0
Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Sản phẩm-Mục đích sử dụng vốn 90.936 133.651 42.715 46,97%

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU (Trang 25 -29 )

1/ Sản xuất kinh doanh 29.319 44.237 14.918 50,88%

3/ Sữa chửa nhà 8.195 11.416 3.221 39,31%

4/ Cho vay tiêu dùng 6.965 9.797 2.832 40,66%

5/ Cho vay cán bộ, công nhân viên 350 450 100 28,57%

6/ Cho vay du học 967 273 (694) (71,8%)

7/ Cầm cố sổ tiết kiệm 3.096 5.763 2.667 86,14%

8/ Cho vay tín chấp 117 579 462 494,8%

9/ Mua xe cơ giới 0 774 774 #

10/ Cho vay kinh doanh trả góp 2.247 6.900 4.653 307,1%

11/ Cho vay thấu chi 276 407 131 47,46%

12/ Cho vay khác 0 1.255 1.255 #

Nhìn vào biểu đồ ta có thể dễ dàng nhận thấy đa số các khoản vay của KHCN là tập trung vào kỳ hạn: trung – dài hạn, chiếm một tỷ lệ nhỏ đó là các khoản vay ngắn hạn khoảng 24,5% năm 2009 và năm 2010 là 22%.

Điều này phù hợp với mục tiêu và định hướng cho vay của ngân hàng đề ra là hạn chế tối đa rủi ro trong cho vay. Với kỳ hạn dài thì khách hàng sẽ giảm được áp lực trả nợ, số vốn gốc sẽ được chia đều qua nhiều năm được tính toán phù hợp với nguồn thu nhập thực tế của khách hàng. Giúp khách hàng có thể dễ dàng hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình và trên hết là giảm tuyệt đối rủi ro cho ngân hàng.

Có thể thấy dư nợ cho vay phân theo các sản phẩm chủ yếu của ngân hàng năm 2010 đều tăng trưởng so với năm 2009. Điển hình là các sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh và vay mua nhà, nền nhà. Và luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm là sản phẩm vay mua nhà, vì đây là các khoản vay có giá trị lớn và thời hạn thường lên đến 10 năm, do vậy những khoản vay này thường mang đến nguồn thu nhập cao ổn định cho ngân hàng. Nhưng trên thực tế nó không tạo ra giá trị nhiều cho xã hội, vì vậy trong ngân hàng cần chú trọng hơn nữa vào các sản phẩm vừa tạo ra giá trị cho xã hội, vừa đem lại lợi ích cho người vay cũng đồng thời mang lại lợi nhuận cho ngân hàng như: vay sản xuất kinh doanh (thời hạn dưới 1 năm), vay tiêu dùng, vay trả góp sản xuất kinh doanh…

Đvt: triệu đồng, riêng vàng tính theo đơn vị chỉ vàng

Dư nợ cho vay KHCN phân theo Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tương đối Tuyệt đối III. Loại tiền vay

1/ XAU 3.500 7.064 3.564 201,8%

2/ VND 81.077 111.195 30.118 37,15%

Hiện nay tại PGD đa số các khoản vay được giải ngân bằng VND, vàng, và các khoản vay của khối KHCN cũng không phải là ngoại lệ. Trong thời gian sắp tới, phòng thanh toán quốc tế sẽ được đưa vào hoạt động, và đây là một tiền đề giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ với các cơ sở, doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi đó hy vọng các khoản tín dụng không chỉ đơn thuần giải ngân bằng VND, vàng mà còn bằng nhiều loại ngoại tệ.

2.4.3. Tình hình nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn cho vay cá nhân ở ACB- Lê Đức Thọ Thọ

2.4.3.1. Tình hình nợ quá hạn của cho vay cá nhân

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

Nợ quá hạn 0 213

Doanh số cho vay 82.902 115.078

Dư nợ cho vay 74.285 108.537

Nợ quá hạn/ doanh số cho vay 0 0,19%

Nợ quá hạn/ dư nợ 0 0,2 %

Tuy tốc độ tăng trưởng cho vay là khá ấn tượng nhưng PGD đã luôn hoàn thành được mục tiêu hạn chế rủi ro, nợ quá hạn luôn duy trì ở mức dưới 0,2% tổng dư nợ, nợ xấu không phát sinh khoản nào, đạt xa chỉ tiêu mà Hội sở đã đề ra la 5-7% nợ xấu trên tổng dư nợ.

Cụ thể năm 2009 không phát sinh khoản nợ quá hạn nào. Năm 2010, phát sinh nợ quá hạn khoảng 213 triệu đồng, chiếm khoảng 0,19% doanh số cho vay và khoảng 0,2% trên tổng dư nợ của KHCN, và không có nợ xấu.

