0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI "MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I" (Trang 39 -50 )

HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I.

Bất kỳ một doanh nghiệp thương mại nào cũng hoạt động trong môi trường kinh doanh đầy phức tạp và biến động, nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại được nó phải cống hiến một thứ gì đó có giá trị với một số khách hàng thuộc doanh nghiệp thông qua sự trao đổi ấy mà doanh nghiệp thu được lợi nhuận cần thiết cho sự tồn tại.

Với nhận thức trên muốn nâng cao kết quả kinh doanh thiết bị giáo dục chúng ta cần làm rõ ý định kinh doanh của Công ty Thiết bị Giáo dục I là gì? Ý định kinh doanh của Công ty là phải bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục và đào tạo, là sản xuất và cung ứng thiết bị đồ dùng dạy học toàn diện theo cấp học, theo qui mô từng vùng , từng địa phương khác với mục tiêu chống dạy chay học chay, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học trong nhà trường. Đẩy nhanh tốc độ trang bị các thiết bị hiện đại như tin học và phương tiện dạy và học ngoại ngữ.

Căn cứ vào cơ sở lý luận và những kiến thức đã học hỏi được qua quá trình khảo sát thực tế tình hình tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thiết bị Giáo dục I, sau khi đọc tham khảo, nghiên cứu tài liệu và phân tích những ưu nhược điểm, những khó khăn tồn tại về tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ hàng hoá nói riêng. Dựa trên sự hiểu hiết và nhận thức còn hạn chế của mình em xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá:

1/ Khảo sát nắm bắt nhiệm vụ trong năm kế hoạch bằng nhiều cách.

+ Tổ chức hội nghị khách hàng. + Tổ chức tốt công tác tiếp thị.

+ Nắm bắt được tình hình kinh tế ở các địa phương.

+ Nắm bắt được những yếu tố có ảnh hưởng tới công việc tiêu thụ hàng hoá của Công ty như yếu tố kinh tế, tranh mua, tranh bán, kinh phí ở thông tư 30 liên bộ Tài chính & Giáo dục và các nguồn kinh phí tự có khác.

+ Bám sát nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng và mục tiêu đã đề ra.

+ Bám sát chương trình sách giáo khoa.

Mục đích của việc khảo sát nhiệm vụ trong năm kế hoạch là nhằm dự đoán nhu cầu thiết bị giáo dục trên cơ sở phân tích những yếu tố biến động của thị trường, nắm bắt được chủ chương của Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo cũng như khả năng mua sắm của các sở giáo dục và đào tạo các địa phương, Công ty sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, xác định số lượng từng loại mặt hàng cụ thể để sản xuất cung ứng ra thị trường, cũng như các nguồn lực tài chính, lao động cần huy động, các phương thức, hình thức bán hàng để phục vụ cho hoạt động tiêu thụ. Đồng thời thông qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng, Công ty đánh giá được mức độ hoàn thành các chỉ tiêu trong năm kế hoạch, tìm ra những nguyên nhân chưa hoàn thành kế hoạch, phát hiện các năng lực tiềm tàng và khuynh hướng của các chỉ tiêu kế hoạch trong năm tới.

Việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh là bước đi quan trọng, do đó Công ty cần phân tích một cách tỷ mỉ, sâu sắc, chính xác dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn. Cơ sở dữ liệu để phân

tích là các số liệu hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và hạch toán nghiệp vụ công ty.

2/ Tổ chức quá trình thu mua nguyên vật liệu nhằm khai thác tốt nguồn hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Nguồn hàng nguyên vật liệu của Công ty chia làm hai nhóm chính: Nhóm 1: Hàng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.

Nhóm 2: Hàng hoá bổ sung trong quá trình kinh doanh nhằm tạo dự trữ và cân đối nhu cầu.

Với nhóm hàng thứ nhất, đây là nhóm hàng chính duy trì sự tồn tại của Công ty. Công ty có thể tạo nguồn hàng thông qua các nguồn hàng là các doanh nghiệp cung ứng vật liệu sản xuất, khai thác trong nước như các nguyên liệu nhựa, gỗ, giấy ... các nguồn nhập khẩu trực tiếp hoặc thông qua các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nguồn sản xuất trong nước, đây là nguồn hàng chủ yếu của Công ty trong việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất.

