1. Giải pháp sử dụng vốn ODA có hiệu quả:
Thứ Nhất: Trong quá trình tiếp nhận viện trợ phát triển, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắng đã cho thấy nguồn vốn ODA thường đến với những quốc gia đang phát triển có tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, đời sống xã hội của nhân dân, nhất là những người dân nghèo, được quan tâm và cải thiện.
Thứ hai, mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 3-4% trong GDP của Việt Nam, song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân,....
Thứ ba, ODA có vai trò quan trọng hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện khung thể chế, pháp lý (xây dựng và hoàn thiện các Luật, các văn bản dưới Luật) thông qua việc cung cấp chuyên gia quốc tế, những kinh nghiệm và tập quán tốt của quốc tế và khu vực trong lĩnh vực pháp luật đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Thứ tư, nguồn vốn ODA có vai trò tích cực hỗ trợ phát triển năng lực con người trong việc đào tạo và đào tạo lại hàng vạn cán bộ Việt Nam trong thời gian qua trên rất nhiều lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế và xã hội, thông qua việc cung cấp học bổng nhà nước, cử chuyên gia nước ngoài để đào tạo tại chỗ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu và triển khai,...
Có thể nói, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA là nguồn vốn rất có lợi cho Việt Nam. Tuy nhiên để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này là một vấn đề rất nan giải. Thực tế cho thấy những năm qua , Việt Nam đã thu hút rất nhiều nguồn vốn ODA. Đây là một thuận lợi lớn cho Việt Nam. Nhưng có đến 80% vốn ODA là vay, mà đã vay thì phải trả. Vì vậy, việc chọn phương án đầu tư ra sao để phát huy được tốt nhất lượng tiền vay khổng lồ, rồi thực hiện ra sao cho tiết kiệm và kinh tế nhất .
Nếu vẫn giữ tư tưởng hưởng thụ, còn việc trả thì đã có thế hệ sau lo thì nguồn ODA sẽ không bao giờ sử dụng có hiệu hệ sau lo thì nguồn ODA sẽ không bao giờ sử dụng có hiệu quả . hơn nữa tệ nạn thất thoát trong xây dựng đang là một căn bệnh trầm kha . Do đó nếu Chính phủ không có những biện pháp hữu hiệu để thay đổi tư tưởng trên và ngăn chặn tình trạng dùng “tiền chùa” này thì trong tương lai, Việt Nam sẽ không còn thu hút nhiều nguồn ODA nữa, sẽ không còn là đối tác quan trọng của các tài trợ quốc tế. Như vậy nhu cầu vốn của Việt Nam không được đáp ứng, thiếu vốn thì sẽ không đầu tư, tăng trưởng và phát triển nền kinh tế - xã hội. Vì vậy mà việc nhanh chóng đưa ra các biện pháp, chính sách nhằm nâng cao thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Chính Phủ là rất quan trọng và cần thiết.