2.3.1)doanh thu bán hàng và lập kế hoạch doanh thu bán hàng của công ty
2.3.1.1)doanh thu bán hàng
a. Khái niệm và nội dung của doanh thu
Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp
Nội dung của doanh thu:
o Doanh thu bán hàng: doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh cho khách hàng theo chức năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
o Doanh thu từ các hoạt động khác: như doanh thu cho liên kết mang lại; thu từ các nghiệp vu thuộc hoạt đông tài chính như: thu về tiền gửi ngân hàng,…, thu nhập bất thường như thu tiền phát; thu tiền gửi ngân hàng, thu từ nợ khó đòi đã ghi vào thiệt hại,..;thu từ các hoạt động khác như thu từ thanh lí, nhượng bán các TSCĐ, gía trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, …
b. Doanh thu bán hàng của công ty cp thời trang thể thao chuyên nghiệp Giao Thuỷ năm 2011
(Đơn vị:đồng)
CHỈ TIÊU Số tiền
1.Doanh thu bán hàng 1102929038
Doanh thu bán hàng –nội địa 267129795 Doanh thu bán hàng-xuất khẩu 835799243
2.doanh thu thành phẩm 1060636949
Doanh thu thành phẩm –nội địa 123490349 Doanh thu thành phẩm- xuất khẩu 937146600
3.doanh thu gia công 46647266521
Doanh thu gia công- nội địa 36934554631 Doanh thu gia công-xuất khẩu 9712711890
c. Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu:
Doanh thu bán hàng phản ánh quy mô sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có doanh thu chứng tỏ hành hoá của doanh nghiệp đã được người tiêu thụ chấp nhận về khối lượng sản phẩm, giá trị sử dụng, chất lượng, giá cả phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng
Doanh thu bán hàng còn là vốn để các doanh nghiệp trang trải các khoản phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, trả lương, trả thưởng, nộp BHXH, các loại thuế theo quy định của pháp luật
Thực hiện được doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn tạo điều kiện thuận lợi cho qua trình sản xuất sau.
d. Những nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu: Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ
Kết cấu mặt hàng, mẫu mã của doanh nghiệp phù hợp vói thị yếu của người tiêu dùng thì doanh thu càng cao.
Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm cao thì giá bán sẽ cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ nâng cao giá trị sản phẩm, tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng và tăng doanh thu.
Giá bán sản phẩm: khi doanh nghiệp định giá sản phẩm phải cân nhắc sao cho giá bán phù hợp với vật liệu tiêu hao, trả đủ lương cho lao động và có lợi nhuận để tái đầu tư.
2.3.1.2)Phương pháp lập kế hoạch doanh thu bán hàng của công ty:
a) Phương pháp chung:
Phương pháp lập kế hoạch theo đơn đặt hàng của khách hàng
Phương pháp này căn cứ vào hợp đồng của khách hàng để lập kế hoạch doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Lợi thế này là đảm bảo số lượng sản phẩm doanh nghiệp sản suất ra tiêu thụ được hết. Tuy nhiên phương pháp này khó thực hiện nếu không có đơn dặt hàng của khách hàng.