Tuy các hướng đi trong việc tạo nguồn hàng là khác nhau nhưng có thể nói có nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu nghiệp vụ quản lý nguồn hàng gây nên tình trạng hàng hoá mua về không đáp ứng nhu cầu sản xuất, chất lượng không cao, khả năng ràng buộc các nguồn hàng với công ty là chưa có, gây nên sự không ổn định và mất cân đối giữa nguyên vật liệu cho sản xuất và quá trình sản xuất. Để giải quyết tình trạng này thời gian tới Công ty cần tiến hành các hoạt động sau:

+ Tổ chức nghiên cứu nhu cầu nguyên vật liệu tại các phân xưởng sản xuất từ đó xây dựng kế hoạch cân đối giữa công tác tạo nguồn hàng và nhu cầu nguyên vật liệu tại các xưởng sản xuất, nhận biết các thông tin ngược từ các phân xưởng để tiến hành điều chỉnh số lượng cũng như chất lượng nguyên vật liệu.

+ Tổ chức hợp lý mạng lưới thu mua: Mục đích chủ yếu là giảm chi phí vận chuyển, nâng cao tính quản lý tới các nguồn hàng nhằm cung ứng một cách đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng và thời gian cần hàng. Thiết lập mạng lưới thu mua hàng hoá trực tiếp đến tận nơi có những nguồn hàng tập trung, những thị trường, nguồn hàng chính. Với các nguồn hàng phân tán mà

Công ty chưa nắm được và quản lý các nguồn một cách chặt chẽ. Nhưng về mặt lâu dài, Công ty cần tiến hành khai thác các nguồn hàng bằng hình thức mua hàng qua đại lý thu mua, liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng nhằm tận dụng nguồn hàng ổn định, chất lượng cũng như thời gian đảm bảo. Để thực hiện nhiệm vụ đa dạng hoá trong kinh doanh cũng như việc mở rộng sản xuất, Công ty cũng nên tiến hành việc thuê gia công hàng hoá trên cơ sở đánh giá các mặt hoạt động của đối tác, tránh tình trạng lệ thuộc hoặc bảo trợ thái quá.

+ Áp dụng các biện pháp kinh tế trong hoạt động tạo nguồn hàng để khuyến khích, động viên hoạt động tạo nguồn hàng tiến hành có hiệu quả. Công ty cần áp dụng các biện pháp kinh tế để khuyến khích các bộ phận tiến hành công tác tạo nguồn hàng nhằm tạo các hàng hoá có khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

+ Tổ chức đa dạng hoá các nguồn hàng nhằm tạo ra các nguồn hàng đúng, đủ về chất lượng, nâng cao khả năng thay thế giữa các nguồn, tránh tình trạng lệ thuộc nguồn hàng.

+ Đầu tư liên doanh, liên kết giúp đỡ các đơn vị nguồn hàng: Hiện nay có thực trạng là các nguyên vật liệu mua về có chất lượng không cao, một phần là do trình độ sản xuất của các đơn vị nguồn hàng còn kém, máy móc lạc hậu, vì thế khẩu hiệu của Công ty là "cứu người - cứu mình". Do vậy Công ty nên tiến hành hộ trợ về vốn cho các cơ sở sản xuất còn khó khăn thông qua hình thức mua hàng nhưng cung ứng tiền trước, đầu tư nâng cao trang thiết bị máy móc, đào tạo người lao động. Từ đó nâng cao khả cạnh tranh với các đối thủ về vấn đề tạo vốn.

