Sự chuyển hóa nội dung các điều ước quốc tế quan trọng về môi trường mà Việt Nam tham gia.

Một phần của tài liệu vấn đề lý luận chung về luật môi trường (Trang 36)

mà Việt Nam tham gia.

1.Công ước Basel về Kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng (Công ước Basel) Công ước Basel được thông qua năm 1989.

Việt nam tham gia ngày 13/3/1995.

Các văn bản thực hiện công ước: Nghị định số 175/CP về Quy chế quản lý chất thải nguy hại, thống kê tổng lượng chất thải và nguồn thải; Thành lập Ban Thư ký Công ước

2.Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Công ước POP)

Dự án POP VIE/01/G31 được Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và UNDP tài trợ về xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia cho Việt Nam trong quá trình tham gia, thực hiện và hiệu lực hóa Công ước Stockholm. Dự án triển khai theo phương thức quốc gia điều hành và được giao cho Cục Bảo vệ Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện

3.Công ước Các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt là nơi cư trú của các loài chim nước (Công ước Ramsar)

Công ước Ramsar được thông qua năm 1971, Việt nam tham gia ngày 20/9/1989, phê chuẩn năm 1991.

Các văn bản thực hiện công ước: Nghị định số 109/2003/NĐ- CP của Chính phủ; Chiến lược bảo tồn đất ngập nước; Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học; Quy chế quản lý rừng đặc dụng; Quy chế quản lý các khu bảo tồn biển

4.Công ước quốc tế về đa dạng sinh học (CBD)

Công ước CBD được ký kết năm 1992 và có hiệu lực thi hành từ ngày 29/11/1993. Nghị đinh thư Cartagena về An toàn sinh học đã được 103 quốc gia ký kết.

Các văn bản về thực hiện công ước: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và Phát triển, Kế hoạch hành động đa dạng sinh học; Chiến lược Bảo vệ môi trường giai đoạn 2001- 2010; Chương trình Nghị sự 21.

5.Công ước Vienna về Bảo vệ tầng Ozon (1985) và Nghị định Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon (1987)

Việt nam chính thức tham gia từ tháng 1/1994. Đến nay đã có 180 quốc gia phê chuẩn. Hiện đã có 36 văn bản pháp quy liên ngành được ban hành; 60 công ty đa quốc gia và trong nước tham gia; 28 dự án do Quỹ đa phương hỗ trợ thực hiện.

6.Công ước Khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (1992) và Nghị định thư Kyoto về cơ chế phát triển sạch (1997)

Đến tháng 2/2004 đã có 120 nước phê chuẩn Nghị đinh thư, Việt nam phê chuẩn ngày 25/9/2002. Các văn bản về thực hiện công ước: Chương trình quốc gia của Việt Nam thực hiện Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu, kiểm kê khí nhà kính quốc gia, xây dựng các phương án giảm nhẹ khí nhà kính; Thành lập đội công tác quốc gia về biến đổi khí hậu; Thành lập cơ quan đầu mối quốc gia về biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu vấn đề lý luận chung về luật môi trường (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w