- Cho vay có đảm bảo tiền vay:
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân * Hạn chế.
* Hạn chế.
Bên cạnh những ưu điểm mà NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum đã đạt được, thực trạng cho vay hộ nông dân trong 3 năm qua còn tồn tại một số vấn đề cần phải quan tâm và khắc phục như:
- Dư nợ của Chi nhánh trong 2 năm 2009 - 2012, tăng 19.691 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,58%.
- Nợ quá hạn năm 2009 là 3.975 triệu đồng, đến năm 2010 giảm còn 1.917 triệu đồng, giảm 52% tương ứng 2.058 triệu đồng.
- Công tác huy động vốn đạt mức kế hoạch năm nhưng vẫn còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư tín dụng, sử dụng vốn TW nhiều; vì thế các biện pháp tiếp cận, thu hút khách hàng, các giải pháp để huy động vốn vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến mức tăng trưởng huy vốn không cao.
- Đội ngũ cán bộ tín dụng không đồng đều, có những trường hợp chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại. Chi nhánh phải dành thời gian để tập huấn cho cán bộ, CBTD ngay vào đầu năm tới.
- Tín dụng hộ nông dân chưa được mở rộng, chưa có nhiều dự án mới, cơ hội đầu tư còn hạn chế. Hầu như Chi nhánh chỉ cho vay những đối tượng truyền thống như chăn nuôi bò, lợn, trồng và chăm sóc cà phê… Vì vậy, chưa xây dựng được các dự án mới khả thi, số dư nợ hộ nông dân chủ yếu thông qua dự án phục hồi nông nghiệp từ nguồn vốn tài trợ ủy thác đầu tư của Ngan hàng Thế giới.
Công tác thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập, chưa được lượng hóa vào một số chỉ tiêu cơ bản, cụ thể. Hầu hết các cán bộ tín dụng đều áp dụng cho vay từng lần đối với hộ nông dân, không linh hoạt trong việc định kỳ gia hạn nợ. Việc xác định vốn tự có tham gia của khách hàng vay vốn rất chung chung dựa trên giới hạn tối thiểu về mức vốn tự có mà NHNo & PTNT Việt Nam ban hành tại quy chế cho vay.
- Việc gia hạn nợ đôi lúc còn chưa sát sao chặt chẽ. Khi có nợ đến hạn, nếu còn thời hạn để gia nợ là là cán bộ tín dụng và khách hàng tiến hành gia nợ chứ không xem xét tới nguyên nhân của việc gia hạn nợ.
- Vấn đề kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay đối với khách hàng của NHNo & PTNT Việt Nam không qui định nhiệm vụ của cán bộ tín dụng được phép trực tiếp thu nợ gốc, thu tiền lãi vay của khách hàng, trong thực tế phổ biến hiện nay là cán bộ tín dụng trực tiếp thu lãi từ các hộ vay sau đó mới mang tiền về nộp cho ngân quỹ, điều này tại nên những bất lợi dễ dẫn đến rủi ro đáng kể.
Đối với cho vay qua tổ, nhóm, theo qui định (văn bản số 2684/NHNo & PTNT VN-06 ngày 15/11/1999 và số 1850/NHNo-TD ngày 11/06/2002), ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi trực tiếp đến từng tổ viên theo lịch hẹn trước hoặc vào ngày sinh hoạt định kỳ của tổ. Tuy nhiên, tại địa phương chưa thực hiện được quy định này, thêm vào đó một số nơi hộ vay chưa thực sự tự nguyện muốn vào tổ vay vốn.
- Hộ nông dân vay vốn đến 30 triệu đồng không phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản chỉ nộp giấy đề nghị vay vốn xác nhận của UBND có thẩm quyền về việc đất đang sử dụng không có tranh chấp. Trên thực tế đã có những trường hợp xác nhận trùng lập dẫn đến hộ nông dân vay vốn ở nhiều tổ chức tín dụng khác nhau (như vay ở cả ngân hàng nông nghiệp và cả ở quỹ tín dụng nhân dân), hoặc sau khi xác nhận về vay vốn nhưng đến khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại không nộp cho ngân hàng.
- Thực tế cho thấy hầu hết nông dân vay vốn của ngân hàng được rồi thì việc sử dụng vốn lại không dễ dàng gì. Do đó, người nông dân không dám vay vốn vì sợ làm ăn thua lỗ, có những trường hợp lại sử dụng vốn sai mục đích.
* Nguyên nhân.