+ Đối với các nguồn hàng nhập khẩu hướng đi chủ yếu là chọn thị trường tương ứng với chủng loại hàng hoá của thị trường trong khu vực, đặc biệt là thị trường Trung Quốc với hình thức nhập khẩu trực tiếp với hàng hoá như bản quyền sản xuất có thể mua ở các nước có sự phát triển giáo dục cao như Đức, Nhật cũng tiến hành bởi những hàng hoá này, cũng được coi là nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

+ Nhóm hàng bổ sung cho việc cân đối cung cầu: nhóm hàng này chủ yếu là hàng hoá nhập khẩu đòi hỏi tính đồng bộ cao trong tiêu dùng và các dịch vụ đặc biệt kèm theo như tài liệu sử dụng, chuyên gia lắp đặt. Vấn đề chung cho

cả hai nhóm hàng nhập khẩu là việc xác định thị trường cho hợp lý và phương án phân bổ chi phí giáo dục hiệu quả trong việc mua hàng hoá nhập khẩu. Những mặt hàng mà công ty không đủ khả năng và điều kiện để sản xuất: Giải pháp thứ nhất là dành một phần kinh phí để nhập khẩu các thiết bị dạy học hiện đại trang bị cho các trường điểm đòi hỏi trình độ giáo dục cao. Giải pháp thứ hai là tiến hành nhập khẩu các thiết bị dạy học phù hợp nhằm thoả mãn nhu cầu đại trà và có tính toán đến khả năng chi trả khách hàng. Giải pháp ba tiến hành lựa chọn thị trường nhập khẩu thiết bị dạy học trên cơ sở phân tích nhu cầu.

3/ Tổ chức tốt khâu dự trữ nhằm đảm bảo liên tục cho hàng hóa bán ra tránh tình trạng thiếu hoặc thừa hàng.

Cũng như các loại hàng hóa khác, thiết bị dạy học cũng phải được dự trữ đó là quá trình thiết bị dạy học được giữ lại để cung ứng cho các nhu cầu của Công ty địa phương hay các trường trong cả nước. Nhu cầu mua sắm thiết bị dạy học mặc dù có tính thời vụ thường là trước khi bắt đầu năm học mới. Nhưng do chi phối bởi nguồn ngân sách mua sắm nên hoạt động mua của các trường có thể trải dài trong năm. Như vậy dự trữ thiết bị chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu mua sắm theo các năm học và nhu cầu thường xuyên của các trường phổ thông.

Nguyên tắc hình thành đại lượng dự trữ là mức "tối thiểu" và phải tránh hai hiện tượng: Thứ nhất là nhập nhiều dẫn đến ứ đọng vốn, làm giảm tốc độ quay vòng vốn tăng chi phí bảo quản và nhiều trường hợp, thiết bị dạy học dự trữ bị lạc hậu do sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật ngày nay. Thứ hai tránh nhập "nhỏ giọt" dự trữ không đủ bán ra, không đảm bảo cung ứng kịp thời cho các trường, nhất là vào đầu năm học mới ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả và chất lượng giáo dục đào tạo.

Hàng hóa đã nhập kho phải sắp xếp khoa học đặc biệt đối với mặt hàng thiết bị giáo dục vừa đa dạng mặt hàng vừa đảm bảo tính sư phạm. Vì vậy công tác bảo quản hàng hóa phải hết sức được chú trọng. Tăng cường ý thức

bảo quản hàng hóa cho mọi thành viên trong Công ty đặc biệt nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp quản lý kho, phải tập huấn cho họ hiểu biết về tính năng, tác dụng của từng loại thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả bảo quản hàng hóa.

Thực hiện định hướng và nguyên tắc hình thành dự trữ thiết bị dạy học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tiêu thụ, tiết kiệm nguồn vốn và đảm bảo an toàn cho hoạt động tiêu thụ. Điều này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

4/ Hoàn thiện các kênh phân phối, tổ chức cung ứng nhanh, kịp thời đến thời vụ nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa.

Tiêu thụ sản phẩm trở thành cốt yếu để khẳng định sự thành công hay thất bại của bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc tiêu thụ sản phẩm phải được tiêu thụ càng nhiều thì lợi nhuận đem lại càng lớn. Thu lợi nhuận tối đa là mục đích cuối cùng đạt tới của doanh nghiệp. Có như vậy mới có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng thị trường, cải thiện điều kiện làm việc nâng cao đời sống, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cho quốc gia. Công ty Thiết bị Giáo dục I không là ngoại lệ mà hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường sôi động hiện nay, vì vậy Công ty phải tổ chức tốt khâu tiêu thụ sao cho nhanh kịp thời đúng thời vụ.

