những năm gần đây.
Bảng 1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Việt Tường Đơn vị tính: VNĐ
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
I. TÀI SẢN 1,321,620,274 3,177,326,031 4,996,573,146 A. Tài sản ngắn hạn 1,074,304,98 4 2,763,612,698 4,407,371,659 B. Tài sản dài hạn 247,315,290 413,713,333 589,201,487 II. NGUỒN VỐN 1,321,620,274 3,177,326,031 4,996,573,146 A. Nợ phải trả 609,981,168 1,306,744,97 4 2,040,183,939 B. Vốn chủ sở hữu 711,639,106 1,870,581,057 2,956,389,207
Từ bảng 1, ta có:
Bảng 2: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Việt Tường
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
CƠ CẤU TÀI SẢN Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản 81.302 % 86.968 % 88.21% Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản 18.698% 13.032 % 11.79% CƠ CẤU NGUỒN VỐN Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn 53.82% 58.9% 59.2% Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 46.18% 41.1% 40.8%
Nguồn: Phòng Marketing – Công ty TNHH Việt Tường
Qua bảng số liệu trên ta thấy: nhìn chung tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty có sự biến động tăng giảm:
- Về tài sản: Tài sản ngắn hạn chiếm trên 80% tổng tài sản của Công ty, trong khi đó tài sản dài hạn chiếm dưới 20% tổng tài sản, điều này chứng tỏ rằng tình hình tài chính phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Do Công ty chuyên về nhập khẩu mỹ phẩm từ Nhật Bản và phân phối lại, là doanh nghiệp thương mại nên cần có khoản tiền và tương đương tiền nhiều để có tiền thanh toán tiền mua hàng. Mặt khác, phải có nhiều hàng tồn kho nhiều để quay vòng vốn nhanh. Như vậy, Công ty có tình hình kinh doanh khá ổn định. So với năm 2009 thì ở năm 2010 tổng tài sản tăng nhiều hơn, điều này thể hiện quy mô của Công ty tăng nhanh và ngày càng mở rộng.
- Về nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu chiếm trên 53%, trong khi đó khoản nợ phải trả chiếm dưới 47%. Điều này chứng tỏ rằng khả năng tự chủ về vốn của Công ty là khá cao, hạn chế mạo hiểm rủi ro do đi vay.
Qua phân tích trên ta thấy tình hình tài chính của Công ty TNHH Việt Tường đã phản ánh hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần nhất
là khá tốt, cần phải phát huy để đưa Công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ.
2.1.3.2.Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây.
Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Việt Tường
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1 Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 2,838,733,150 4,365,971,585 7,085,971,882
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 50,332,848 0 0
3 DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,788,400,302 4,365,971,585 7,085,971,882 4 Giá vốn hàng bán 1,138,347,737 1,748,176,882 2,845,869,343 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,650,052,565 2,617,794,703 4,240,102,539 6 Doanh thu hoạt động tài chính 50,405,185 44,392,667 36,746,935 7 Chi phí tài chính 20,135,534 35,587,230 32,901,895 8 Trong đó:
Chi phí lãi vay 17,348,854 30,589,025 30,719,349 9 Chi phí QLKD 1,063,376,518 920,267,456 963,189,290
10 Lợi nhuận thuần
từ HĐKD 616,945,698 1,706,332,684 3,280,758,289
11 Thu nhập khác 0 0 0
12 Chi phí khác 0 0 0
13 Lợi nhuận khác 0 0 0
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 616,945,698 1,706,332,684 3,280,758,289
15 Chi phí thuế TNDN 154,236,425 426,583,171 820,189,572
16 Lợi nhuận
Như vậy: Qua bảng số liệu trên ta thấy các chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đều tăng. Cho thấy kết quả kinh doanh của Công ty năm sau tốt hơn năm trước, nó thể hiện sự cố gắng của Công ty trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời cũng cho thấy sự phát triển của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2.1.3.3.Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
Đối với mặt hàng hóa mỹ phẩm được nhập khẩu vào nước ta luôn có một vị thế nhất định, nhất là từ các thị trường khó tính thì khi nhập về Việt Nam luôn nhận được quan tâm đặc biệt từ người tiêu dùng, nhưng bên cạnh đó không phải không có những khó khăn và thử thách. Dưới đây là một số những khó khăn và thuận lợi được nêu ra đối với các mặt hàng hóa mỹ phẩm nói chung và với các sản phẩm được nhập khẩu của công ty TNHH Việt Tường.
