B. Nội dung đề tài
4.3. Ghi nhận thay đổi dự án
Ngày 04/08/2014, xin ý kiến chuyên gia Thạc sĩ Ngô Cao Định giải quyết được các vấn đề sau:
Giao diện: thay đổi giao diện
Báo cáo: chuyên gia đưa ra ý kiến về phần kế hoạch quản lý và làm rõ tính chất yêu cầu sản phẩm và phương pháp thực hiện tối ưu cho dự án
Phần 5. Kiểm soát và điều khiển
Tuần Công việc
Tuần 1 - Lập lại hồ sơ dự án
- Khảo sát lại hiện trang ứng dụng trước đó
- Khảo sát hiện trạng các ứng dụng về quản lý rủi ro đã được nâng cấp trên thị trường
- Tổng kết và báo cáo kết quả khảo sát - Phân tích tài chính
- Tôn chỉ dự án - Phạm vi dự án
- Cập nhật danh sách rủi ro
- Phân tích, chỉnh sửa quy trình triển khai ERP - Thiết kế giao diện mới
Tuần 2 - Tiếp tục hoàn thành việc thiết kế giao diện
- Thống nhất giao diện chương trình và chuyển sang chỉnh sửa và xây dựng thêm tính năng
- Thiết kế báo cáo
- Chỉnh sửa chức năng cũ - Thêm vào các chức năng mới
Tuần 3 - Tiếp tục thêm vào các chức năng và nâng cấp - Bắt dầu việc kiểm thử
Tuần 4 - Kiểm thử và sửa những lỗi còn sót
- Rà soát lại toản bộ quy trình và các công việc trong dự án. - Cài đặt phần mềm chính thức Tuần 5 - Tổng kết phần mềm - Lập báo cáo tổng kết Phần 6. Kết thúc 6.1. Tổng kết dự án Ưu điểm
Nhóm đã cập nhật lại quy trình triển khai ERP và rủi ro cho từng giai đoạn triển khai. Đo lường chính xác hơn các mức độ rủi ro cho từng giai đoạn.
Cải tiến được phần miềm quản lí rủi ro cũ. Với những chức năng mới, đồng thời giao diện cũng được hoàn thiện và trở nên thân thiện với người dùng hơn.
Nhóm đã xây dựng được ma trận rủi ro Khắc phục được chức năng customize.
Cải tiến được phần mềm với những tính năng mới.
Hạn chế
Vì thời gian môn học còn hạn hẹp nên phần miềm còn có một số tính năng chưa hoàn thiện để đạt được mức tối ưu. Và nhóm cũng chưa có cơ hội để đi thực tế các doanh nghiệp triển khai ERP nên các quy trình triển khai ERP còn có nhiều thiếu xót chưa thể áp dụng cho nhiều doanh nghiệp khác nhau.
Hướng phát triển
Tiếp tục thời gian tới đây nhóm sẽ không ngừng hoàn thiện phần miềm với nhiều tính năng vượt trội hơn để áp dụng vào công trình “ nghiên cứu khoa học” sắp tới. Và mở rộng qui mô có thể áp dụng thực tế vào trong doanh nghiệp triển khai ERP.
6.2. Bài học kinh nghiệm
Việc quản lý dự án cần phải được tổ chức chặt chẽ và theo dõi sát sao. Bản thân người trưởng dự án phải có kiến thức chuyên môn, có đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm trong việc quản lý dự án. Bên cạnh đó việc quản lý nhân lực, quản lý chặt chẽ thời gian, sử dụng nó hợp lý để phối hợp hoạt động, nhằm đảm bảo đúng tiến độ dự án cũng là một điều quan trọng không thể thiếu. Dự án làm ra phải đáp ứng đúng yêu cầu đặt ra ban đầu, do đó việc quản lý chất lượng cần thiết, chất lượng dự án sẽ quyết định mức độ thành công hay thất bại của dự án.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
BIS (Business Intelligence Solution), ERP - Các bước triển khai
Davide Aloini, Riccardo Dulmin and Valeria Mininno, 2007, Chapter Risk management in ERP project introduction: Review of the literature, Information and Management
Nguyễn Văn Hợp, “Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Triển Khai ERP?”
Ronald P. Higuera and Yacov Y. Haimes, June 1996, Software Risk Management