MÔ TẢ THIẾT KẾ CỦA HỆ THỐN G CÀI ĐẶT ỨNG DỤNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến giải pháp thiết kế hệ hỗ trợ tìm kiếm theo ngữ nghĩa trên kho tài liệu khoa học máy tính (Trang 88)

- Phần thứ hai là tìm kiếm nâng cao theo các khóa dữ liệu mô tả thuộc tính của tài liệu Để hỗ trợ cho việc tìm kiếm nhanh chóng và chính xác hơn, hệ thống đưa ra

CÀI ĐẶT – THỬ NGHIỆM

4.2. MÔ TẢ THIẾT KẾ CỦA HỆ THỐN G CÀI ĐẶT ỨNG DỤNG

4.2.1. Mô tả thiết kế xử lý

Biểu đồ phân cấp chức năng

Mô tả chi tiết chức năng của hệ thống

1) Đối với quản lý

Hình 4.3. Biểu đồ luồng dữ liệu xử lý chức năng người quản lý tổng quát

1.1) Tổ chức quản lý kho tài liệu học tập và bảo quản

1.2) Hỗ trợ và quản lý người dùng:

Hình 4.5. Biểu đồ luồng dữ liệu xử lý hỗ trợ và quản lý người dùng

2) Đối với người sử dụng

Hình 4.6. Biều đồ luồng dữ liệu xử lý chức năng người sử dụng tổng quát

2.1) Chức năng tìm kiếm định hướng theo hệ thống thư mục quy chuẩn

Hình 4.7. Biểu đồ luồng dữ liệu xử lý tìm kiếm theo hệ thống thư mục quy chuẩn

Hình 4.8. Biểu đồ luồng dữ liệu xử lý tìm kiếm theo từ khóa

2.3) Chức năng tìm kiếm theo CSDL lưu trữ

Hình 4.9. Biểu đồ luồng dữ liệu xử lý tìm kiếm theo CSDL lưu trữ

Hình 4.10. Biểu đồ luồng dữ liệu xử lý tìm kiếm theo ngữ nghĩa

4.2.1.1. Cài đặt ứng dụng

Các trang web trong hệ thống được bố trí theo sơ đồ hình 4.11

Hình 4.11. Sơ đồ các trang web trong ứng dụng

Hình 4.12. Giao diện trang chủ Trang chủ chứa các thông tin sau:

1) Thông tin giới thiệu về hệ thống (đơn vị quản lý kho tài nguyên, thông tin kỹ thuật, …).

2) Login bar: xuất hiện ở mọi trang, cho phép người dùng

đăng nhập vào hệ thống

3) Navigation bar: xuất hiện ở mọi trang, dùng để di chuyển giữa các trang được ký hiệu bằng hình vuông trong sơ đồ hình .

4) Input bar và Search button: để thực hiện việc truy vấn, người dùng nhập từ khóa muốn tìm vào ô textbox, rồi nhấn phím ENTER. Lưu ý có thể nhập các toán tử and, or hoặc nháy kép để tìm chính xác.

5) Danh sách một số thông báo và tin tức cập nhật mới

nhất

6) Danh sách một số tài liệu vừa được cập nhật vào kho

• Trang tìm kiếm tài liệu theo hệ thống thư mục quy chuẩn

Hình 4.13. Giao diện trang tìm kiếm tài liệu theo hệ thống thư mục quy chuẩn Cho phép duyệt danh sách tài liệu theo hệ thống thư mục quy chuẩn. Việc duyệt danh sách có thể được thực hiện ở bên ngoài giao diện (đối với người dùng) và bên trong khu vực quản trị hệ thống (đối với người quản trị). Điểm khác biệt giữa 2 giao diện này là ở giao diện cho người quản trị sẽ có thêm chức năng thêm/xóa/thay đổi cấu trúc thư mục hoặc di chuyển tài liệu.

