Doanh thu hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC II – TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN (PETROLIMEX SAIGON) (Trang 51)

IV. Các khoản đầu tư tài chính dà

6.Doanh thu hoạt động tài chính

260.888.67 2 6,01% 0,02% 0,02% 7.Chi phí tài chính (785.990.475 ) -60,46% 0,01% 0,00% 8.Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (41.576.969.957) -13,31% 1,63% 1,30%

9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 17.010.751.507 39,9% 0,22% 0,29% 10.Thu nhập khác (2.957.401.354) -31,96% 0,05% 0,03% 11.Chi phí khác (1.343.691.311 ) -21,43% 0,03% 0,02% 12.Lợi nhuận khác (1.613.710.043 ) -54,12% 0,02% 0,01%

13.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

5.238.176.10

1 11,48% 0,24% 0,24%

14.Chi phí thuế TNDN hiện hành 4.819.103.627 36,54% 0,07% 0,09%

15.Lợi nhuận sau thuế TNDN

419.072.47

4 1,29% 0,17% 0,16%

• Qua bảng phân tích trên, ta thấy trong giai đoạn năm 2010 và năm 2011 tình hình kinh doanh của Công ty có những biến động khá rõ rệt. Vì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, dầu nhờn, nhiên liệu… đối với

người dân ngày càng tăng nên đòi hỏi Công ty cần phải có lượng hàng cần thiết để cung ứng cho thị trường, do đó tổng doanh thu tăng là hợp lý. Theo số liệu cho thấy tổng doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1.731.245.228.730 đồng tương ứng với tỷ lệ 9,04%.

• Giai đoạn năm 2010 và năm 2011 là giai đoạn Việt Nam và thế giới chịu nhiều ảnh hưởng kéo dài của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, bong bóng bất động sản vỡ và thị trường chứng khoán suy giảm khó phục hồi. Tất cả những khó khăn trên làm cho nguồn cung và giá xăng dầu thế giới phức tạp khó dự báo. Giá xăng dầu trong nước trong giai đoạn này thay đổi liên tục. Tình hình đảm bảo ngoại tệ cho nhập khẩu xăng dầu cũng gặp nhiều khó khăn, chịu nhiều rủi ro do biến động giá. Công ty Xăng dầu khu vực II cũng không tránh khỏi khó khăn trên do đó lợi nhuận sau thuế của Công ty trong giai đoạn này cũng khá thấp. Lợi nhuận thấp chủ yếu là do Công ty phải chịu phần chi phí hàng hóa đầu vào và chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh quá lớn.

• Bên cạnh đó thị trường xăng dầu trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng nên Công ty phải nhập hàng từ nước ngoài về liện tục. Giá xăng dầu thế giới và tỷ giá hối đoái biến động khó lường là nguyên nhân chính làm giá nguyên vật liệu tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng theo. Trong năm 2011 giá vốn hàng bán đã tăng 1.809.646.228.527 đồng tương ứng với tỷ lệ là 9,63% (cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu), kéo theo đó là sự giảm xuống của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2011 đã giảm 78.400.999.797 đồng tương ứng với tỷ lệ là 22,27%.

• Mặc dù dư âm của cuộc khủng hoảng 2008 vẫn còn kéo dài đến hiện tại nhưng Công ty vẫn cố gắng khắc phục. Bằng nhiều biện pháp khác nhau, Công ty đã tăng cường giám sát và đẩy mạnh tình hình kinh doanh, tiết kiệm chi phí. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2011 đã giảm 41.576.969.957 đồng tương ứng với tỷ lệ 13,31%. Chi phí hoạt động tài chính cũng giảm 785.990.475 đồng tương ứng với tỷ lệ 60,46% cùng với doanh thu hoạt động tài chính tăng 260.888.672 đồng tương ứng với tỷ lệ 6,01%. Mặc dù thu nhập khác giảm 2.957.401.354 đồng tương

