TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1 Chuyển động cơ học là

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn ma trận đề (Trang 81)

- Có hai loại điện tích là điện tích âm () và điện tích dương (+) Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau.

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1 Chuyển động cơ học là

Câu 1. Chuyển động cơ học là

A. sự dịch chuyển của vật.

B. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác. C. sự thay đổi tốc độ của vật.

D. sự không thay đổi khoảng cách của vật.

Câu 2. Công cơ học được thực hiện khi

A. Cô phát thanh viên đang đọc tin tức. B. Một chiếc xe đang dùng và tắt máy. C. Học sinh đang nghe giảng bài trong lớp. D. Chiếc ô tô đang chạy trên đường.

Câu 3. Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động không đều là A. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

B. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời. C. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất. D. Chuyển động của kim phút đồng hồ.

Câu 4. Lực là đại lượng véctơ vì A. lực làm cho vật bị biến dạng B. lực có độ lớn, phương và chiều C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ D. lực làm cho vật chuyển động

Câu 5. Một người đi xe đạp trong một nửa quãng đường đầu với tốc độ v1 = 12km/h và nửa quãng đường còn lại với tốc độ v2 = 20km/h. Tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường là

A. 11km/h B. 14km/h. C. 15km/h D. 16km/h

Câu 6. Bạn Hà nặng 45kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học, biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một bàn chân là 0,005m2. Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là:

A. 45000 N/m2 B. 450000 N/m2.

C. 90000 N/m2 D. 900000 N/m2

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau

Câu 7. Với điều kiện nào thì một vật nhúng trong lòng chất lỏng sẽ nổi lên, chìm xuống hoặc lơ lửng? lấy ví dụ minh họa?

Câu 8. Phát biểu định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản? lấy ví dụ minh họa?

Câu 9. Một thùng cao 80cm đựng đầy nước, tính áp suất tác dụng lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 20cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.

Câu 10. Một cục nước đá có thể tích 360cm3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần cục đá ló ra khỏi mặt nước biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3, trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.

1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM

A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6

B. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 7:2 điểm.

- Một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì:

+ Vật chìm xuống khi FA < P. + Vật nổi lên khi FA > P. + Vật lơ lửng khi P = FA

- Lấy được ví dụ, chẳng hạn như: một lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước lại chìm còn gấp thành thuyển thả xuống nước lại nổi?

0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm

Câu 8. 2 điểm

- Định luật: Khi sử dụng các máy cơ đơn giản nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Không cho lợi về công. - Ví dụ khi sử dụng các máy cơ đơn giản không được lợi về công, chẳng hạn như: Dùng mặt phẳng nghiêng để di chuyển vật lên cao hay xuống thấp, nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. Công thực hiện để di chuyển vật không thay đổi.

Câu 9. 1 điểm

Đổi: h = 80cm = 0,8m; h' = 20cm = 0,2m Áp dụng công thức p = d.h.

Áp suất tác dụng lên đáy thùng là: p = d.h = 10000.0,8 = 8000 N/m2.

Áp suất tác dụng lên điểm cách đáy thùng 20 cm là:

pA = d.hA = d.(h - h') = 10000.(0,8 - 0,2) = 10000.0,6 = 6000 N/m2.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 10. 2 điểm

Khối lượng của cục nước đá: m = D.V = 0,92.360 = 331,2g = 0,3312kg Trọng lượng của cục nước đá: P = 10.m = 10.0,3312 = 3,321N

Khi cục đá nổi, trọng lượng của vật bằng lực đẩy Ác-si-mét: P = FA = d'.V' 3 3 ' ' 0,0003312m 331,2cm 10000 3,312 d P V = = = = ⇒

Thể tích phần cục nước đá ló ra khỏi mặt nước: Vnôi = V - V' = 360 - 331,2 = 28,8cm3 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 2. ĐỀ SỐ 2.

Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (70% TNKQ, 30% TL)

2.1. NỘI DUNG ĐỀ

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn ma trận đề (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w