Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU (Trang 45)

RỒNG PHƯƠNG ĐÔNG

1. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản nông sản

1.1. Xu hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm tới

1.1.1. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Việt Nam với lợi thế là một quốc gia có nguồn tài nguyên đất và nước rất phong phú, với khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho việc sản xuất nông sản. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Việt nam đã đạt những thành tựu rất đáng kể. Ngoài đáp ứng tốt cho thị trường tiêu thụ trong nước, Việt nam đã trở thành một cường quốc về xuất khẩu các mặt hàng nông sản, với những mặt hàng xuất khẩu như gạo, cà phê, tiêu,... đứng hàng nhất nhì thế giới.

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ, nhưng cơ cấu nông sản xuất khẩu phản ánh rõ thực trạng nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, chủ yếu phát triển theo bề rộng trên cơ sở khai thác lợi thế sẵn có, khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế còn thấp kém. Sức cạnh tranh của ngay cả những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực cũng còn thấp kém. Chính điều này đã làm hạn chế hiệu quả xuất khẩu nông sản, hạn chế khả năng thâm nhập và củng cố vị thế trên thị trường thế giới. Sức cạnh tranh thấp kém của nông sản

và thách thức lớn nhất với nông nghiệp việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong bối cảnh Việt nam gia nhập WTO đã mở ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt nam thị trường rộng lớn, điều đó tạo điều kiên cho hàng hóa của Việt Nam có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Những thành công trong xuất khẩu nông sản của Việt nam những năm qua và những năm tới đây đã đang và sẽ góp phần rất lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trước

1.1.2. Xu hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Trước hết là việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Nguyên nhân có tính bao trùm cản trở khả năng và hiệu quả xuất khẩu nông sản là do chất lượng sản phẩm không cao, không ổn định, không đồng đều, khối lượng phân tán nhỏ bé, mẫu mã không hấp dẫn... Do vậy cần nâng cao đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, trước mắt cũng như lâu dài cần tập trung cho công tác nghiên cứu lai tạo giống, tạo ra những giống có năng suất, chất lượng cao. Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến bảo quản. Đẩy mạnh việc phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp bằng việc thay thế các giống cây trồng có năng suất và chất lượng thấp, không phù hợp với yêu cầu thị trường bằng các loại giống cây mới có năng suất, chất lượng cao, bảo đảm được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất theo yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Phát triển công nghiệp chế biến là cách thức nâng cao giá trị gia tăng của nông sản và thu hẹp tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô. Việc phát triển công nghiệp chế biến còn tạo nên thị trường nội địa to lớn và ổn định cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, tỷ trọng nông sản chế biến trong tổng sản lượng sản xuất còn rất thấp.

Trên cơ sở nắm vững đặc điểm và khả năng từng loại nông sản, đầu tư tạo dựng những sản phẩm và ngành hàng chủ lực cho các thị trường xuất khẩu. Duy trì và phát triển quan hệ thương mại với các nước thuộc thị trường truyền thống, đặc biệt là thị trường Đông Âu vì đây là thị trường có nội dung trao đổi lớn và yêu cầu về chất lượng sản phẩm không khắt khe. Đồng thời vươn tới mở rộng và củng cố vị thế hàng nông sản trên thị trường khu vực và các thị trường mới như Tây Âu, EU, Trung Quốc, Nhật và các nước trong khối ASEAN...

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nông sản thông qua các hoạt động tham gia hội chợ- triển lãm trong và ngoài nước; quảng bá hàng hoá và doanh nghiệp sản xuất hàng hoá; tiến tới thành lập các trung tâm giao dịch nông sản ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung…

1.2. Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của công ty Cổ phần Rồng Phương Đông

Trong thời gian tới Công ty vẫn xác định việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản sẽ vẫn giữ vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu chung của toàn công ty. Dựa trên những triển vọng xuất khẩu nông sản trong thời gian tới, định hướng xuất khẩu nông sản của công ty đến 2010 cụ thể là:

- Công ty tiếp tục duy trì những thị trường cũ, thâm nhập sâu hơn vào những thị trường đó. Đồng thời tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu mới. Đẩy mạnh việc xuất khẩu một số mặt hàng nông sản vào thị trường EU, Nhật Bản, đồng thời tìm kiếm những thị trường mới nhiều tiềm năng như Trung Quốc và Châu Phi.

- Về sản phẩm xuất khẩu: nâng cao chất lượng hàng nông sản, đẩy mạnh công tác bảo quản thu mua, chế biến sau thu hoạch, đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng của những thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, EU.

- Công ty tập trung các thế mạnh cho công tác xuất khẩu dựa trên những tiềm lực sẵn có của Công ty và những tác động tích cực của thị trường nông sản trong nước, do vậy ngoài việc xuất khẩu những mặt hàng nông sản truyền thống công ty sẽ mở rộng các mặt hàng xuất khẩu mới nhiều triển vọng. Đầu tư mạnh hơn cho xuất khẩu hàng nông sản - là mặt hàng chủ lực của Công ty, khai thác thêm thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng và đồ gia dụng.

- Nghiên cứu và thực hiện hợp tác, đầu tư liên doanh liên kết với các công ty, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu - tận dụng lợi thế để tăng cường xuất khẩu. Đảm bảo kết quả kinh doanh vượt năm trước. Bảo đảm khai thác có hiệu quả nguồn vốn doanh nghiệp có và tăng cường bổ sung thêm. Hoàn thành các khoản nộp ngân sách theo đúng số lượng và thời gian.

- Nâng cao hiệu quả cho công tác làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu nhất là khâu đàm phán giao dịch. Đẩy mạnh công tác xúc tiến tiêu thụ hàng nhập khẩu mà công ty mới kinh doanh.

- Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty để đáp ứng tốt nhu cầu về nguồn nhân lực trong bối cảnh Việt Nam đã là thành biên của WTO.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w