CHƯƠNG IV: PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN DẪN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP (Trang 51)

Môi trường truyền dẫn hay phương tiện truyền ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín hiệu, tới độ bền vững của tín hiệu với nhiễu bên ngoài và tính tương thích điện từ của hệ thống truyền thông. Tốc độ truyền và khoảng cách truyền tối đa cho phép cũng phụ thuộc vào sự lựa chọn phương tiện truyền dẫn. Ngoài các đặc tính kỹ thuật, các

phương tiện truyền dẫn còn khác nhau ở mức độ tiện lợi sử dụng (lắp đặt, đấu dây) và giá thành. Bên cạnh chuẩn truyền dẫn, mối hệ thống bus đều có quy định chặt chẽ về chủng loại và các chỉ tiêu chất lượng của môi trường truyền dẫn được cho phép sử dụng.

Các quy định về chuẩn truyền dẫn thuộc lớp vật lý nhưng môi trường truyền dẫn lại nằm ngoài phạm vi đề cập của mô hình quy chiếu OSI.

1. Đôi dây xoắn.

Đôi dây xoắn (Twisted Pair) là một phát minh của A.Grahm Bell vào năm 1881 và từ đó trở thành phương tiện kinh điển trong công nghiệp điện thoại.

Một đôi dây xoắn bao gồm hai sợi dây đồng được quấn cách ly ôm vào nhau. Tác dụng của việc quấn dây là trường điện từ của hai dây sẽ trung hòa lẫn nhau, vì thế nhiễu xạ môi trường xung quanh cũng như tạp nhiễu do xuyên âm sẽ được giảm thiểu.

Hiện tượng nhiễu xuyên âm xuất hiện do sự giao thoa trường điện từ của chính hai dây dẫn. Khái niệm xuyên âm có nguồn gốc ở kỹ thuật điện thoại, chỉ sự chồng chéo làm méo tiếng nói do tác động qua lại giữa hai dây dẫn.

Trong các hệ thống truyền thông công nghiệp, đôi dây xoắn thường được sử dụng đi kèm với chuẩn RS-485.

Có hai loại cáp dẫn:

STP – Shielded Twisted Pair. UTP – Unshielded Twisted Pair.

Ngoài lớp vỏ bọc chung bên ngoài của cả cáp thì STP còn có thêm một lớp che chắn riêng cho từng đôi dây, còn với UTP thì không có.

Hình 12: Hai kiểu cáp đôi dây xoắn STP và UTP.

2. Cáp đồng trục.

Hình 13: Cấu tạo cáp đồng trục.

Ưu điểm: Nhờ tác dụng của lớp dẫn ngoài, nên các điện trường và từ trường được giữ gần như hoàn toàn bên trong một cáp đồng trục, chính vì vậy hiện tượng xuyên âm không đáng kể. Khi làm việc ở tần số cao, dòng điện tập trung chủ yếu ở bề mặt của dây dẫn, nên khi sử dụng cáp truyền có đường kính lớn sẽ làm giảm sự tổn hao trên đường truyền. Cáp đồng trục có dải tần làm việc lớn hơn so với cáp đôi dây xoắn nên việc tăng tần số nhịp để nâng cao tốc độ truyền cũng dễ thực hiện hơn.

Tốc độ cho phép tối đa có thể lên tới 2 Gbit/s. Với tốc độ thấp, khoảng cách truyền có thể đạt tới vài nghìn mét mà không cần bộ lặp

Cáp đồng trục thích hợp cho cả truyền tín hiệu tương tự và tín hiệu số.

Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với cáp đôi dây xoắn. Việc lắp đặt, đấu dây phức tạp.

Phạm vi sử dụng:

Cáp đồng trục được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống cáp truyền hình do những ưu điểm của cáp đồng trục phù hợp với truyền hình.

Trong truyền thông công nghiệp, cáp đồng trục chủ yếu được dùng ở các cấp trên (là các bus hệ thống) như ControlNet và Ethernet do những nhược điểm của cáp đồng trục.