- Phương pháp lập kế hoạch doanh theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp
Phương pháp này doanh thu bán hàng phụ thuộc vào giá bán đơn vị sản phẩm và số lương sản phẩm bán ra. Công thúc tính như sau :
Dt = STi * Gi
Trong đó : Dt : doanh thu STi : số lượng sản phẩm Gi: giá bán đơn vị sản phẩm i: loại sản phẩm tiêu thụ
Số lượng sản phẩm tiêu thụ kì kế hoạch phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất kì kế hoạch ,số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kì và cuối kì kế hoạch
ST= Sđ + Sk+ Sc
Sk : số lượng sản phẩm sản xuất dự tính trong kì kế hoạch Sc : số lượng sản phẩm dự tính kết dư cuối kì kế hoạch
Trong công thức trên: số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kì kế hoạch (Sđ) gồm : số lượng còn lại trong kho đến ngày đầu năm kế hoạch, số lượng sản phẩm gửi bán nhưng chưa xác định được tiêu thụ (chưa thu được tiền)
Số lượng sản phẩm dự tính kết dư cuối kì kế hoạch (Sc) gồm: số lượng sản phẩm dự tính tồn kho cuối kì kế hoạch, số lượng sản phẩm sản xuất ra nhưng chưa thu được tiền cuối kì kế hoạch
b) Lập kế hoạch doanh thu bán hàng của công ty cổ phần thời trang thể thao chuyên nghiệp Giao Thuỷ:
Công ty cổ phần thời trang thể thao chuyên nghiệp Giao Thuỷ là có hình thức sản xuất là gia công chiếm đa số trong hình thức kinh doanh của công ty. Do đó công ty lập kế hoạch doanh thu theo cả hai phương pháp là theo đơn đặt hàng của khách hàng và lập theo kế hoạch sản xuất vì do đơn đặt hàng của khách hàng có hạn và giúp tăng doanh thu
Giải pháp gia tăng doanh thu theo đơn đặt hàng của công ty:
- Đẩy mạnh hoạt động maketting: trong nền kinh tế thị trường, hoạt độngMaketting là vô quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Công ty đã có cái nhìn mới về maketting đặc biệt là maketting quốc tế.công ty liên kết chặt chẽ với tổng công ty may việt nam và các tổ chức xúc tiến thương mại, tham gia các hội thảo trong và ngoài nước để giới thiệu các mặt hàng và thế mạnh của công ty trong hoạt đông gia công xuất khẩu mặt hàng may mặc
- Đẩy mạnh hoạt động liên doanh liên kết: việc mở rộng mối quan hệ đối với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh
- Liên kết kĩ thuật giữa các doanh nghiệp may: tạo dựng mối liên kết này sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi thông tin, hợp tác với nhau trên nhiều phương diện sẽ có hiệu quả hơn. Nó giúp doanh nghiệp bám sát tới tận các khâu, quy trình sản xuất nhằm giải quyết những phát sinh trong quá trình sản xuất. Hiện nay nhiều công ty có quy mô lớn đặt hàng với số lượng lớn mà công ty không không có khả năng đáp ứng được. Do đó liên kết giữa các công ty để hoàn thành đơn đặt hàng là rất cần thiết
- Hợp tác kinh doanh với các hãng nước ngoài trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: với hình thức này, đối tác nước ngoài sẽ đảm nhận tìm những khách hàng đặt gia công. Công ty sẽ góp vốn, lao động,… còn lợi nhuận chia theo thoả thuận
- Phát triển các mối quan hệ đối tác:
Quan hệ đối tác được coi là tài nguyên vô hình của doanh nghiệp. Công ty có thể phát triển được hay không thì tuỳ thuộc vào hai yếu tố: thực lực của công ty và quan hệ đối tác mà công ty đã toạ dựng được. Để giữ vững được mối quan hệ đó công ty phải giữ được chữ tín
với đối tác, có thái độ chiếu cố lấn nhau trong quan hệ sản xuất kinh doanh. Để hoạt động gia công có hiệu quả hơn nữa, công ty đã :
- Quan hệ trực tiếp với đối tác gia công: công ty cố gáng bỏ qua khâu trung gian bởihầu hết hoạt động gia công đều kí kết qua công ty trung gian dẫn tới lợi nhuận phải sẻ chia nên lợi ích của công ty bị hạn chế. Nếu bỏ qua được khâu trung gian, công ty sẽ quan hệ trực tiếp được với các đối tác nước ngoài nên lợi nhuân công ty sẽ lớn rất nhiều.
