BA CHIẾN LƯỢC CỦA MICHAEL PORTER

Một phần của tài liệu Thuyết trình quản trị chất lượng THEO CÁC BẠN CẠNH TRANH LÀ GÌ (Trang 26)

Cost Leadership (chi phí thấp): Cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm hay dịch vụ với mức chi phí thấp nhất có thể. Khi đó doanh nghiệp có thể bán được nhiều hàng với giá trung bình và tạo ra lợi nhuận lớn.

Những công ty theo đuổi chiến lược này cần có:

- Vốn để đầu tư cho những công nghệ giúp cắt giảm chi phí. - Quy trình vận hành đạt hiệu quả cao.

- Nền tảng chi phí thấp (nhân công, nguyên vật liệu, thiết bị…).

Rủi ro lớn nhất khi áp dụng chiến lược này là không phải chỉ có công ty của bạn tiếp cận được các nguồn lực giá rẻ. Vì thế, các đối thủ khác hoàn toàn có thể sao chép chiến lược của bạn.

Ví dụ: Ví dụ: Điển hình cho trường hợp này là Công ty CP Thủy sản Minh Phú. Dựa vào phân phân tích kết cấu chi phí, Minh Phú đã tập trung vào việc cắt giảm chi phí ở phần chi phí cho nguyên vật liệu bằng cách tập trung đầu tư vào yếu tố kỹ thuật, công nghệ, quan tâm đến phương pháp tạo ra con giống tốt thích ứng với điều kiện môi trường ở Việt Nam. Ngoài ra, tìm cách khắc phục và lai tạo những con giống kháng được bệnh...

BA CHIẾN LƯỢC CỦA MICHAEL PORTER

Differentiation (sự khác biệt): Cạnh tranh bằng cách tạo ra sự khác biệt mà các doanh nghiệp khác khó cạnh tranh. Sự khác biệt này có thể là chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, sự nhận biết về thương hiệu, hệ thống phân phối rộng khắp. Để áp dụng thành công chiến lược này, công ty cần có:

- Quy trình nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới sản phẩm tốt - Khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao

- Hoạt động tiếp thị và bán hàng hiệu quả, nhằm đảm bảo khách hàng có thể cảm nhận được sự khác biệt và lợi ích mà nó mang lại.

Ví dụ: Thành công của Tập đoàn Tân Hiệp Phát đối với thương hiệu trà xanh. Trước đó tập đoàn cũng đã phát triển các loại nước giải khát khác nhưng các loại này không có sự khác biệt nhiều với các loại sản phẩm của Pepsi, Coca cola. Cho đến khi công ty tung ra sản phẩm trà xanh và sau đó là trà Doctor Thanh thì thị phần của Tân Hiệp Phát đã trở lên lớn hơn

BA CHIẾN LƯỢC CỦA MICHAEL PORTER

Concentration (tập trung): Cạnh tranh bằng cách tập trung nguồn lực, sức mạnh vào một sản phẩm, một phân khúc hay một nhóm khách hàng đặc biệt.

Tuy nhiên các công ty lớn vời nguồn lực tốt hơn vẫn có thể tấn công vào những phân khúc thị trường này, các công ty có thể áp dụng các chiến lược con: “Chiến lược tập trung trên nền tảng chi phí thấp” (Cost Focus) và “Chiến lược tập trung trên nền tảng khác biệt hóa” (Differentiation Focus). Việc lựa chọn chiến lược nào là phụ thuộc vào năng lực cũng như điểm mạnh của công ty bạn.

Ví dụ:Công ty điện tử Hòa Bình (thuộc TCty điện tử và tin học VN) đã tìm được nhiều bạn hàng và nhiều sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường Mỹ, Nhật bản, EU, ASEAN... gia công hoặc sản xuất các mặt hàng linh kiện, phụ tùng điện tử xuất khẩu như các loại biến thế, cuộn cảm, bộ nguồn mini, cụm linh kiện... là các sản phẩm mà các công ty đa quốc gia làm rất ít

Một phần của tài liệu Thuyết trình quản trị chất lượng THEO CÁC BẠN CẠNH TRANH LÀ GÌ (Trang 26)