Tình hình tiêu thụ theo các kênh phân phối

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần May II Hưng Yên (Trang 29)

Việc tiêu thụ sản phẩm đạt kết quả cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào các kênh phân phối. Kênh phân phối được tổ chức cụ thể ra sao lại tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp, Công ty cổ phần May II Hưng Yên trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của mình đã sử dụng hai loại kênh phân phối là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp.

Hình 4: Sơ đồ kênh phân phối của công ty

Người bán sỉ: Là những cửa hàng bán các sản phẩm được lấy trực tiếp từ công ty Cổ phần May II Hưng Yên nên giá cả được tính theo giá bán buôn.

Người bán lẻ: Là những cửa hàng bán các sản phẩm được lấy qua các cửa hàng bán sỉ được bán ra thị trường theo giá của thị trường.

2.2.6. Quản trị nhân lực.

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của một quá trình sản xuất, nó

ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Hiện nay công ty có khoảng 1210 lao động trong đó nữ chiếm 82,2 %. Người bán sỉ nhỏ Người bánlẻ NgườiTD Nhà sản xuất Nhà sản xuất Người TD Người bán sỉ lớn Người bán lẻ Nhà sản xuất Nhà sản xuất Người TD Người bán sỉ Người bán lẻ Người TD

Cơ cấu lao động trong Công ty cổ phần May II Hưng Yên : Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1.Tổng số lao động 1000 1150 1200 2.CBNV trình độ ĐH 20 22 23 3. CBNV trình độ CĐ 80 83 84 4. CN kĩ thuật, LĐ phổ thông 900 1045 1093

Phân loai theo thời hạn

LĐ hợp đồng dài hạn 900 980 1100

- LĐ hợp đồng ngắn hạn 90 155 90

- LĐ theo thời vụ 10 15 10

Qua bảng trên ta thấy lao động tăng theo từng năm chứng tỏ sự phát triển đi lên không ngừng của công ty quy mô dược mở rộng cả về chất lượng và số lượng. Do ngành sản xuất không cần nhiều công nghệ cao vì thế lực lượng lao động tay chân chiếm 90% còn lại 10% cán bộ quản lý (có trình độ cao đẳng, đại học).

Cơ cấu lao động theo tuổi tác:

+ Độ tuổi 18- 35: chiếm 80% lao động toàn doanh nghiệp. Đây chính là lực lượng lao động chủ chốt của doanh nghiệp, với sức trẻ của mình họ tạo ra nhiều sản phẩm , năng xuất lao động cao hơn.

+ Độ tuổi 35- 55 : chiếm 16% lao toàn doanh nghiêp. Bao gồm các cán bộ quản lý phân xưởng, tổ trưởng, các nhân viên văn phòng…..Họ là những lao động chất xám góp phần ảnh hưởng đến năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm.

+ Độ tuổi từ 55 trở lên: chiếm 4% lao động toàn doanh nghiệp. Họ là những cán bộ quản trị cao cấp vạch ra mục tiêu và định hướng cho doanh nghiệp. Bao gồm: Giám Đốc, trưởng phòng, Phó giám Đốc … Đặc thù ngành may là ngành thu hút nhiều lao động, đầu tư vốn ít, công nghệ sản xuất đơn giản, phần lớn công việc phù hợp với phụ nữ. Do vậy lực lượng lao động của công ty cũng có tất cả những đặc điểm chung của ngành:

- Ngành may hiện nay có thu nhập không cao nên sự biến động về lao động của công ty tương đối lớn. Nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay nên việc duy trì đội ngũ kỹ thuật và công nhân tay nghề bậc cao gặp khó khăn.

- Việc đào tạo cơ bản công nhân tại các trường còn hạn chế. Nguồn lao động bổ xung được đào tạo cơ bản về các doanh nghiệp may còn ít.

- Đa phần lực lượng lao động của công ty hiện nay là thanh niên, học sinh chưa có trình độ chuyên môn về kỹ thuật do đó phải mất chi phí và thời gian để đào tạo.