ứng 31,96% nhưng chi phí khác cũng giảm 1.343.691.311 đồng tương ứng với tỷ lệ 21,43%. Tỷ lệ giảm của chi phí khác thấp hơn tỷ lệ giảm của thu nhập khác đã kéo theo lợi nhuận khác giảm chỉ 1.613.710.043 tương ứng với tỷ lệ là 54,12%. Những nỗ lực không ngừng nghỉ đó bước đầu đã đưa đến những thành quả nhất định. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 5.238.176.101 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,48%. Đây là một tỷ lệ khá cao nếu so với bình quân ngành xăng dầu vốn chỉ thường tăng trưởng từ 8% đến 10% mỗi năm, nhất là trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. • Một điểm cũng cần lưu ý là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện

hành tăng rất nhanh. Trong năm 2011 chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã tăng thêm 4.189.103.627 tương ứng với tỷ lệ tăng 36,54% so với năm 2010. Điều này có thể lý giải do năm 2011 là năm bước ngoặt của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam Petrolimex nói chung và của Công ty Xăng dầu khu vực II nói riêng. Chính phủ đã đồng ý cổ phần hóa toàn Petrolimex chuyển sang mô hình kinh doanh đa ngành nghề, trong đó kinh doanh xăng dầu là trục chính. Theo chỉ đạo của Tổng Công ty, Công ty Xăng dầu khu vực II đã thực hiện những nghiệp vụ cần thiết để trả nợ thuế dẫn đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tăng cao.

• Tóm lại, hiểu được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong giai đoạn này, Công ty đã cố gắng hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Công ty luôn đảm bảo cân đối cung ứng đầy đủ và kịp thời nguồn hàng góp phần bình ổn thị trường xăng dầu trong thời điểm khó khăn. Công ty đã tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hóa hệ thống kho bể, cầu cảng, hệ thống xuất cấp, nâng sức chứa Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, đầu tư cải tạo nâng cấp các cửa hàng bán lẻ xăng dầu khang trang, ổn định được các bộ phận phân phối. Do phải chia sức đầu tư nhiều mục tiêu năm 2011 lợi nhuận sau thuế Công ty thu về không cao, chỉ đạt 419.072.474 đồng, tăng trưởng 1,29% so với năm trước. Tổng chi phí vẫn còn khá cao trong đó chủ yếu là chi phí giá vốn nhưng Công ty đã cố gắng tiết kiệm chi phí ở các khâu khác một cách hợp lý và có hiệu quả.

Các tỷ số tài chính cần phân tích

Chỉ tiêu

Năm

2010 Năm 2011

1. Hệ số thanh toán ngắn hạn 0,989 0,995 2. Hệ số thanh toán hiện hành 0,588 0,962 3. Hệ số thanh toán nhanh 0,571 0,945 4. Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu 8,031 3,621 5. Số vòng quay hàng tồn kho 30,57 36,65 6. Số ngày dự trữ hàng tồn kho 11,77 9,822 7. Số vòng quay các khoản phải thu 17,177 15,204 8. Số ngày thu tiền bán hàng bình quân 20,958 23,678 9. Số vòng quay của tài sản 8,086 8,943

10. ROS 0,169% 0,153%

11. ROA 2,819% 1,636%

12. ROE 2,42% 9,169

13. Tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận 4,28 2,12 14. Tỷ suất dòng tiền trên doanh thu 0,72% 0,33% 15. Tỷ suất dòng tiền trên tài sản 5,95% 2,98%

CHƯƠNG 48: Phân tích khả năng thanh toán

CHƯƠNG 49: Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

• Kết quả bảng trên cho thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của năm 2011 cao hơn so với năm 2010, có nghĩa là nhìn chung khả năng thanh toán ngắn hạn của năm 2011 cao hơn năm 2010. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty cả 2 năm đều nhỏ hơn 1, cụ thể năm 2010 đạt 0,588 và năm 2011 là 0,962. Hệ số cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì Công ty có 0,962 đồng để có thể thanh toán ngay. Vậy khả năng thanh toán năm 2011 tăng so với năm 2010,