Tổ chức khâu tiêu thụ thiết bị dạy học trên thị trường gồm hai công việc rất quan trọng là định hướng phân phối thiết bị theo các kênh khác nhau và tổ chức mạng lưới bán hàng hợp lý, kể cả việc xác định những khâu và những người tham gia mạng lưới phân phối đó. Khi thiết kế kênh phân phối thiết bị dạy học cho thời gian tới, chúng ta cần phải dựa vào một số căn cứ khoa học sau:

+ Kênh phân phối thiết bị dạy học cũng gồm các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp và tuân theo những nguyên tắc phân phối hàng hóa trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

+ Căn cứ vào đặc điểm nguồn hàng, đặc điểm tiêu thụ thiết bị dạy học, đặc điểm thị trường để xác lập kênh phân phối thích hợp.

+ Một bộ phận dữ vai trò lãnh đạo kênh phân phối nhằm đảm bảo sự hoạt động thống nhất của kênh trên toàn bộ thị trường và ở các thị trường khu vực khác nhau. Trong tương lai, khi Công ty có đầy đủ điều kiện thị trường thiết bị dạy học thế giới thì vai trò lãnh đạo của kênh phân phối là rất quan trọng và có thể phân công trách nhiệm theo thị trường khu vực.

+ Hệ thống kênh phân phối thiết bị trường học nói chung và thiết bị dạy học nói riêng phải đảm bảo không tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết trong bản thân hệ thống và các bộ phận trong hệ thống phải có mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau để dòng thiết bị dạy học vận động thông suốt. Hệ thống này cũng phải đảm bảo bao phủ thị trường nội địa và thông suốt với thị trường nước ngoài.

5/ Tăng cường công tác thông tin quảng cáo, các biện pháp kích thích trên thương trường (thông qua việc sử dụng kỹ sảo và nghệ thuật kinh doanh)

nhằm đẩy mạnh tiêu thụ. Mục đích của thông tin quảng cáo là nhằm bổ trợ

đắc lực cho tiêu thụ hàng hóa thông qua lôi kéo khách hàng, kích thích khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của Công ty. Qua đó Công ty có điều kiện để duy trì và mở rộng thị trường tìm kiếm thêm nhiều khách hàng, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ, nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh.

Thị trường hiện tại của Công ty vẫn là thị trường trong nước, việc tiếp tục duy trì thị trường cũ, tăng thị phần và tìm kiếm thị trường mới là hết sức cần thiết cho việc gia tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu và do đó có điều kiện để tăng hiệu quả tiêu thụ hàng hóa.

Trong thời kỳ này, khi mà toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đang là một xu hướng phát triển của kinh tế thế giới thì Công ty cũng không thể đứng ngoài cuộc mà phải xem xét khả năng xâm nhập vào thị trường các

nước thông qua con đường xuất khẩu. Theo em, trước mắt Công ty nên nghiên cứu thị trường ở các nước trong khu vực nhằm tìm kiếm bạn hàng xuất khẩu.

Cùng với với việc tăng cường mở rộng thông tin quảng cáo, việc áp dụng các thủ thuật bán hàng là một việc làm rất cần thiết trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Khi sử dụng các thủ thuật, Công ty cần phải hết sức lưu ý tới "đạo đức nghề nghiệp" vì sản phẩm của Công ty có tính đặc thù khác với các sản phẩm khác trên thị trường. Công ty có thể áp dụng một số thủ thuật như bán trả góp, thuật bán kèm, thuật hạ giá (đối với sản phẩm tồn kho). Những công việc này đòi hỏi vào trình độ của cán bộ, nhân viên làm công tác nghiên cứu thì trường. Do vậy mà vấn đề nâng cao trình độ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI "MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I" (Trang 39 -50 )

×