- Lực lượng công nhân viên còn ở trình độ không cao Nhìn chung, vấn đề lao động của công ty còn nhiều khó khăn, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn cao để có thể áp dụng khoa học tiên tiến vào dây chuyền sản xuất.

2.2.7. Quản trị tài chính.

Công ty Cổ phần May II Hưng yên đã xây dựng các chính sách huy động vốn : vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng, vốn vay ngắn hạn,vay dài hạn…Dần hoàn thiện công tác huy động và sử dụng vốn hiệu quả vốn lưu động : huy động và sử dụng có hiêu quả vốn cố định : giải pháp đảm bảo đầu tư có hiệu quả : đảm bảo các nguồn tài chính ngắn hạn.

Công ty cũng đã và đang hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng. Để phù hợp với tình hình thực tế của công ty, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng. Đảm bảo tính giá thành chính xác phù hợp với quy trình tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành được xác định là từng đơn đặt hàng lại tính giá thành cho từng mặt hàng thuộc đơn đặt hàng.

Việc áp dụng phương pháp tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng giúp cho các chi phí được theo dõi sát cho từng đơn đặt hàng. Khắc phục tình trạng đơn đặt hàng có chi phí ít mà sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó vẫn

trịu chi phí lớn. Công tác tính giá thành sẽ giúp cho công ty biết được sản xuất đơn đặt hàng nào có lãi, lãi nhiều hay ít.

PHẦN 3. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ VÀ KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN ĐỌNG.

3.1. Điểm mạnh và kết quả đạt được

Thông qua phần thực trạng của công ty chúng ta có thể thấy sản lượng tiêu thụ hàng năm là khá lớn, công ty đã biết chọn các thị trường chính trong nước như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… để có các chiến lược nhằm ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ của công ty.

Công ty gần như độc quyền trong việc sản xuất một số loại sợi có chỉ số cao do đó công ty có thế mạnh rất lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm này đối với thị trường nội địa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty đã có những thay đổi đáng kể như nhãn mác, cách bao gói. Hiện nay công ty có các loại hộp giấy, hộp carton. Mặt khác công ty cũng rất trú trọng nguồn nguyên liệu mới, mẫu mã mới để tạo ra sự phong phú đa dạng cho sản phẩm của mình nhằm làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái. Sản phẩm của công ty có chất lượng cao, uy tín hình ảnh tốt, nhãn hiệu của công ty đã khá phổ biến và hiện đang được ưa chuộng.

Công tác kiểm tra thị trường được triển khai khá mạnh. Thị trường luôn được củng cố và xây dựng kịp thời đối với các thị trường có tiềm năng lớn trong nước như Hải Phòng, Quảng Ninh...Bên cạnh đó công ty đã trú trọng tìm kiếm thêm thị trường nước ngoài mới như Mỹ, Canađa.... Đây là những thị trường đầy tiềm năng đang mở ra nhiều triển vọng cho công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Giá cả sản phẩm của công ty luôn ổn định trong những năm vừa qua và có xu hướng ổn định trong tương lai hơn nữa nếu đem so sánh với giá của các đối thủ cạnh tranh giá của công ty tương đối thấp do vậy đây là một lợi thế cạnh tranh rất lớn cho công ty. Có được điều này là vì công ty có được lợi thế quy mô lớn và với lịch sử phát triển khá lâu nên tiết kiệm được khấu hao máy móc.

3.2. Những mặt tồn đọng và nguyên nhân.

Mặc dù công ty đã đạt được khá nhiều thành tích khả quan trong suốt thời gian kể từ khi bước vào nền kinh tế thị trường nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót và bất cập. Về hình thức thì sản lượng tiêu thụ của công ty khá lớn

nhưng tình hình tiêu thụ lại không ổn định nguyên nhân chính ở đây là công ty quá phụ thuộc vào một số khách hàng lớn.

