Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 35 - 40)

Nguyên nhân từ phía NHNN

Xét một cách toàn diện thì có thể nói rằng ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa có đủ mức độ độc lập để điều hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả. Vai trò quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước tuy đã phát huy được tác dụng trên nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn còn những bất cập và hạn chế, đặc biệt trong khâu tổ chức, điều hành thị trường tiền tệ, trong hoạt động thanh tra, giám sát để phát hiện, ngăn chặn các sai phạm trong việc sử dụng hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ làm sao cho các công cụ đó thực sự phát huy những ảnh hưởng của nó trên thị trường nhằm hướng tới mục tiêu mà chính sách tiền tệ đã xác định.

Các văn bản pháp lý của NHNN không chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn quy trình pháp luật mà còn can thiệp chi tiết vào cả quy trình nghiệp vụ của các NHTMNN như tín dụng, bảo lãnh, kho quỹ. kế toán, sử dụng quỹ dự phòng,... Điều này đã hạn chế đáng kể tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các NHTMNN đồng thời tạo ra sự ỷ lại, đối phó và hành chính hoá các quyết định kinh doanh của các NHTMNN. Các văn bản pháp lý vẫn còn thiếu đồng bộ, các khung pháp lý để đảm bảo cho hệ thống NHTMNN hoạt động an toàn chưa đầy đủ.

thời phát hiện và xử lý khách quan các vụ vi phạm. Mô hình tổ chức thanh tra của NHNN cồng kềnh, tốn kém và không hiệu quả, đặc biệt là việc tiến hành thanh tra thường xuyên tại chi nhánh của các NHTM (thay vì thanh tra chủ yếu tại Hội sở chính ở Trung ương) đã làm giảm trách nhiệm và hiệu lực của các cơ quan kiểm soát, kiểm toán nội bộ cũng như HĐQT và Ban điều hành của các NHTM.

Thiếu cơ quan phân tích, đánh giá về tài chính và dự báo xu hướng phát triển của các NHTMNN để kịp thời điều chỉnh các qui định và biện pháp giám sát. Đặc biệc là công tác hoạch định chiến lược phát triển toàn ngành cả về mô hình phát triển, chính sách, công nghệ và dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế chưa được quan tâm đúng mức.

Các công cụ của chính sách tiền tệ còn lạc hậu, mang nặng tính hành chính, dễ thay đổi ngoài dự kiến của các đối tượng điều chỉnh (mặc dù đầu quý II năm 2000 NHNN đã đưa vào áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ mang tính thị trường như lãi suất cơ bản và nghiệp vụ thị trường mở nhưng cả hai công cụ này vẫn còn rất sơ khai, chưa thể có tác động hữu hiệu đối với vốn khả dụng của các NHTM). Đây cũng là một trong những cản trở lớn cho việc xây dựng một chiến lược kinh doanh ổn định và vững chắc của các NHTMNN.

Hệ thống thống kê, kế toán, kiểm toán và thông tin tài chính toàn ngành còn yếu kém và chưa phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Đây là công cụ quản lý chỉ đạo rất quan trọng để NHNN giám sát toàn hệ thống.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Đi lên từ một nước nghèo nàn lạc hậu và ảnh hưởng nặng nề của thời kỳ bao cấp, trong số khách hàng của các NHTMNN có một bộ phận không nhỏ khách hàng còn thiếu hiểu biết về pháp luật, thiếu năng lực quản lý, đạo đức kinh doanh yếu. Hiện tượng bao cấp, đầu cơ, lừa đảo và gian lận trong quan hệ tín dụng cũng như trong hoạt động thương mại còn khá phổ biến.

hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường nhưng vẫn mang đậm tính chất bao cấp, ỷ lại, trì trệ và hiệu quả kinh doanh thấp.

- Một số DNNN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thay thế nhập khẩu như chương trình xi măng, mía đường, phân bón, sắt thép, cơ khí ... có thể có hiệu quả trước mắt do được bảo hộ mậu dịch, nhưng về lâu dài thì rất dễ bị tổn thương do việc cắt giảm hàng rào thuế quan và tăng cường sử dụng các biện pháp phi thuế quan. Các khoản cho vay và bảo lãnh vay dài hạn từ những chương trình này có thể rủi ro lớn và sẽ là nguy cơ bất ổn cho các NHTMNN trong những năm tới.