kết luận này phù hợp với kết quả hệ số thanh toán ngắn hạn đã đưa ra, điều này cho ta thấy khả năng thanh toán nợ của Công ty khá tốt. Tuy nhiên khả năng thanh toán hiện hành được tính toán dựa trên giá trị tài sản ngắn hạn, mà bản thân tài sản ngắn hạn chứa đựng cả khoản mục hàng tồn kho trong khi hàng tồn kho là một loại tài sản khó chuyển đồi thành tiền. Do đó chúng ta sẽ phải tiếp tục phân tích khả năng thanh toán nhanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2010 là 0,571 nhưng đến năm 2011 tăng lên đến 0,945. Cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 0,945 đồng từ các khoản thanh toán (tiền, các khoản phải thu, tài sản lưu động khác). Nhìn chung khả năng thanh toán của Công ty năm 2011 tốt hơn so với năm 2010, tuy nhiên khoản phải thu của Công ty lại chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản. Cần phải xem xét sâu hơn về khả năng thanh toán dài hạn

CHƯƠNG 50: Phân tích khả năng thanh toán dài hạn

• Trước hết cần xem xét tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu để tìm ra mức độ sử dụng nợ của Công ty so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Năm 2010 tỷ số này là 8,031 nhưng đến năm 2011 tỷ số này đã giảm xuống còn 3,621. Mặc dù có giảm so với năm trước nhưng tỷ số này vẫn cao hơn 1 có nghĩa là Công ty hiện sử dụng nợ nhiều hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là Công ty có khả năng tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. Tuy nhiên mặt trái của tỷ số này là Công ty không thể tự chủ tài chính và ít có khả năng còn được ngân hàng cho vay nợ.

• Qua những phân tích trên ta thấy được trong năm 2011 tình hình tài chính của Công ty đã có nhiều cải thiện, khả năng đảm bào về mặt tài chính của Công ty khá cao.

CHƯƠNG 51: Phân tích hiệu quả hoạt động CHƯƠNG 52: Các tỷ số về hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty trong hai năm đều ở mức cao. Năm 2010 vòng quay hàng tồn kho là 30,57 vòng với số ngày dự trữ hàng tồn kho là 11,77 ngày. Năm 2011 vòng quay hàng tồn kho tăng lên 36,65 vòng với số ngày dự trữ hàng tồn kho thấp đi là 9,822 ngày. Sự thay đổi này cho thấy đối với hàng tồn kho doanh nghiệp

đang hoạt động có hiệu quả (mua hàng, nhận hàng, dự trữ, bán hàng), đầu tư vào hàng tồn kho được cắt giảm, chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền được rút ngắn và ít có nguy cơ hàng tồn kho bị ứ đọng. Đây là kết quả sự thay đổi trong cách quản lý của Công ty và cơ chế mới ban hành để kiểm soát hàng hóa đã đem lại hiệu quả tốt. Như vậy các chỉ số về hàng tồn kho cho ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty được đánh giá là tốt và có hiệu quả.

CHƯƠNG 53: Các tỷ số về các khoản phải thu

Qua số liệu ta thấy vòng quay khoản phải thu khách hàng năm 2010 là 17,177 vòng và số ngày thu tiền bán hàng bình quân là 20,958 ngày. Sang năm 2011 vòng quay khoản phải thu khách hàng là 15,304 vòng và số ngày thu tiền bán hàng bình quân là 23,678 ngày. Như vậy so với năm 2010, trong năm 2011 khả năng thu hồi nợ của Công ty đã giảm đi nhưng vẫn còn khá tốt. Vòng quay khoản phải thu năm 2011 giảm thì tốc độ luân chuyển vốn bẳng tiền của Công ty diễn ra chậm hơn do đó trong năm lượng tiền của Công ty đã giảm rất nhiều so với năm 2010.

CHƯƠNG 54: Số vòng quay của tài sản

Số vòng quay tài sản của Công ty năm 2010 là 8,086 lần và năm 2011 là 8,943 lần. Điều này có nghĩa là 1 đồng tài sản của Công ty tạo ra đến 8,943 đồng doanh thu. Số vòng quay tài sản rất cao này lại tăng lên so với năm 2010 cho thấy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh mà Công ty mang lại là rất lớn. Khả năng sinh lợi từ tài sản của Công ty đang biến động theo chiều hướng tốt, vì vậy Công ty nên duy trì phát huy hơn nữa lợi thế hiện có của mình.