Hiện nay công ty rất bị động trong kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nguyên vật liệu đầu vào phải nhập từ nước ngoài, sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của khách. Khi số lượng đặt hàng nhiều để đảm bảo chất lượng thời gian công ty phải từ chối bớt một số mặt hàng khác, nếu đơn đặt hàng số lượng nhỏ thì công ty không tận dụng hết năng lực sản xuất của mình nên hiệu quả kinh tế không cao.

Công tác nghiên cứu thị trường chứa sâu: Công ty chưa có biện pháp cụ thể cho việc lấy thông tin chính xác từ các đối thủ cạnh tranh của mình, chưa thường xuyên nắm bắt sự biến động của thị trường công ty kiểm soát, một số cán bộ quản lý khu vực thị trường còn lơi lỏng, chưa tham mưu đắc lực cho công ty. Cho đến nay công ty chưa thực hiện một cuộc nghiên cứu thị trường chính thức nào. Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới còn kém thông tin về thị trường chưa sát thực do vậy việc tiêu thụ khá bấp bênh và gặp rất nhiều khó khăn.

Hệ thống kênh phân phối của công ty khá đơn giản, giữa các thành viên của kênh hầu như không có sự liên kết, không có mối quan hệ ràng buộc sâu sắc, sự trung thành được tạo lập trên cơ sở lợi ích. Công ty chỉ giữ quan hệ với các khách hàng trực tiếp còn các nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng thì công ty hầu như không có liên hệ nào cả.

Việc thực hiện các chính sách xúc tiến bán của công ty quá sơ sài và thiếu sự kiểm tra, đánh giá về hiệu quả do vậy hiệu quả do nó mang lại là không cao.

Ma trận SWOT của công ty: Trong ma trận ta kết hợp các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của công ty để có thể hình thành nên các chính sách tối ưu có thể.

Hình 5 : Ma trận SWOT

Ma trận SWOT

Những điểm mạnh(S) Những điểm yếu(W)

- dây truyền sản xuất đồng bộ

- đội ngũ cán bộ mạnh

- các khách hàng trung thành - tình hình tài chính tốt

- nguyên vật liệu phải nhập ngoại

- đội ngũ nghiên cứu thị trường chưa tốt

- hoạt động xúc tiến bán chưa tốt

- chủ yếu dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng cũ

- tăng trưởng kinh tế cao

- quan hệ quốc tế được mở rộng.

- thu nhập của người dân ngày càng cao

- đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chất lượng cao

-mở rộng sản phẩm

-thay thế nguyên vật liệu nhập khẩu bằng nguyên liệu trong nước

- thuê chuyên gia nghiên cứu thị trường và thiết ké sản phẩm mới

Các mối đe doạ(T) Các chiến lược(TS) Các chiến lược( TW) - nguồn nguyên liệu

trong nước chưa đáp ứng được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- không chủ động cung ứng nguyên vật liệu

- các đối thủ cạnh tranh quyết liệt

-Tăng cường nghiên cứu thị trường

- thay đổi mẫu mã, bao bì. -duy trì sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước bằng nguyên vật liệu nội địa

3.3. Đề xuất các giải pháp để hạn chế và khắc phục những tồn đọng.

3.3.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu điều tra nghiên cứu thị trường.

Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường của công ty đã đựoctiến hành song hiệu quả mang lại chưa cao. Với mong muốn góp phần phát triển công ty theo tôi cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị trường để đưa ra những chính sách phù hợp. Công ty phải luôn dự báo thị trường cùng với việc tiếp cận với khách hàng để khảo sát phân tích, đánh giá thị trường đúng đắn nhằm giữ vững tính ổn định, tạo khả năng mở rộng thị trường.

Thị trường hiện nay của công ty bao gồm thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Để công tác nghiên cứu thị trường đạt kết quả cao công ty cần tiến hành thu thập và xử lý thông tin của từng khu vực thị trường.

Khi công ty đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường khó tính như: Mỹ, úc...thì cần phải nắm vững những hạn chế cũng như khả năng vốn có của hệ thống thương mại quốc tế.