Điều này cho thấy công tác thẩm định tài chính của khách hàng, năng lực giám sát vốn vay, quản lý chặt chẽ nguồn thu nợ và những chính sách về tài sản bảo đảm được cán bộ tín dụng tại PGD thực hiện khá tốt và chính xác.

2.4.3.2. Xử lý nợ quá hạn

Nhờ vào việc chấp hành tốt quy trình thẩm định cũng như giám sát, quản lý chặt chẽ nguồn thu nợ như đã nói ở trên mà các khoản nợ quá hạn phát sinh rất ít. Và khi các khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn, nhiệm vụ đặt ra cho cán bộ tín dụng là không được để các khoản quá hạn này bị chuyển sang nợ xấu, cụ thể năm 2010 phát sinh 213 triệu đồng thì với nghiệp vụ thúc nợ, và theo dõi sát sao khách hàng cũng như động viên khách hàng tập trung sản xuất kinh doanh, có thu nhập trả nợ ngay cho ngân hàng.

Và cho đến nay, sau 2 năm đi vào hoạt động chính thức thì PGD luôn hoàn thành được kế hoạch về nợ quá hạn, và không phát sinh một khoản nợ xấu nào. Đây là một điều đáng mừng và đáng khích lệ cho PGD, và là tấm gương sáng cho toàn hệ thống ACB.

2.5. Đánh giá hoạt động cho vay cá nhân ở ACB- Lê Đức Thọ:

2.5.1. Thành tựu:

- Doanh số cho vay và dư nợ tín dụng đối với KHCN tăng trưởng mạnh qua hai năm, phù hợp với mục tiêu phấn đấu xuyên suốt là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

- Nợ quá hạn và nợ xấu của khối KHCN luôn được chi nhánh quản lý và kiểm soát chặt chẽ.

- Vị thế của PGD ACB Lê Đức Thọ ngày càng được khẳng định không chỉ so với các chi nhánh, PGD khác trong toàn hệ thống ACB mà còn cả các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nhờ vào đội ngũ cán bộ công nhân viên thì rất nhiệt tình, vui vẻ, niềm nở và năng động. Đảm bảo đáp ứng kịp thời những mong muốn cũng như giải đáp những thắc mắc cho khách hàng nhanh chóng.

- Ngoài ra vị thế của PGD nằm ngay đối diện chợ An Nhơn, một chợ tương đối lớn ở Gò Vấp, đây là nguồn khách hàng dồi dào cho ngân hàng, không chỉ huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư mà các tiểu thương, người dân trong khu vực này luôn có nhu cầu vốn rất cao để phục vụ cho nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống, mở rộng địa điểm, đầu tư sản

xuất kinh doanh. Do đó, hy vọng trong thời gian sắp tới doanh số cho vay tiêu dùng sẽ tăng trưởng mạnh hơn nữa.

2.5.2. Hạn chế – Nguyên nhân:

- Điều kiện vay vốn của ngân hàng là hết sức chặt chẽ về thủ tục vay vốn, tài sản thế chấp nên một số không ít khách hàng cảm thấy khó chịu và lầm tưởng là ngân hàng làm khó mình. Nhưng nhờ vào những sự chặt chẽ đó mà PGD mới đạt được những thành tựu như ngày hôm nay.

- Mặc dù có vị trí nằm ngay đối diện chợ An Nhơn là một thuận lợi rất lớn về nguồn khách hàng nhưng do đường sá còn chật, và trật tự chợ còn kém nên vào mỗi lúc tan tầm thường xảy ra tình trạng tắt đường, ảnh hưởng không nhỏ đến PGD, làm giảm nguồn khách hàng có nhu cầu giao dịch ở các địa bàn xung quanh.

- Số lượng nguồn nhân lực chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về hoạt động của ngân hàng, mặc dù cán bộ tín dụng làm việc rất tích cực nhưng số lượng người vẫn còn ít trong khi công việc thì quá nhiều, chính vì thế trong quá trình làm việc không tránh khỏi những sai sót.

Kết luận chương 2

Trong chương 2 chuyên đề đã trình bày một cách khái quát về các sản phẩm cho vay KHCN chủ yếu của PGD ACB Lê Đức Thọ; Một số quy định chung về cho vay tiêu dùng và Quy trình tín dụng cá nhân; Phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng đối với KHCN qua một số chỉ tiêu cụ thể; và nhận xét một số thành tựu mà PGD đã đạt được, hạn chế- nguyên nhân từ đó rút ra được những điểm yếu cũng như thách thức tại PGD để đề ra những biện pháp thích hợp, cụ thể khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với KHCN tại PGD.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU (Trang 25 -29 )

×