Thành lập ban chỉ đạo: Đồng chí Chủ tịch UBND xã, thị trấn làm trưởng

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế phát triển Đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012-2015 (Trang 29)

ban, đ/c phó chủ tịch UBND xã, thị trấn làm phó ban trực, đ/c hội nông dân làm phó ban. Các thành viên ban chỉ đạo gồm: Chủ nhiệm HTX.NN, cán bộ khuyến nông, thú y, tài chính, địa chính, phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên làm ban viên

VII. Phân công nhiệm vụ

1. Phòng Nông nghiệp và PTNT:

- Chủ trì tổ chức xây dựng, trình UBND huyện phê duyệt các dự án đầu tư để phát triển chăn nuôi giai doạn 2011-2015, khi đề án đã được phê duyệt.

- Hàng năm phối hợp với phòng Tài chính kế hoạch, UBND các xã xây dựng kế hoạch và phân khai kế hoạch, phân bổ nguồn tài chính để tham mưu cho UBND huyện giao chỉ tiêu cho từng xã, trạm trại. Tăng cường các công tác quản lý nhà nước về tổ chức triển khai đề án và xây dựng mô hình.

- Phối hợp với trạm giống chăn nuôi cùng với các xã triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất do UBND huyện giao hàng năm .

- Phối hợp với trạm thú y tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y nhằm quản lý tốt dịch bệnh.

2. Phòng Tài chính - Kế hoạch:

- Tham mưu kế hoạch cho UBND huyện, giao cho các điạ phương triển khai kế hoạch phát triển hàng năm.

- Phối hợp với phòng NN và PTNT và các phòng ban liên quan để hướng dẫn việc lập, thẩm định các mô hình đảm bảo chất lượng, nhanh chóng, đúng tiến độ.

- Làm việc với sở KH-ĐT, các ban ngành cấp tỉnh để kêu gọi đầu tư phát triển chăn nuôi trâu bò hàng hoá ở Yên thành.

- Ưu tiên tạo mọi điều kiện thuận lợi, đơn giản nhất để các hộ nông dân được tiếp cận vay vốn phục vụ sản xuất chăn nuôi.

4. Phòng Công thương:

- Chịu trách nhiệm dự báo thông tin thị trường để định hướng các sản phẩm mà thị trường yêu cầu về sản phẩm chăn nuôi. Qua đó giúp người chăn nuôi thông tin về nhu cầu thị trường được tốt để tổ chức sản xuất các sản phẩm phù hợp

5. Phòng Tài nguyên và môi trường:

Phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT khảo sát, lựa chọn, quy hoạch vùng chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung trên địa bàn toàn huyện. Thẩm định hồ sơ cho thuê đất lâu năm để các hộ yên tâm đầu tư phát triển gia trại, trang trại chăn nuôi bền vững và đảm bảo môi trường.

6. Phòng Lao động thương binh - XH:

Phối hợp với phòng Nông nghiệp & PTNT và các phòng ban ngành liên quan để lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập kinh tế cho các hộ nghèo, nhằm xoá đói giảm nghèo trên địa bàn toàn huyện.

7. Trạm Thú y huyện:

Tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh như Tụ huyết trùng trâu bò, Lở mồm long móng ở gia súc, Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng lợn, Cúm gia cầm H5N1, lép tô…Tăng cường quản lý giết mổ gia súc, kiểm dịch vận chuyển động vật ra vào địa bàn huyện. Thường xuyên theo dõi, phát hiện kịp thời các ổ dịch để bao vây, khống chế và dập tắt kịp thời, không để dịch lây lan trên diện rộng. Tổ chức tốt công tác tiêm phòng vaccin phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Quản lý ấp nở gia cầm theo quyết định 1407/QĐ.TTg của Thủ Tướng Chính Phủ.

8. Trạm giống chăn nuôi: Thực hiện tốt các chương trình đầu tư của tỉnh

như Sin hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn và chăn nuôi trâu bò hàng hoá. Tổ chức sản xuất đủ tinh, phối tinh cho đàn lợn và đàn bò.

Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT về chăn nuôi - thú y cho người dân trong độ tuổi. Xây dựng mô hình trình diễn, báo cáo những mô hình đạt hiệu quả để nhân ra diện rộng. Tổ chức tham quan các mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao.

10. Các tổ chức đoàn thể: (Hội LH phụ nữ, Hội Nông dân, Huyện đoàn):

Tuyên truyền, đào tạo, khuyến khích các hội viên phát triển chăn nuôi tăng thu nhập kinh tế gia đình cho các hội viên.

KẾT LUẬN

Đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2012-2015 được xây dựng trên cơ sở thực trạng ngành; tiềm năng của địa phương; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để đưa chăn nuôi của huyện Yên Thành phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế xã hội cao, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Việc thực hiện thành công Đề án sẽ góp phần quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế nói chung; nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị đầu tư, đơn vị diện tích; góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi.

Để thực hiện thành công Đề án này, đòi hỏi sự nổ lực cao của toàn Đảng, toàn dân huyện nhà; sự trợ giúp của các Sở, ban ngành cấp tỉnh; sự phối hợp, lồng ghép của các chương trình, dự án đầu tư phát triển trên địa bàn.

UBND huyện yêu cầu các phòng ban chuyên môn có liên quan; các chương trình, dự án trên địa bàn; UBND các xã, thị trấn Quy Đạt; các tổ chức đoàn thể xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong trong giai đoạn 2012-2015, theo phần hành trách nhiệm để triển khai thực hiện thành công Đề án này./.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế phát triển Đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012-2015 (Trang 29)