- Mở rộng quan hệ với đối tác mới: một khách hàng có thể đặt gia công nhiềudoanh nghiệp nên dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt. Nếu công ty chỉ có số lượng hàng ít ỏi thì trong nhiều trường hợp sẽ gặp khó khăn trong việcết hợp đồng. Do vậy, bên cạnh việc giữ mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, công ty chú trọng mở rộng quan hệ với khách hàng mới
2.3.2) Thu nhập của công ty cổ phần thời trang thể thao chuyên nghiệp Giao Thuỷ năm 2011 năm 2011
(Đơn vị:đồng)
Chỉ tiêu Số tiền
Thu nhập từ hoạt động tài
chính 2218787
Thu lãi tiền gửi 43833117 Các khoản thu nhập bất
thường 927836340
4) PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THỜI TRANG THỂ THAO CHUYÊN NGHIỆP GIAO THUY CHUYÊN NGHIỆP GIAO THUY
4.1) Đánh giá khái quát tình hình tài chính:
4.1.1) Đánh giá khái quát mức độ độc lập về tài chính
(đơn vị:lần)
Chỉ tiêu 2010 2011
Hệ số tài trợ 0.163 0.316
Hệ số tự tài trợ tài sản dài
hạn 0.207 0.488
Hệ số tự tài trợ tài sản cố
định 0.209 0.510
Hệ số khả năng thanh toán
tổng quát 1.195 1.462
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh 0.343 0.436
Hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn 0.415 1.090
Hệ số khả năng thanh toán
tức thời 0.118 0.110
a) Hệ số tài trợ :
vốn chủ sở hữu Hệ số tài trợ = __________________
tổng số nguồn vốn
Hệ số tài trợ của công ty năm 2010 là 0.163 lần. Hệ số tài trợ năm 2011 là 0.316 lần, tăng hơn so với năm 2010 là 0.153 lần. Cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp ngày càng tăng. Tuy nhiên trị số trên trong 2 năm vẫn ở mức thấp
Hệ số tự tài trợ vốn chủ sở hữu
= __________________________ tài sản dài hạn tài sản dài hạn
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn của doanh nghiệp năm 2010 là 0.207 lần. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn năm 2011 là 0.488 lần, tăng 0.281 lần. Cho thấy khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu đã tăng. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu không đủ tài trợ tài sản dài hạn do trị số của cả 2 năm đều nhỏ hơn 1 (tuy có tăng). Doanh nghiệp buộc phải sử dụng nguồn vốn khác để tài trợ, nên khi các khoản nợ đáo hạn doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán.
c) Hệ số tự tài trợ tài sản cố định:
Hệ số tự tài trợ vốn chủ sở hữu
= ____________________________ tài sản cố định tài sản cố định đã và đang đầu tư
Hệ số tự tài trợ tài sản cố định của công ty năm 2010 là 0.209 lần. Hệ số tự tài trợ tài sản cố định năm 2011 là 0.510 lần, tăng so với năm 2010 là 0.301 lần. Cho thấy khả năng trang trải bộ phân tài sản cố định (đã và đang đầu tư) bằng vốn chủ sở hữu đã tăng. Tuy nhiên trị số này của 2 năm đều nhỏ hơn 1. do đó mọi quyết định về đầu tư hay mua bán liên quan đén doanh nghiệp phải lập tức huỷ bỏ nếu không muốn bị phá sản
d) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Hệ số khả năng thanh tổng tài sản
= _________________ toán tổng quát tổng số nợ phải trả
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty năm 2010 là 1.195 lần. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2011 là 1.462 tăng 0.267 lần, cho thấy khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp đã tăng. Nhận thấy trị số của 2 năm đều lớn hơn 1 do đó doanh nghiệp có thừa khả năng thanh toán tổng quát, đảm bảo được khả năng thanh toán nói chung.
Hệ số khả năng tài sản ngắn hạn –hàng tồn kho = ___________________________________ thanh toán nhanh tổng số nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2010 là 0.343 lần. Hệ số thanh toán nhanh năm 2011 là 0.4360 lần, tăng 0.093 lần. Cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty đã tăng. Tuy nhiên tri số này của cả hai năm đều nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh ( giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn không đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn )
f) Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh tài sản ngắn hạn
= ________________________ toán nợ ngắn hạn tổng số nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2010 là 0.415 lần. Hệ số kahr năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2011 là 1.090 lần, tăng 0.675 lần. Cho thấy kahr năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đã tăng. Nhận thấy trị số này của năm 2010 nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp không đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Đến năm 2011 thì trị số này lớn hơn 1, do đó doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính khả quan .
g) Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số khả năng thanh tiền và tương đương tiền
= ________________________________
toán tức thời tổng số nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2010 là 0.118 lần. Hệ số khả năng thanh toán tức thời của năm 2011 là 0.110 lần, giảm 0.008 lần. Cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty giảm. Nhân thấy trị số trên trong cả 2 năm đều nhỏ hơn 1 do đó với lượng tiền và tương đương tiền hiện có thì doanh nghiệp không có khả năng thanh toán tức thời .