- Việc qui định cho hộ nông dân vay tới 30 triệu đồng không phải thế chấp là một giải pháp tốt nhưng bên cạnh đó còn có những mặt hạn chế là: việc xác nhận đất đang sử dụng không có tranh chấp có tình trạng chồng chéo khi cho vay; khi đến hạn trả nợ nếu có rủi ro khách hàng không trả được nợ xảy ra thì cơ chế xử lý chưa có, dẫn đến việc cán bộ tín dụng ngần ngại trong việc cho vay. Từ đó, cho vay hộ nông dân thường là cho vay trung hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng quá chú trọng đến đầu tư cho các dự án lớn, mang tính dài hạn mà vô tình quên đi những nhu cầu trước mắt thiết thực của người nông dân. Thêm vào đó, liên tiếp trong những năm qua thời tiết trở nên bất thường, giá cả hạ thấp quá mức làm cho vốn đầu tư vào một đối tượng như cà phê, cao su không đạt hiệu quả, khi đến hạn hầu như khách hàng không có khả năng trả nợ, dẫn đến việc thu hồi nợ trung gian và dài hạn trở nên khó khăn.
- Nợ quá hạn của Chi nhánh tăng lên qua hai năm một phần lớn là do thiên tai, dịch bệch, hạn hán mất mùa. Có vụ cà phê giá hạ xuống thấp, có những mùa hạn hán, sâu bệnh, trâu, bò bị lỡ mồm long móng… làm cho nông dân bị thất thu, không có nguồn trả nợ ngân hàng. Có những trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, làm ăn không có hiệu quả, xảy ra rủi ro dẫn đến nợ quá hạn.
- Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của khí hậu, thời tiết nên khả năng rủi ro còn cao, thiên tai hạn hán luôn rình rập mà khả năng khắc phục lại hạn chế, giá cả các mặt hàng nông sản thường xuyên biến động trong khi đó Chính phủ chưa có chính sách cụ thể khuyến khích sản xuất cho người nông dân. Chính vì thế tín dụng hộ nông dân chưa được mở rộng, chưa có nhiều dự án mới, cơ hội đầu tư còn hạn chế.
- Tỉnh Kon Tum chưa chú trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ chế biến sau thu hoach, nhằm tăng giá trị sản phẩm nông sản, khuyến khích đầu tư hàng hóa hàng hóa của hộ nông dân cả về số lượng lẫn chất lượng.
Trong những năm qua, việc đầu tư công nghệ chế biến sau thu hoạch chưa có hiệu quả: nhà máy mỳ vo viên đã giải thể, nhà máy đường đang hoạt động thua lỗ, công nghệ chế biến cà phê, cao su chưa được đẩy mạnh đầu tư.
- Thiếu đồng bộ trong việc phối hợp tìm biện pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, còn tình trạng ngành nào ngành ấy làm, chưa có chương trình, mục tiêu hành động đồng bộ nên nông nghiệp nông thôn phát triển chậm, còn nặng tính tự phát.
- Kinh tế nông hộ rất phong phú, đa dạng; đối tượng cho vay mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều lĩnh vực; mức độ và hiệu quả sử dụng vốn của từng loại, hộ cũng khác nhau. Chính vì vậy nội dung thẩm định cho vay đối với hộ nông dân vẫn là những món vay nhỏ, lẻ, địa bàn rộng, cán bộ tín dụng vì muốn giải quyết nhanh cho ngân hàng nên nhiều lúc công tác thẩm định còn chưa chặt chẽ.
- Sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan đến ngân hàng chưa đi vào các nội dung cụ thể. Công tác xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật cho các loại cây trồng, vật nuôi theo từng vùng cụ thể chưa hoàn chỉnh, ảnh hưởng đến công tác thẩm định cho vay củ ngân hàng.
- Vấn đề gia hạn nợ vay đang trở thành thủ tục phổ biến trong cho vay của hộ nông dân, nó không phản ánh đúng thực chất tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của hộ vay. Qua thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp hộ vay xin gia hạn nợ và ngân hàng xét duyệt cho gia hạn nợ không phải do nguyên nhân khách quan như chế độ quy định, mà thực chất là do hồ sơ, thủ tục rườm rà phức tạp và do thời gian cho vay chưa phù hợp với thời gian sinh trưởng, phát triển thực tế của cây trồng, vật nuôi.
- Phần lớn hộ nông dân có nhu cầu vốn thường xuyên, nhưng phương thức cho vay tại chi nhánh còn đơn điệu, chủ yếu cho vay từng lần, nhiều khi chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của hộ vay.
- Khi xét duyệt thời gian cho vay, ngân hàng thương cho hộ vay với thời gian tối đa của chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi mà không xem xét đến tình hình thực tế, đối tượng vay nhiều khi đã có một thời gian sinh trưởng nhất định rồi thì hộ vay mới đến vay vốn ngân hàng. Vì thế, dễ dẫn đến tình trạng hộ vay không có khả năng trả nợ khi vốn vay đến hạn, vì vốn vay đang được sử dụng quay vòng lần thứ hai, hoặc hộ vay đã tiêu thụ sản phẩm nhưng lại sử dụng tiền vay đầu tư vào đối tượng khác khi chưa đến kỳ trả nợ ngân hàng. Như vậy, một phần nguyên nhân dẫn đến việc ngân hàng phải cho gia hạn nợ cũng xuất phát chính việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng của bản thân ngân hàng tạo ra.