- Môi trường kinh doanh và đầu tư ở Việt Nam thiếu ổn định rủi ro khá lớn

- Khối lượng tài sản thế chấp có khả năng phát mại thấp, gây khó khăn cho việc thu hồi nợ.

Nguyên nhân từ cơ chế chính sách Nhà nước

Nguyên nhân sâu xa căn bản nhất chính là chế độ sở hữu nhà nước đã tạo sự ỷ lại trông chờ vào Nhà nước, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm, còn quá nhiều quy định trói buộc doanh nghiệp và ngân hàng dẫn đến không phát huy được tính năng động chủ động sáng tạo đổi mới trong hoạt động và hạn chế tâm huyết người lao động. Cơ chế bao cấp còn khá đậm nét trong nhiều chính sách của Nhà nước đối với các hoạt động ngân hàng (nhất là trong chính sách tín dụng nông thôn, tín dụng với DNNN và tín dụng với 'Ngân sách Nhà nước). Chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động tín dụng thương mại cả vnghiệp vụ lẫn mô hình tổ chức. Mô hình tổ chức và quản lý các DNNN nói chung và các NHTMNN Việt Nam nói riêng chưa được giải quyết cơ bản như trách nhiệm và quyền hạn thực tế của Hội đồng quản trị và Ban điều hành, quyền tự chủ ra các quyết định kinh doanh, tự chủ về tổ chức, nhân sự, tài chính, đầu tư, phân phối thu nhập, khen thưởng và xử phạt vật chất. Đây cũng là những nguyên nhân chủ yếu làm xói mòn động lực và hạn chế hiệu quả hoạt động của các NHTMNN.

- Cơ chế chính sách về bù lãi suất, bù đắp các khoản nợ khoanh hoặc xoá nợ không đáp ứng kịp thời các nghiệp vụ phát sinh gây tổn thất lớn đến nguồn vốn ngân hàng và làm giảm hiệu quả hoạt động của NHTM. Nhiều trường hợp sự thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước đã trực tiếp tạo ra các khoản nợ xấu cho NHTMNN Việt Nam nhưng việc bù đắp chưa kịp thời (Di dân làm chương trình quốc gia; đóng cửa rừng; tăng giá một số hàng hoá độc quyền của Nhà nước v.v

...).

Chế độ thanh tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng còn nhiều đầu mối, nhiều lượt kiểm tra, thanh tra với các khía cạnh, góc nhìn khác nhau đã làm giảm lòng tin của dân chúng vào ngân hàng và gây trở ngại lớn cho hoạt động kinh doanh.

Cơ chế lương thưởng và các chế độ đãi ngộ đối với người lao động đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng còn nhiều bất cập nên không thể khuyến khích và thu hút nhân tài. Điều này, hạn chế cả năng suất lao động cũng như như sáng kiến để cống hiến. Trong thời điểm hiện tại, khi các NHTM cổ phần cũng như các NHTM nước ngoài đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam thì với chính sách lương thương bất hợp lý như hiện nay thì việc thu hút nhân tài cũng như việc giữ lại những cán bộ đã đào tạo tốt làm việc lâu dài cho các NHTMNN là điều khó thực hiện.

* Trong chương 2 tác giả đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của các NHTMNN VN. Sự khác biệt của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trước năm 1990 và sau năm 1990 đó là trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp và trong thời kỳ kinh tế thị trường có điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Tác giả cũng khẳng định vai trò của các NHTMNN Việt Nam đối với sự phát triển của ngành ngân hàng nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Một bức tranh tổng thể về các NHTMNN Việt Nam được tác giả phác họa rõ nét. Hơn thế, trên cơ sở phân tích các số liệu về hoạt động kinh doanh của các NHTMNN từ năm 2000-2005, tác giả đưa ra những đánh giá xác thực về những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế yếu kém của các NHTM NN. Những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc NHTMNN Việt Nam hiện nay hoạt động không hiệu quả, rất khó đứng vững trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế được tác giả phân tích chi tiết để khẳng định những đòi hỏi cấp thiết phải đưa ra nhưũng giải pháp và kiến nghị ở chương 3 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM NN Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w