Thuận lợi:
- Là những sản phẩm hàng đầu tại đất nước Nhật Bản, đã vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe nhất đối với các sản phẩm thiên nhiên tại đó.
- Một lượng khá lớn người nước ngoài hiện sống tại Việt Nam và vẫn duy trì thói quen về tiêu dùng hóa mỹ phẩm giống khi ở nước nhà nên có thể quảng cáo và PR cho các sản phẩm này khi đưa vào thị trường Việt Nam.
- Người tiêu dùng Việt Nam rất chuộng hàng ngoại, nhất là những hàng được nhập khẩu chính hãng. Đối với người Việt Nam các sản phẩm của Nhật được xem như những hàng hóa an toàn nhất.
- Thị trường mở cửa và cạnh tranh minh bạch là ưu thế đầu tiên. Các hàng hóa được nhập khẩu có thể cạnh tranh trực tiếp với các hàng hóa địa phương mà không lo sợ các hàng hóa địa phương được bảo vệ, và hàng hóa của mình bị làm khó tại thị trường nhập khẩu. Đó là điều kiện rất thuận lợi cho các mặt hàng hóa mỹ phẩm vốn đã có danh tiếng.
- Thị trường trong nước (bán buôn, bán lẻ, lưu chuyển hàng hóa...) đã phát triển hơn nhiều. Cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh... đã và đang được đầu tư thích đáng, trước mắt là ngang bằng với các nước trong khu vực.
- Chỉ số giá tiêu dùng cao cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm cao. - Trình độ dân trí Việt Nam tương đối cao, nhất là ở khu vực thành thị. Tỷ lệ người tốt nghiệp đại học, cao đẳng… cao là điều kiện để quảng cáo và đưa thông tin sản phẩm đến với lượng lớn người tiêu dùng hơn nhờ sự mua sắm thông minh và nhu cầu chăm sóc tốt hơn cho gia đình và bản thân
- Ở nước ta, mạng Internet và viễn thông đã phủ khắp tạo điều kiện để quảng cáo và cung cấp thông tin đến cho người tiêu dùng, khách hàng mục tiêu của sản phẩm. Các hình thức quảng cáo Online và PR nở rộ khiến thông tin đến được với nhiều khách hàng hơn.
Khó khăn:
- Cạnh tranh mạnh mẽ từ các sản phẩm ngoại nhập đã được đưa vào trước và đã có được những vị trí trong tâm trí khách hàng. Khiến khách hàng mua dùng thử và thay đổi thói quen là điều khá khó đối với một mặt hàng mới.
- Phải cạnh tranh với những sản phẩm được sản xuất trong nước khi họ đang có hệ thống phân phối phủ khắp và đã tồn tại lâu năm.
- Không phải là sản phẩm mới nhưng vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến.
- Sự bão hòa về thông tin, cả những thông tin có lợi và những thông tin không có lợi đến sản phẩm được đưa ra mà không có cơ quan nào có thể kiểm soát. Các nguồn thông tin được đến từ mọi nơi.
- Người tiêu dùng bắt đầu không còn tin vào quảng cáo vì sự thổi phồng quá mức của các đoạn quảng cáo đưa ra.
- Các thiết kế của sản phẩm vẫn khá hạn chế, khó thu hút khách hàng. - Vì là các sản phẩm thiên nhiên lành tính nên các mặt hàng còn hạn chế, mùi hương vẫn còn đơn giản.
- Vẫn tập trung vào các thị trường bán buôn, các đại lý, chưa chú trọng vào bán lẻ.
- Là sản phẩm có thời gian xuất hiện trên thị trường ngắn.
2.2.1. Đặc điểm sản phẩm.
