hỗ trợ cho sức mạnh não bộ. Loại nhạc tốt nhất cho việc học là loại nhạc Baroque vì loại nhạc này duy trì nhịp điệu sáu nhịp một phút giúp tâm trí bạn thư giãn để học.

Học riêng hay học nhóm?

Học riêng hay học nhóm tốt hơn? Tùy bạn. Học nhóm giúp bạn tổng hợp được năng lực và kiến thức của cả nhóm. Tuy nhiên, nếu bạn chọn học với những học sinh kỷ luật kém, bạn sẽ mất tập trung dẫn đến hiệu quả kém và lãng phí thời gian. Cho nên, bạn nên tìm những học sinh có năng lực và kỷ luật cao hơn bạn. Bằng cách này, bạn sẽ được ảnh hưởng tốt hơn.

Việc học riêng mặt khác lại đảm bảo sự tập trung cao nhất, nhưng điều này cũng có nghĩa là bạn không thể chia sẻ hoặc so sánh bài tập với những học sinh khác.

Tốt nhất là bạn nên học riêng và thỉnh thoảng sắp xếp việc học nhóm. LÊN KẾ HOẠCH TỪ SỚM

Trước kỳ thi, hãy vẽ ra một thời gian biểu chi tiết sắp xếp những gì bạn cần học mỗi ngày cho đến ngày bạn bắt đều thi môn đầu tiên. Việc này sẽ đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian học hết tất cả các môn học cần thiến trước khi thi.

Bạn nên chuẩn bị thi sớm cỡ nào?

Bạn nên sắp xếp thời gian biểu đi ngược bắt đầu từ ngày thi môn đầu tiên của bạn. Bạn phải tính toán lượng thời gian bạn cần để hoàn tất việc ôn lại tất cả các môn học một cách hiệu quả. Cố gắng dành ra năm ngày dự phòng trong trường hợp bạn có việc khẩn cấp

»»--(¯`° † MegaSharesVn Team † °´¯)--»»

khác. Tuy nhiên, luôn luôn nghĩ rằng năm ngày dự phòng đó không tồn tại, nếu không bạn sẽ dễ bị sự trì hoãn cám dỗ.

Trải dài việc ôn bài cho mỗi môn học

Thay vì nhồi nhét ôn một môn cụ thể như địa lý trong vài ngày liên tiếp, tốt hơn là bạn nên chỉ ôn một hoặc hai chương mỗi ngày trong một thời gian dài như 10 ngày. Trải dài việc ôn tập cho mỗi môn học giúp tâm trí bạn có thời gian ghi nhớ chắc chắn hơn, cũng như sắp xếp lại những thông tin đã ôn, trước khi tiếp tục ôn những thông tin khác của cùng môn học đó.

Lên kế hoạch cho mỗi lần học mỗi ngày

Xin nhớ rằng việc đạt được nhiều đỉnh điểm gợi nhớ thông tin nhất, bạn nên luôn luôn lên kế hoạch cho mỗi lần học dài tối đa là 2 giờ đồng hồ.

Sau mỗi lần học, thu giãn ít nhất nửa tiếng trước khi bắt đầu lần học tiếp theo. Mỗi lần học của bạn nên chỉ được chia thành bốn giai đoạn nhỏ dài khoảng 25 phút mỗi giai đoạn. Luôn luôn nghỉ ngơi giữa các giai đoạn từ hai đến năm phút. Trước lúc nghỉ ngơi, tâm trí bạn nên thư giãn càng nhiều càng tốt.

Lên kế hoạch lần ôn bài thứ 3 và thứ tư

Xin nhớ rằng để giữ tâm trí bạn trong trạng thái tốt nhất, bạn phải ôn lại những gì đã học sau 10 phút, sau 24 giờ, sau 1 tuần và một tháng. Hai lần ôn bài đầu tiên (sau 10 phút và sau 24 giờ) đã được tiến hành ngay khi bạn đang học trong học kỳ. Cho nên, bạn chỉ cần sắp xếp theo các giờ học cho đợt ôn bài thứ 3 và thứ tư với từng môn học. Tôi đề nghị đợt ôn bài lần thứ tư của từng môn nên rơi vào đúng ngày trước khi thi môn đó.

CÁCH HỌC TRONG MỖI LẦN

Trong mỗi lần ôn bạn nên làm những việc sau đây:

Ôn lại bài ngày hôm trước

Lý tưởng nhất là bạn nên tự kiểm tra lại tâm trí toàn bộ Sơ Đồ Tư Duy của chương sách bạn đã ôn lần trước mà không cần nhìn lại bài. Bạn cũng phải ôn lại các câu hỏi ứng dụng và bài tập trong chương cụ thể đó.

Ghi nhớ thông tin

Về chương mà bạn chuẩn bị ôn, bạn nên xem lại toàn bộ các Sơ Đồ Tư Duy một cách chi tiết, sau đó sử dụng các hệ thống ghi nhớ như Hệ Thống Liên Kết và Hê Thống Số để đảm bảo bạn ghi nhớ 100% các ý chính. Bạn nên lặp đi lặp lại cho đến khi có thể nhẩm được Sơ Đồ Tư Duy trong tâm trí cả thuộc từng chi tiết.

Tổng ôn lại kiến thức trong ngày

Một phần của tài liệu TÔI TÀI GIỎI BẠN CŨNG THẾ (Trang 128)