CHƯƠNG 55: Phân tích khả năng sinh lợi

CHƯƠNG 56: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

• Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty là 0.169%, cao hơn năm 2011 là 0.153%. Vậy trong năm 2011 cứ 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0.00153 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 giảm đi so với năm 2010 là dấu hiệu cho thấy chi phí đang vượt tầm kiểm soát của cấp quản lý. • Chúng ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đang có khuynh

hướng giảm do chi phí tăng cao như chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí quản lí doanh nghiệp, giá vốn hàng bán. Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy, giá vốn hàng bán của Công ty tăng rất mạnh vào năm 2011. So với thị trường thì điều này là phù hợp khi giá nhập khẩu xăng dầu liên tục biến động tăng mà giá bán lại bị khống chế bởi Nhà nước. Như vậy Công ty đang đối mặt khó khăn khi lợi nhuận đạt được quá ít

CHƯƠNG 57: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

• Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của Công ty giảm từ 2,819% năm 2010 xuống 1,636% năm 2011. Như vậy năm 2010 cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra 0,02819 đồng lợi nhuận. Năm 2011 chỉ số này là 1,6136% vây cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra 0,02819 đồng lợi nhuận. Do lợi nhuận sau thuế của năm 2010 và 2011 gần bằng nhau nên sự sụt giảm này chủ yếu từ việc tăng của tổng tài sản bình quân năm 2011.

• Phân tích Dupont:

Ta biết ROA = (LNR/DT)x(DT/TTS)=ROSx(DT/TTS)

• DT/TTS năm 2010 là 6,49 và năm 2011 là 12,11. Ta thấy có sự sụt giảm nhẹ của tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là do sự sụt giảm của ROS và sự gia tăng của DT/TTS đã bù trừ nhau. Điều này cho thấy khả năng quay vòng vốn của chỉ tiêu tổng tài sản đang bị chậm lại.

CHƯƠNG 58: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

• Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của năm 2010 là 2,42% và của năm 2011 là 9,169%. Như vậy trong năm 2010 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 0,0242 đồng lợi nhuận, năm 2011 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 0,09169 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty là tốt. Đây là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

• Phân tích Dupont:

ROE=(LNR/DT)x(DT/TTS)x(TTS/VCSH)=ROAx(TTS/VCSH)

• Ta thấy ROA có sự sụt giảm vào năm 2011 nhưng ROE lại tăng mạnh vào năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều. Chỉ số đòn bẩy tài chính của năm 2010 là 0,85 và năm 2011 là 5,6. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tuy cao nhưng việc Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều cũng có thể làm rủi ro tăng cao.

CHƯƠNG 59: Phân tích năng lực dòng tiền

• Tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận của Công ty trong năm 2010 là 4,28 lần và năm 2011 là 2,12 lần. Chỉ tiêu này ở cả 2 năm đều lớn hơn 1 vì các khoản chi phí không bằng tiền như chi phí khấu hao bị loại trừ khi tính lợi nhuận nhưng lại không tác động đến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

• Tỷ suất dòng tiền trên doanh thu của Công ty trong năm 2010 là 0,72% và năm 2011 là 0,33%. Kết quả tính toán cho thấykhả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh từ cùng một mức doanh thu của Công ty năm 2011 đã suy giảm so với năm 2010

• Tỷ suất dòng tiền trên tài sản của Công ty trong năm 2010 là 5,95% và năm 2011 là 2,98%. Sự sụt giảm này là do tổng tài sản bình quân tăng lên trong năm 2011, trong đó tài sản cố định tăng gấp đôi so với năm 2010. Như vậy khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ với tài sản đã giảm, Công ty cần xem xét lại sự hiệu quả việc quản lý tài sản của mình.

CHƯƠNG 60: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊCHƯƠNG 61: Nhận xét CHƯƠNG 61: Nhận xét (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 62: Ưu điểm

CHƯƠNG 40: Về tổ chức bộ máy kế toán

° Công ty có một cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán chặt chẽ với nhiệm vụ cụ thể của từng kế toán viên dưới sự điều hảnh của

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC II – TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN (PETROLIMEX SAIGON) (Trang 51)