Bảng 4: Danh sách các mặt hàng nhập khẩu của Công ty
STT Mã hàng Tên sản phẩm Dung tích Đơn vị tính Ghi chú
1 16731 Sữa tắm Naïve Đào 580ml Chai
2 16732 Sữa tắm Naïve Lô Hội 580ml Chai
3 16735 Sữa tắm Naïve Lựu 580ml Chai
4 16733 Sữa tắm Naïve Tầm Xuân 580ml Chai
5 16739 Sữa tắm Naïve Mơ 580ml Chai
6 167279 Sữa tắm Naive Táo 580ml Chai
7 2226 Sữa tắm Bouncia dưỡng ẩm – xanh 600ml Chai 8 2240 Sữa tắm Bouncia dưỡng ẩm tăng cường - đỏ 600ml Chai 9 1588 Sữa tắm Milky hương cỏ hoa - đỏ 580ml Chai 10 1632 Sữa tắm Milky hương cam quýt – xanh 580ml Chai 11 52002 Gội, tắm 2 trong 1 Cow baby 350ml Chai
12 167415 Sữa tắm Naive Đào 420ml Túi
13 16742 Sữa tắm Naive Lô Hội 420ml Túi
14 167453 Sữa tắm Naive Lựu 420ml Túi
15 167439 Sữa tắm Naive Tầm Xuân 420ml Túi 16 167491 Sữa tắm Naive Mơ và Ôliu 420ml Túi
17 167576 Sữa tắm Naive Táo 420ml Túi
18 2233 Sữa tắm Bouncia dưỡng ẩm – xanh 450 ml Túi 19 2257 Sữa tắm Bouncia dưỡng ẩm tăng cường - đỏ 450ml Túi 20 1595 Sữa tắm Milky hương cỏ hoa - đỏ 430ml Túi 21 1649 Sữa tắm Milky hương cam quýt – xanh 430ml Túi 22 67381 Sữa rửa mặt Naïve – Đào 110g Tuýp 23 67382 Sữa rửa mặt Naïve - Lô Hội 110g Tuýp 24 67383 Sữa rửa mặt Naïve - Trà Xanh 110g Tuýp 25 67384 Sữa rửa mặt Naïve - Lựu 110g Tuýp 26 82537 Sữa rửa mặt Skinlife 110g Tuýp 27 60133 Sữa rửa mặt Tẩy trang Naive lựu 110g Tuýp 28 71581 Dầu gội Naïve – Đào 550ml Chai 29 71601 Dầu xả Naïve – Đào 550ml Chai 30 71582 Dầu gội Naïve - Lô Hội 550ml Chai 31 71602 Dầu xả Naïve - Lô Hội 550ml Chai
32 72062 Dầu gội Ichikami 550ml Chai
33 72064 Dầu xả Ichikami 550g Chai
34 7206 Ichikami -Dầu gội
Loại nhỏ 200ml Chai 35 72063 Dầu xả Ichikami - Loại nhỏ 200g Chai
36 61742 Dầu hấp (ủ) tóc Ichikami 180g Hộp
37 72065 Dầu gội Ichikami 380ml Túi
38 72066 Dầu xả Ichikami 380g Túi
39 61743 Dầu hấp (ủ) tóc Ichikami 170g Túi
4 76047 Dầu gộiResche 550ml Chai
41 76048 Dầu xả Resche 550ml Chai
42 61684 Dầu hấp (ủ) Resche 250g Hộp
43 76041 Dầu gội Resche 400ml Túi
45 61685 Dầu hấp (ủ) Resche 220g Túi 46 78172 Bộ gội, xả thực vật Umino, kem ủ 520ml Bộ 47 59252 Gội xả thực vật 2 in 1 Umino 520ml Chai 48 59269 Gội, xả thực vật 2 in 1 thực vật Umino 400ml Túi 49 59276 Gội, xả thực vật 2 in 1 thực vật Unino bạc hà 520ml Chai 50 59283 Gội, xả thực vật 2 in 1 thực vật Umino bạc hà 400ml Túi
51 Giấy thấm dầu Gói
Công ty TNHH Việt Tường là đại diện độc quyền về nhập khẩu và phân phối 3 sản phẩm Kracie, Cow - Brand, Hakugen của Nhật Bản tại Việt Nam từ năm 2009.
Yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong kinh doanh của công ty là sự chủ động quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài và các nhà phân phối trong nước. Các mối quan hệ cởi mở chân thành đã giúp cho Công ty TNHH Việt Tường nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, đáp ứng tốt nhất cho mọi nhu cầu của khách hàng.
Sản phẩm công ty kinh doanh là những sản phẩm hoá mỹ phẩm nhập khẩu chính hãng từ các công ty mẹ có uy tín tại Nhật Bản, đã vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe theo tiêu chuẩn nội địa của Nhật Bản.
Tuy nhiên các thiết kế về hình dáng, màu sắc của sản phẩm vẫn khá hạn chế, mùi hương còn đơn giản khó thu hút người tiêu dùng.
