Ô nhiễm đất chính là việc đưa vào môi trường đất các thành phần có hại đối với sự sống của cộng đồng và hệ sinh vật.
Có hai nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là tự nhiên và nhân tạo.
Có 2 cách phân loại:
- Theo tác nhân gây ô nhiễm: ô nhiễm lý học, hóa học, sinh học
- Theo nguồn gốc gây ô nhiễm: ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của con người
Ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạt
Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm.
Ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp
Các chất thải nông nghiệp không
quay trở lại ruộng đồng, không bị tái sinh nhưng chất đống ở bãi rác với sự lên men hiếm khí tạo ra các hợp chất S và N độc hại, làm cho ô nhiễm đất gia tăng
Ô nhiễm do phân vô cơ
Ở liều lượng cao, các loại phân bón vơ cơ, đặc biệt là phân vô vơ NPK, rất dễ gây ô nhiễm môi trường đất do tồn dư của nó.
Thực trạng sử dụng phân vô cơ ở nước ta:
- Ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng đất bạc màu, việc sử dụng phân vô cơ còn làm tăng độ phì cho đất, giúp tăng năng suất cây trồng.
- Ở một số nơi sản xuất thâm canh cao đã có hiện tượng phú dưỡng một số chất không có lợi cho cây trồng, làm ô nhiễm môi trường đất.
Ô nhiễm do phân hữu cơ
Nguyên nhân gây ô nhiễm do phân hữu cơ tùy thuộc vào nguồn chế biến và cách sử dụng chúng.
Các loại phân chuồng hiện nay được nuôi từ thức ăn tổng hợp không còn an toàn cho nông sản như trước.
Sử dụng nhiều phân bón hữu cơ trong điều kiện yếm khí sẽ tạo ra nhiều acid hữu cơ làm đất chua, đồng thời tạo ra nhiều độc chất như H2S, CH4, CO2…
Ô nhiễm do thuốc Bảo vệ thực vật
Các hợp chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường đất và là chất độc đối với con người, động vật và các loại côn trùng không gây hại. Nó tồn tại lâu dài trong đất, xâm nhập vào thành phần của cây, tích lũy trong các bộ phận của cây, gây nguy hiểm cho người sử dụng và tiếp xúc
Các nghiên cứu về lượng thuốc BVTV đang sử dụng ở Việt Nam cho thấy lượng thuốc BVTV đang được sử dụng còn thấp. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, việc sử dụng chúng còn chưa đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng và chủng loại nên đã gây ô nhiễm cho môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.
Ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp
1. Chất thải xây dựng
2. Chất thải kim loại
3. Chất thải khí
4. Chất thải hóa học
5. Ô nhiễm đất do dầu
Chất thải kim loại
Các chất thải kim loại, đặc biệt là kim loại nặng thường có nhiều ở các khu vực khai thác mỏ, các khu công nghiệp và đô thị:
- Bình điện: 93% Hg và Pb, 45% Cd
- Sắt phế liệu: 40% Pb, 30% Cu, 10% Cr - Chất thải mịn: 43% Cu, 20% Pb, 12% Ni - Chất thải dẻo: 38%, 25% Ni
Chất thải hóa học
Đa số các chất thải hóa học được phóng thích ra khỏi mặt đất, một số đi ra biển, xâm nhập vào hệ thống nước ngầm và cây trồng.
Riêng ở Việt Nam, trải qua hơn 30 năm kể từ sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, tuy điều kiện khí hậu của vùng nhiệt đới đã có nhiều tác dụng phá hủy các chất hóa học dùng trong chiến tranh như Dioxin nhưng ở nhiều nơi, môi trường đất vẫn còn chứa một nồng độ Dioxin khá cao
Ô nhiễm đất do dầu
- Làm giảm quá trình trao đổi chất và cắt đứt năng lượng của đất
- Gây ra tình trạng thiếu nước và oxy cho đất, gây tổn hại cho hệ sinh thái
- Làm cho đất bị trơ và không còn khả năng hấp thụ trao đổi
Ô nhiễm đất do khai thác khoáng sản
Khai thác khoáng sản là quá trình dùng phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất lên.
Quá trình khai thác khoáng sản thường qua ba bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng cửa mỏ.
⇒ Việc khai thác khoáng sản trước hết tác động đến rừng và đất rừng xung quanh vùng mỏ, làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông lâm nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất
Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp do khai thác mỏ ở Việt Nam
Tên mỏ, khu khai thác Diện tích (ha) Mức độ ô nhiễm
Mỏ than núi Hồng 274 Chiếm dụng đất làm khai trường, bãi thải và thải nước thải làm ô nhiễm đất nông nghiệp
Mỏ than Khánh Hòa 100 Chiếm dụng đất làm khai trường, bãi thải và thải nước thải làm ô nhiễm đất nông nghiệp
Mỏ vàng Bắc Thái 114,5 Chiếm dụng đất làm khai trường, bãi thải làm ô nhiễm đất
Các mỏ ở huyện Quỳ Hợp 145 Đất nông nghiệp bị ô nhiễm do lắng bùn cát