Vòng quay vốn kinh doanh (vòng/năm)

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN DOANH NGHIỆP (Trang 32 - 34)

DN nhà nước 0,67 0,60 0,59 0,57

DN FDI 0,84 0,92 2,38 2,71

Nguồn: Tạp chí Tài chính số 2 (532) - 2009; trang 48

Như vậy, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam đạt được vừa thấp, vừa thiếu ổn định là điều không phải bàn cải. Điều đáng nói ở đây là sự tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước được thể hiện qua các chỉ tiêu hệ số nợ trên vốn chủ- phản ảnh mức độ tự chủ về tài chính của các doanh nghiệp.

Bảng 1.3: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

của Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI giai đoạn 2003 -2006

LOẠI DOANH NGHIỆP 2003 2004 2005 2006

1. DN nhà nước 3,12 2,68 3,22 3,50 - DN trung ương 3,62 3,02 3,87 4,26 - DN địa phương 1,51 1,42 1,22 1,17 2. DN FDI 1,15 1,19 1,32 1,34 - DN 100% vốn nước ngoài 1,66 1,76 2,00 2,03 - DN liên doanh 0,84 0,79 0,79 0,75

Theo báo cáo mới đây của Bộ Tài chính cho thấy: hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều có tổng tài sản gấp 10 đến 20 lần so với vốn chủ sở hữu, tổng số vốn vay nợ ngân hàng bình quân gấp từ 6 đến 8 lần, riêng các doanh nghiệp xây dựng và thương mại nhà nước số vay nợ ngân hàng lớn gấp 10 đến 20 lần vốn chủ sở hữu. Một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu quá cao, như: CIENCO 5 là 42 lần; tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ là 21,8 lần; LILAMA là 21,5 lần (báo cáo của Bộ Tài chính tại hội nghị sắp xếp đổi mới doanh

nghiệp nhà nước, ngày 23/4/2008). Trong khi đó, hệ số an toàn giữa vốn vay trên

vốn chủ sở hữu theo qui định của Mỹ và EU từ 2,5 đến 3,5 lần; của Singapore và Thái Lan từ 3 đến 4 lần. Tình trạng nợ quá cao đã mang lại gánh nặng rủi ro trong thanh toán và làm giảm hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổng công ty và các tập đoàn.

Theo số liệu tổng hợp của 74 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước 3 năm 2005, 2006 và 2007 đã phản ảnh rõ một thực tế là: hiện nay nhiều Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thay vì mở rộng các hoạt động kinh doanh chính có tính chất thế mạnh của mình, thì họ tăng cường đầu tư vào các hoạt động tài chính- là lĩnh vực hoạt động có nguy cơ rủi ro cao nhất. Trong khi tăng trưởng về doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty chỉ đạt mức 7% thì doanh thu hoạt động tài chính lên tới 56%. Các tập đoàn, tổng công ty đã đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp với giá trị lên tới 116.768 tỷ đồng; trong đó có 28 tổng công ty tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm và đầu tư bất động sản với giá trị đầu tư lên tới 23.344 tỷ đồng, bằng 8% vốn chủ sở hữu. Một số tổng công ty có tỷ trọng đầu tư trên tổng tài sản vào các hoạt động tài chính ở mức cao như tổng công ty rượu bia

nước giải khát Sài Gòn 17%; tổng công ty thuốc lá 15,1%; tổng công ty đường sông Miền Nam 50,2%. Riêng tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có tổng mức đầu tư vào các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản lên tới 3.323 tỷ đồng (gấp 1,1 lần vốn chủ sở hữu hiện có), điều này đồng nghĩa với việc tập đoàn đã sử dụng cả vốn vay để đầu tư tài chính. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản diễn biến phức tạp của những tháng cuối năm 2007 và năm 2008 vừa qua có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, việc thua lỗ, mất vốn đối với các tập đoàn, tổng công ty đầu tư vốn vào lĩnh vực tài chính, bất động sản là điều khó tránh khỏi.

Từ sự phân tích trên đây cho thấy: mặc dầu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước vẫn ngày càng được cải thiện rõ rệt, tài sản và vốn của Nhà nước giao vẫn được bảo toàn, phát triển, tuy nhiên tính bền vững trong sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhà nước là không cao, thậm chí có những dấu hiệu cho thấy nguy cơ sa sút, thiếu ổn định ở không ít các doanh nghiệp nhà nước nếu không sớm có những giải pháp khắc phục kịp thời [37].

Tóm lại, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề các doanh nghiệp đều phải quan tâm; không chỉ đối với vốn doanh nghiệp tự huy động mà cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; không thể sử dụng vốn với bất cứ giá nào, hoặc sử dụng một cách tràn lan kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN DOANH NGHIỆP (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w