Hình 4.14. Giao diện trang tìm kiếm và hiển thị kết quả

Giao diện tìm kiếm được thiết kế đơn giản và dễ sử dụng. Người dùng chỉ cần nhập các cụm từ muốn tìm vào ô tìm kiếm và nhấn Enter, hệ thống sẽ tự động tính toán và trả về các kết quả thích hợp nhất. Với mỗi kết quả tìm kiếm trả về (là một danh sách các tài liệu có liên quan được sắp hạng theo mức độ liên quan với từ khóa), ứng với mỗi tài liệu thường có các thông tin hiển thị đi kèm để người dùng có thể biết qua về tài liệu đó, đánh giá nó có phù hợp với yêu cầu của mình hay không, trước khi quyết định có nên chuyển sang trang giới thiệu thông tin chi tiết hay không.

Hình 4.15. Thông tin hiển thị của mỗi tài liệu kết quả

(1) Add button: nếu người dùng cảm thấy cần lưu lại một tài liệu để tiện cho việc sử dụng, tra khảo về sau. Chức năng này sẽ lưu vào tài khoản của người dùng tài liệu tương ứng đó.

(2) Thumbnail preview: hình ảnh trang bìa tương ứng với mỗi tài liệu (3) Rating: phần đánh giá của người dùng đối với mỗi tài liệu.

Các dòng hiển thị thông tin cơ bản mô tả tài nguyên như (6) tựa đề, (7) tác giả, (8) ngày tháng, (4) mô tả tóm tắt tài liệu, (5) định dạng tài liệu mà hệ thống đang lưu trữ.

Khung preview của tài liệu (xem vắn tắt các thông tin cơ bản của tài liệu, danh sách các tài liệu khác có liên quan) xuất hiện tại vị trí đặt chuột của người dùng tại danh sách tài liệu.

Với mỗi câu query, chương trình đưa thêm một số “đề xuất” mà máy tìm kiếm đoán đó là ý của người dùng, bằng cách liệt kê một số từ khóa có liên quan khác, ví dụ như tìm “artificial intelligence” thì sẽ có các đề xuất (được gọi là “related searches”) như “human intelligence”, “expert system”, “intelligent system”, “AI search”,…. Bằng cách này, nếu người dùng không tìm thấy kết quả phù hợp trong trang đầu trả về, họ có thể chọn các đề xuất để hi vọng tìm kết quả phù hợp hơn. Để có thể hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa các từ khóa đã đề xuất với từ khóa tìm kiếm, người dùng có thể chọn hiển thị mô hình đồ thị trực quan.

Hình 4.16. Trang quản lý ontology của hệ thống

Phương pháp tổ chức lưu trữ cho ontology chính là cách thức lưu trữ thông tin các keyphrase, các lớp khái niệm và mối quan hệ giữa chúng trên ổ đĩa như thế nào. Kiến thức về lĩnh vực KHMT theo mô hình ontology CK_ONTO cải tiến được tổ chức bởi hệ thống các bảng và quan hệ giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Ontology được lưu trong cơ sở dữ liệu và được tối ưu hóa cho phép tìm kiếm. Vì vậy, việc truy vấn cơ sở dữ liệu là rất nhanh chóng và duyệt các thành trong ontology là rất trực quan và rõ ràng, nhưng bù lại việc cập nhật ontology có chi phí lớn. Tuy nhiên cập nhật ontology là việc không thường xuyên làm vì ontology là tri thức ít thay đổi.

Hình 4.17. Giao diện xác định mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các keyphrase

Giao diện thể hiện cho ta thấy được mối liên kết ngữ nghĩa giữa các keyphrase trung gian trong quá trình tìm kiếm mối liên kết ngữ nghĩa giữa keyphrase nguồn và keyphrase đích thông qua tập các luật suy diễn. Bên cạnh đó giao diện còn thể hiện giá trị liên kết ngữ nghĩa giữa hai keyphrase (giá trị α trong công thức (3.1)) giúp ta biết độ mức độ liên quan về mặt ngữ nghĩa giữa các keyphrase. Từ đó, ta có thể kiểm soát việc suy luận trong quá trình tìm kiếm quan hệ và chỉnh sửa nếu cần thiết để giúp ontology biểu diễn kiến thức của lĩnh vực ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến giải pháp thiết kế hệ hỗ trợ tìm kiếm theo ngữ nghĩa trên kho tài liệu khoa học máy tính (Trang 88)