Đối với thị trường trong nước công ty cần quan tâm nghiên cứu đến xu hướng thẩm mỹ của người tiêu dùng. Bởi vì sự giao lưu hội nhập của các nền văn hoá, đời sống vật chất tinh thần ngày càng được nâng cao, trình độ dân trí ảnh hưởng đến thị hiếu lối sống của người dân.

Để công tác nghiên cứu thị trường đạt kết quả cao thì công ty cần chia thị trường nội địa thành các khúc thị truờng như: Thành phố, nông thôn, đồng bằng,

miền núi... Đối với mỗi khúc thị trường các cán bộ nghiên cứu thị truờng cần phải nghiên cứu mức sống, phong tục tập quán để tung ra những sản phẩm phù hợp.

Thông tin có thể thu thập thông các đại lý của công ty bằng các hình thức theo dõi, thống kê chủng loại, mẫu mã, mầu sắc, kích thước theo từng mùa vụ, từng vùng. Hay có thể mua thông tin về hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh thông qua các đại lý bán sỉ và bán lẻ của họ.

Nghiên cứu giá cả, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá nước ngoài đang tiêu thụ trên thị trường nước ta để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu của nó và thông qua đó cải tiến sản phẩm của công ty để tăng khả năng cạnh tranh, các thông tin về phương thức bán hàng, về cách phục vụ khách hàng, so sánh những điều rút ra được với tình hình tại công ty để lựa chọn phương thức phù hợp nhất.

Công ty có thể thông qua hội nghị khách hàng lấy ý kiến của khách hàng đây là cách tìm ra biện pháp giải quyết khó khăn thắc mắc xảy ra với khách hàng và chứng tỏ sự quan tâm của công ty tới lợi ích của khách hàng. Sau khi đã tiến hành thu thập thông tin thì bước tiếp theo là xử lý những thông tin đã có. Để xử lý thông tin tốt và chính xác công ty nên tiến hành tổng hợp và phân loại thông tin như: Thông tin về nhu cầu thị trường, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin về ý kiến khách hàng đối với sản phẩm của công ty, thông tin về khả năng tiêu thụ của khách hàng trên cơ sở đó xử lý chính xác các thông tin để tạo điều kiện cho sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng.

Việc xử lý các thông tin cũng chính là lựa chọn thị trường để đưa ra các quyết định phù hợp về quy mô, chất lượng, giá, phân phối thị trường của từng sản phẩm. Giá cả của sản phẩm ở khu vực thành thị phải cao hơn so với giá ở khu vực nông thôn. Đối với khách hàng thường xuyên, khách hàng mới thì phải có chính sách giá mềm hơn.

3.3.2. Đa dạng hoá sản phẩm.

Khi một người tiêu dùng mua một sản phẩm của công ty thực chất người mua không chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng mà họ còn quan tâm đến các khía cạnh khác như: Bao gói sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo tư vấn và những thứ khác được mọi người quý trọng.

3.3.3. Chú trọng quảng cáo nâng cao sự nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty .

Thực tế cho thấy thời gian qua công ty chưa quan tâm nhiều đến hoạt động quảng cáo nên hiệu quả thu được từ hoạt động này chưa cao. Hiệu quả của nó được đánh giá thông qua việc xem xét lượng khách hàng biết đến doanh nghiệp tăng, số đơn đặt hàng tăng, doanh thu bán hàng tăng, mức độ sản phẩm của công ty được lựa

chọn cao hơn các đối thủ khác. Do đó công ty nên tiến hành quảng cáo trên TV để nâng cao sự nhận biết của người tiêu dùng của công ty. Truyền hình đẫ chứng tỏ là phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất vì âm thanh, chuyển động, mầu sắc, hình ảnh đi vào tim óc người xem…

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tổng quan ở Công ty Cổ phần May II Hưng Yên, em đã tiếp thu và học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Em đã có cái nhìn sơ bộ, tổng

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần May II Hưng Yên (Trang 29)