Trước tình hình trên, khi mà tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ngày càng rõ rệt thì các tổ chức thế giới đều đưa ra nhận định rằng nền kinh tế thế giới khó mà hồi phục trước năm 2010. Thực tế đã cho thấy điều đó. Thời điểm kết thúc năm 2009 gần đến nhưng nền kinh tế thế giới mặc dù đã có những biến chuyển tích cực nhưng vẫn chưa thể đạt được mức như trước khủng hoảng được. Các nước đều tăng trưởng chậm lại, nhưng sẽ có sự khác biệt lớn giữa các nước phát triển và các nước mới nổi, đang phát triển. Theo IMF, trong World Economic Outlook 10/2009, GDP của các nước phát triển năm 2010 sẽ xấp xỉ khoảng 2-3%, trong đó GDP của các nước đang phát triển sẽ khoảng 6%, và điều đáng chú ý là sự phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ, với GDP khoảng 8%. Đây sẽ là 2 nền kinh tế quan trọng trong tương lai và chúng ta sẽ còn chú ý nhiều đến 2 quốc gia này.
Nguồn: World Economic Outlook 10/2009
DỰ BÁO CỦA TỔ CHỨC HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (OECD)
2008 2009 2010 Thế giới 1,8 1,7 OECD 1,4 - 0,4 1,5 Mỹ 1,4 -0,9 1,6 Nhật Bản 0,5 -0,1 0,6 Eurozone 1 -0,6 1,2
Anh 0,8 -1,1 0,9
Pháp 0,9 -0,4 1,5
Italia -0,4 -1,0 0,8
Tây Ban Nha 1,3 -0,9 0,8
Hà Lan 2,2 -0,2 0,8 Thụy Điển 0,8 0 2,2 Thụy Sỹ 1,9 -0,2 1,6 CH Séc 4,4 +2,2 4,4 Hungary 1,4 -0,5 1 Thổ Nhĩ Kỳ 3,3 +1,3 4,2 Canada 0,5 -0,5 2,1 Australia 2,5 +1,7 2,7 Hàn Quốc 4,2 +2,7 4,2 Mexico 1,9 +0,4 1,8
Nhìn chung, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 làm cho nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái, nếu như không có sự cứu vãn kịp thời của Chính phủ các nước, các Ngân hàng Trung ương, các tổ chức thế giới thì có thể cho đến giờ, nền kinh tế thế giới sẽ không thể nào tự mình phục hồi được. Qua đó ta có thể thấy được Nhà nước có vai trò quan trọng như thế nào trong việc đảm bảo nền kinh tế vận hành một cách bình thường. Liệu rằng, sau cuộc khủng hoảng này, một trật tự kinh tế mới được hình thành, một cường quốc mới về kinh tế- không phải Mĩ- xuất hiện, sự thống trị của một đồng tiền khác USD ,... có trở thành hiện thực hay không? Hay nền kinh tế sau khi phục hồi vẫn tiếp tục vận hành như trước? Đó là điều mà bất kì ai cũng quan tâm khi chứng kiến cuộc khủng hoảng vừa rồi- không phải xuất phát từ một nước hay một khu vực nào đó đang lên trên thế giới mà là từ Mĩ- cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Có lẽ đã đến lúc chúng ta sẽ thấy sự thay đổi của nền kinh tế toàn cầu- nền kinh tế mà trong hàng chục năm qua đồng dollar là kẻ thống trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mô thức mới cho thị trường tài chính- Cuộc Khủng Hoảng Tín Dụng Năm 2008 Và Ý Nghĩa Của Nó, George Soros.
2. Tài chính tiền tệ thế giới 2008- 2009, Khương Duy.
3. Kinh tế Mĩ 2008: vật lộn chống lại suy thoái, Khương Duy. 4. Kinh tế EU năm 2008 và triển vọng, Nguyễn Thanh Đức. 5. Tác động suy thoái toàn cầu đến Nhật Bản, Bình Giang.
6. Kinh tế các nước đang phát triển tăng chậm, Phạm Thị Thanh Bình.
7. Khủng hoảng tài chính toàn cầu và những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Văn Luân & PGS. TS Nguyễn Văn Trình.
8. Một số phân tích về nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, Bùi Thị Lý.
9. Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Tác động, biện pháp và dự báo, Bài phân tích của phòng NCKT/CSTT đăng trên website Ngân hàng nhà nước về khủng hoảng tài chính quốc tế.
10. The Financial Crisis: A Timeline of Events and Policy Actions, Federal Reserve Bank.
11. The return of depression economics, Pau Krugman.
12. Overview: global financial crisis spurs unprecedented policy actions, Ingo Fender & Jacob Gyntelberg.
13. Timeline of Key Events, Financial Crisis of 2007 – 2009, Timothy Koch- Graduate School of Banking at Colorado, July 13, 2009.
14. World Economic Outlook October 2008, IMF. 15. World Economic Outlook April 2009, IMF. 16. World Economic Outlook October 2009, IMF. 17. Các website: www.imf.org www.forecasts.org www.bloomberg.com www.oecd.org www.vietnamnet.vn
www.vi.wikipedia.com www.vitinfo.com.vn
www.globalissues.org/article/768/global-financial-crisis www.vcci.com.vn