- Hiện nay, bình quân mỗi cán bộ tín dụng phải quản lý khoản 1000 hộ vay; món vay lại nhỏ, phân tán trên địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn nhất là cho vay ở các vùng sâu, vùng xa… Bên cạnh đó trong quy định về cho vay hiện hành của NHNo &
PTNT Việt Nam không quy định cụ thể. Cán bộ tín dụng phải kiểm tra, giám sát khách hàng sử dụng vốn vay khi nào? Kiểm tra bao nhiêu lần trong thời gian cho vay? Từ đó hiện tượng “kiểm tra trên giấy” vẫn có thể xảy ra, nhất là đối với những hộ vùng sâu, vùng xa. Thực tế cho thấy trong hồ sơ tín dụng hầu hết chỉ có một biên bản kiểm tra của cán bộ tín dụng sau khi phát tiền vay và một biên bản kiểm tra khi cho gia hạn nợ, nhưng nội dung biên bản kiểm tra ghi rất chung chung, sơ sài mang tính chất đối phó để không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định 20/2000/NĐ-CP của Chính phủ “V/v xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng” mà chưa phản ánh được sát thực tình hình sử dụng vốn vay của hộ nông dân. Bên cạnh đó, đối với những hộ vay vốn qua tổ vay vốn thì cán bộ tín dụng thường có tâm lý ỷ lại vào việc đôn đốc, giám sát sử dụng vốn vay của các tổ trưởng.
- Việc cán bộ trực tiếp thu lãi của khách hàng là do đặc thù của tín dụng hộ nông dân: món vay nhiều, nhỏ, lẻ, phân tán trên địa bàn rộng lại xa các điểm giao dịch của ngân hàng, đường xá đi lại khó khăn, đồng thời các hộ vay lại rất ngại đến ngân hàng làm thủ tục trả lãi hàng tháng, nhất là các món vay với số tiền nhỏ, vào những thời điểm mùa vụ bận rộn. Bên cạnh đó việc làm này đáp ứng việc hoàn thành các chỉ tiêu thụ lãi hàng tháng, hàng quý và đảm bảo nhu cầu tài chính cho ngân hàng.
- Đối với cho vay qua tổ vay vốn, do công tác khuyến nông, khuyến lâm chưa triển khai mạnh mẽ đến tận người vay nên tính hấp dẫn của hộ gia đình vào tổ vay vốn của ngân hàng còn bị hạn chế.
- Đã có một số nơi hộ vay vốn chưa thực sự tự nguyện vào tổ vay vốn vì họ có sự so sánh giữa lợi ích của việc vay vốn qua tổ vay vốn và vay vốn trực tiếp tại ngân hàng. Mặt khác do công tác tuyên truyền, vận động quần chúng chưa làm tốt, có nơi chỉ “phát” nhưng chưa “động” tại cơ sở.
- Việc thành lập tổ vay vốn chưa được phổ biến rộng rãi trong hội viên. Nhận thức về tổ vay vốn còn chưa được đúng trong nhiều hội viên như là tư tưởng chỉ khi cần vay vốn mới xin gia nhập vào tổ. Việc thành lập tổ lại không kịp thời nên ảnh hưởng rất lớn đến việc vay vốn của hộ viên, kể cả việc xử lý nợ đến hạn của ngân hàng.
- Cán bộ hội viên còn e ngại, sợ mất lòng, đụng chạm tới việc bình xét của tổ cho hội viên vay vốn còn chưa thực chất, kết quả chưa cao, việc tái thẩm định của cán bộ tín dụng còn nặng nề hơn do số lượng khách hàng tăng lên.
- Hộ nông dân vay vốn đến 30 triệu đồng không phải thế chấp là một qui định thuận lợi cho nông dân. Tuy nhiên, khi chưa có quyền sử dụng đất, khách hàng chỉ phải
nộp xác nhận của chính quyền địa phương về đất đai đang sử dụng, không có tranh chấp mà không phải cam kết thêm điều gì (ví dụ không vay vốn ở các tổ chức tín dụng khác hoặc khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ nộp vào ngân hàng…). Chính vì vậy đã xảy ra những trường hợp vay vốn nhiều nơi, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý thu hồi nợ.
- Thực tiễn cho thấy, một bộ phận không nhỏ người nông dân thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp. Một số cơ quan và cán bộ khuyến nông, khuyến lâm đôi khi chỉ quan tâm đến việc đầu tư vốn mà không chú ý đến việc hướng dẫn phương hướng sản xuất, phổ biến kỹ thuật sản xuất, không tính toán cụ thể khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Chính vì thế nông dân đã gặp khó khăn trong việc sử dụng vốn, phát huy nội lực của tiền vốn và các tiềm năng khác. Việc vay và sử dụng vốn vay có hiệu quả trong thực tế sản xuất là trách nhiệm và là nỗi lo của người nông dân. Vấn đề này đòi hỏi sự quan tâm, hổ trợ của nhiều ngành, nhiều cấp.