Có hai loại cáp đồng trục là:

Cáp dải cơ sở (Baseband Coax): Có trở kháng đặc tính là 50Ω, được sử dụng rộng rãi trong truyền dữ liệu.

Cáp dải rộng (Broadband Coax): Có trở kháng đặc tính là 75Ω, thường được sử dụng là môi trường truyền tín hiệu tương tự.

3. Cáp quang – Fiber Optics.

Cáp quang được sử dụng trong các lĩnh vực ứng dụng đòi hỏi tốc độ truyền tải rất cao, phạm vi truyền dẫn lớn hoặc trong các môi trường làm việc chịu tác động mạnh của nhiễu.

Một sợi cáp quang bao gồm một sợi lõi, môt lớp bọc và một lớp vỏ bảo vệ. Sợi lõi và lớp bọc được làm bằng thủy tinh hoặc chất dẻo trong suốt.

Khác với các loại cáp trên, cáp quang thực hiện truyền tải tín hiệu ánh sáng. Với nguyên lý phản xạ toàn phần ánh sáng trong đường truyền.

Hình 14: Nguyên tắc làm việc của cáp quang

Ánh sáng được truyền trong môi trường có chiết suất n1, nếu đường đi không song song với trục của cáp thì sẽ bị phản xạ tại bề mặt tiếp giáp của hai môi trường với n2 > n1.

o Sợi đơn chế độ (Single Mode Fiber – SMF): Tín hiệu truyền đi là các tia laser có tần số nhất định, tức là tia laser đơn sắc. Tốc độ truyền có thể đạt tới hàng trăm Gbit/s ở khoảng cách 1km.

o Sợi đa chế độ (Multi Mode Fiber – MMF): Tín hiệu truyền đi là các tia laser có nhiều tần số khác nhau. Khả năng truyền và tốc độ hạn chế do hiện tượng tán xạ nhưng lượng thông tin truyền được nhiều.

Sợi đa chế độ Sợi đơn chế độ

Hệ số bước Hệ số dốc

Đường đi của tia sáng Đường kính trong 50µm 9µm Đường kính ngoài 250µm 125µm 125µm Độ suy giảm 1dB/100m 100MHz 1GHz 100GHz

Bộ phát/ bộ thu LED/ Diode PIN Diode laze

Giá thành Cao Thấp

Bảng 3: Các loại sợi thủy tinh.

4. Vô tuyến.

Trong một số lĩnh vực không thể sử dụng cáp truyền, hoặc với chi phí lắp đặt quá cao, như trong công nghiệp khai thác dầu khí trên biển hoặc trong lĩnh vực theo dõi khí tượng thủy văn. Thì các phương pháp truyền vô tuyến đóng vai trò quan trọng.

Ngày nay phương pháp truyền dữ liệu trên các phương tiện vô tuyến được ứng dụng rộng rãi với sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật điện tử.

Để truyền dữ liệu qua vô tuyến cần phải có những yếu tố sau:

• Phải sử dụng một tần số thích hợp.

• Tần số phải được cấp phép của các cơ quan hữu quan để tránh gây nhiễu đối với các hệ thống vô tuyến khác.

• Được trang bị đầy đủ các thiết bị cho quá trình truyền thông vô tuyến.

Các hệ thống truyền dẫn mặt đất riêng có thể xây dựng trên cơ sở hàng loạt các thiết bị tương tự và kỹ thuật số, phục vụ các nhu cầu khác nhau, cần trao đổi dữ liệu theo một chiều hoặc cả hai chiều. Phạm vi phủ sóng có thể từ vài mét cho tới hàng chục kilomet. Giá thành cũng rất khác nhau, từ rẻ tiền với các hệ thống đơn giản, giao tiếp đơn kênh đến hệ thống rất đắt cho phép sử dụng nhiều kênh và liên lạc hai chiều cùng một lúc.

• Mạng dịch vụ tích hợp kỹ thuật số (ISDN).

• Mạng điện thoại di động (GSM).

• Đài phát di động công cộng.

• Các trạm phát thanh và truyền hình.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w