Đặc điểm sản phẩm do Công ty phân phối là mỹ phẩm Nhật Bản với chiết xuất từ thiên nhiên, được sản xuất theo tiêu chuẩn nội địa của Nhật Bản của các hãng có uy tín tại thị trường Nhật Bản nên sản phẩm đã mang lại cho người tiêu dùng sự hài lòng tuyệt đối khi sử dụng. Đa số khách hàng sau lần sử dụng đầu tiên đều có cảm nhận tốt và trở thành khách hàng trung thành của Công ty, có người còn tìm đến tận văn phòng Công ty để mua hàng.
2.2.2. Đặc điểm khách hàng.
Khách hàng là đối tượng mà công ty phục vụ, là mắt xích cuối cùng trong kênh phân phối sản phẩm và là người quyết định sự thành bại của cả công ty. Để có thể bảo vệ và phát triển thị trường của công ty, các nhà quản trị
cần phải hiểu rõ về đặc điểm của đối tượng mà mình phục vụ. Do đó vấn đề nghiên cứu về khách hàng có một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ và phát triển thị trường của công ty. Hầu hết các công ty có thị phần lớn và phát triển thị trường mạnh trong lĩnh vực mà mình kinh doanh đều là những công ty có kế hoạch nghiên cứu khách hàng một cách bài bản và hiểu rất rõ về đặc điểm của khách hàng của họ.
Khách hàng của Công ty TNHH Việt Tường chủ yếu là những người có thu nhập trung bình trở lên, có nhu cầu sử dụng mỹ phẩm chất lượng cao và được nhập khẩu chính hãng từ nước ngoài. Vì vậy, cần tăng cường hoạt động động quảng bá, giới thiệu sản phẩm và khuyến khích khách hàng dùng thử sản phẩm mẫu. Ngoài ra cũng cần lựa chọn các nhà phân phối có uy tín trên thị trường để có thể dễ dàng hơn trong việc tạo lòng tin với khách hàng.
2.2.3. Đặc điểm cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong đó tất yếu phải cạnh tranh nhau rất quyết liệt, kẻ nào mạnh thì thắng, yếu sẽ thua. Cạnh tranh quyết định sự tồn vong của mỗi doanh nghiệp trên thương trường, cạnh tranh ở đây được hiểu là cạnh tranh trên mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Với số dân trên 88 triệu người, đại đa số là tầng lớp trẻ tuổi có nhu cầu chi tiêu cho mỹ phẩm cao, Việt Nam có thể nói là thị trường tiềm năng để phát triển sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm. Cơ hội càng cao đồng nghĩa với cạnh tranh càng nhiều, các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực đưa ra các chiêu thức xây dựng hình ảnh, thương hiệu, phong cách bán hàng ngày càng đa dạng. Thị trường mỹ phẩm là một trong những thị trường có tính cạnh tranh rất gay gắt tại Việt Nam và Công ty TNHH Việt Tường cũng không phải là ngoại lệ. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hàng mỹ phẩm nhập khẩu và công ty mỹ phẩm trong nước đang từng bước chiếm lĩnh và chi phối thị trường như: Unilever, P&G, SC Perfume… Những công ty này đang trên đà phát triển mạnh và rất có tiềm năng về vốn và công nghệ. Do đó,
cạnh tranh trên thị trường mỹ phẩm hiện nay là rất khó khăn khi mà các sản phẩm mỹ phẩm xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều, với những mẫu mã, chủng loại và giá cả ngày càng đa dạng, mang lại cho người tiêu dùng rất nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Cạnh tranh ở đây được hiểu là cạnh tranh trên mọi lĩnh vực của doanh nghiệp, vì thế việc chiếm lĩnh và cạnh tranh nhằm bảo vệ và phát triển thị trường là tất yếu. Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau đã dẫn tới tình trạng tranh chấp về thị phần, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc thiết lập các chính sách bảo vệ và chiếm lĩnh thị phẩn của doanh nghiệp.
Trong tình hình đó, Công ty nên chủ trương phát huy nội lực tiềm tàng về vốn, nguồn lực sẵn có đồng thời tận dụng cơ hội thuận lợi bên ngoài để làm động lực phát triển bền vững. Phát huy tối đa thế mạnh, ưu thế của các sản phẩm đang kinh doanh nhằm giữ vững lòng tin và lôi cuốn khách hàng.
Tuy nhiên, với ưu thế thế là mỹ phẩm nhập khẩu chính hãng từ một quốc gia có uy tín lớn trên thế giới là Nhật Bản với chất lượng tốt, được chiết