4.1.2. đánh giá về cơ cấu tài sản của công ty
(ĐƠN VỊ:Đ)
Chỉ tiêu
2010 2011 2011/2010
Số tiền % Số tiền %
+
- lần
I. tài sản ngắn
hạn 7705241623 21.18 26726331020 35.25 19022089400 2.46 1.tiền và các
khoản tương
đương tiền 218345387 6.01 369763407 4.88 151418020 0.7 2.đầu tư tài
chính ngắn hạn 3.phải thu ngắn
hạn 2305581900 6.34 16168057626 21.32 13862475720 6.01 4.hàng tồn kho 1345403811 3.7 4121615148 5.44 2776211337 2.06
5.tài sản ngắn
hạn khác 1866910525 5.13 1739024199 3.61 -127886326 -.069 II .tài sản dài
hạn 28669520736 78.82 49094448046 64.75 20424927310 0.71 1.phải thu dài
hạn 44000000 0.12 108386512 0.14 64386512 1.46
2.tài sản cố
định 28327877149 77.89 47000137556 61.99 18672260410 0.659 3.BĐS đầu tư
4.đầu tư tài chính dài hạn
5.tài sản dài
hạn khác 29764358587 0.81 1985923987 2.62 - 27778434590 - 0.933 TỔNG TÀI SẢN 36374762359 100 75820779066 100 39446016710
Qua bảng trên ta thấy sự biến động của tài sản trong vòng 2 năm. tài sản ngắn hạn của công ty trong năm 2010 là7705241623đ chi 21.18 % trong tổng tài sản, tài sản dài hạn chiếm 77.89 % tương đương với 28669520736đ .năm 2011 tài sản ngắn hạn của công ty là 26726331020 đ chiếm 35.25%tổng số tài sản của doanh nghiệp, tài sản dài hạn chiếm 64.75%. nhận thấy cơ cấu tài sản ngắn hạn đã tăng lên đáng kể, tăng 19022089400 tương đương với 4.46 lần từ năn 2010 đến năm 2011.
Từ những số liệu nêu trên, công ty thấy được những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của công ty mình, công ty sẽ có quyết định nên đầu tư vào loaị tài sản nào là thích hợp, xác
định việc gia tăng hay cắt giảm hàng tồn kho cũng như mức dự trữ hàng tồn kho hợp lí trong từng thời kì để có đủ lượng hàng tồn kho cần thiết đáp ứng nhu cầu sản xuất.
4.1.3) Đánh giá về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp:
Bảng 13: cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
2010 2011 2011/2010
Số tiền Tỷ trọng(%)
Số tiền Tỷ trọng(%)
Số tiền Tỷ trọng (%) A 1 2 3 4 5 6 7 I) Nợ phải trả 30451088856 83.71 51852936363 60.39 21401847507 70.28 1) Ngân hàng 18557366628 51.02 33679291461 44.42 15121924833 81.48 2) Nợ dài hạn 11893722228 36.92 18173644902 18.97 6279922674 52.8 II) Vốn chủ sở hữu 5923673503 16.29 23967842703 39.61 18044169200 3.04 lần 1) Sử dụng vào kinh doanh 5923673503 16.29 23967842703 39.61 18044164200 3.04 lần 2) Nguồn kinh phí và quỹ 0 0 0 0
khác Tổng nguồn vốn 36374762359 100 75820779066 39446016710 1.08 lần
Qua bảng trên ta thấy cơ cấu vốn của doanh nghiệp có sự biến động trong vòng 2 năm. Nợ phải trả trong vòng 2 năm đều chiếm tỉ trọng cao, năm 2010 là .83.71%( tương ứng với 30451088856 đồng,) đến năm 2011 giảm xuống là 60.39%. Vốn chủ sở hữu