Ma trận SWOT của marketing du lịch Tp Đà Lạt

Một phần của tài liệu BÁO CÁO-GIẢI PHÁP MARKETING (Trang 43)

c. Kiến trúc – Điểm tham quan

2.4. Ma trận SWOT của marketing du lịch Tp Đà Lạt

Sau đây sẽ tổng hợp và đánh giá tình hình marketing của ngành du lịch Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng được phân tích ở trên qua ma trận SWOT nhằm xác định

những vấn đề marketing mà địa phương cần quan tâm trong thời gian tới. Các bảng tổng hợp sẽ được thực hiện cho từng yếu tố trước khi được đưa vào ma trận SWOT.

Bảng 2.4 Những cơ hội dành cho marketing du lịch Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng

STT Cơ hội

O1 Chính phủ dành nhiều sự quan tâm cho ngành du lịch. Đặc biệt, Tp. Đà Lạt được xác

định sẽ phát triển thành một trung tâm du lịch của khu vực.

O2 Vị trí địa lý thuận lợi cho việc kết nối với các địa phương khác nhằm nâng cao sự đa dạng và sức cạnh tranh của các sản phẩm du lịch ở địa phương.

O3 Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, phong phú, thuận lợi cho việc phát

triển nhiều loại hình du lịch O4

Xu hướng du lịch hiện nay là trở về với thiên nhiên, khám phá thiên nhiên và du lịch gắn liền với thể thao. Tài nguyên du lịch của địa phương rất phù hợp để phát triển các sản phẩm khai thác các xu hướng này.

O5 Việt Nam được xem là điểm đến thân thiện và an toàn trên bản đồ du lịch thế giới.

O6 Sân bay Liên Khương đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế, có đường bay trực

tiếp đến các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

O7 Tp. Đà Lạt đang triển khai nâng cấp để trở thành một thành phố trực thuộc trung ương trong thời gian tới.

O8

Các địa phương khác tổ chức những lễ hội festival du lịch (Vũng Tàu, Nhà Trang, Huế, Hội An, miền Tây Nam Bộ…) tạo ra những cơ hội để ngành du lịch địa phương quảng bá cho mình tại chính những lễ hội này.

O9 Internet và truyền hình cáp trở nên phổ biến trong đời sống xã hội không những ở các nước trên thế giới mà còn ngay cả ở Việt Nam.

O10 Trường Nghiệp vụ Du lịch Đà Lạt được Tổng cục Du lịch Việt Nam thành lập tại địa

phương nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch của khu vực.

Bảng 2.5 Những mối đe dọa đối với ngành du lịch Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng

STT Mối đe dọa

T1

Các địa phương khác tập trung phát triển những chương trình marketing du lịch hết sức thành công, nâng cao được sức cạnh tranh và lợi thế so sánh của họ làm cho tình hình cạnh tranh trong ngành trở nên gay gắt.

T2

Hoạt động khai thác lâm sản, khoáng sản đe dọa làm cho môi trường xuống cấp. Đặc biệt, khí hậu đang dần nóng lên vì rừng bị khai thác mà không được tôn tạo đúng mức.

T3 Ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân địa phương chưa cao làm cho tình hình vệ sinh môi trường kém. Việc xả rác bừa bãi làm mất mỹ quan của địa phương.

T4 Tình hình giá cả leo thang ảnh hưởng không tốt đến sức cầu du lịch trong nước. Giá

dầu thế giới tăng cao tác động mạnh đến khâu vận chuyển.

T5 Tình hình quốc tế và khu vực vẫn còn nhiều bất ổn tiềm tàng, làm cho các du khách

quốc tế ngại đi du lịch, đặc biệt là du lịch bằng đường hàng không. T6

Sức chứa của ngành du lịch có thể không phục vụ đủ nhu cầu du lịch đến địa phương trong khi năng lực cung cấp và quản lý mới chưa được hình thành. Điều này có thể gây ra những mâu thuẫn dễ bùng phát giữa du khách và dân địa phương.

T7 Các tệ nạn xã hội phát sinh, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đẹp cũng như tình hình

an ninh và ổn định của địa phương. T8

Có nguy cơ đánh mất những bản sắc văn hóa riêng cũng như những đặc trưng độc đáo nếu việc phát triển du lịch (và phát triển kinh tế nói chung) không tính đến việc bảo vệ và tôn tạo những giá trị này.

Bảng 2.6 Những điểm mạnh của marketing du lịch Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng

STT Điểm mạnh

S1 Có những tour đặc biệt mà các địa phương khác không có được, đặc biệt là những

tour du lịch sinh thái, thể thao gắn liền với rừng núi. S2

Địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quảng bá, chủ động tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế để quảng bá hình ảnh và tiếp thị cho ngành du lịch.

S3 Giá tour du lịch đến Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng tương đối thấp so với những nơi khác,

cũng như so với những giá trị mà các tour đó có thể mang lại cho du khách.

S4 Nhiều doanh nghiệp trong ngành du lịch có ý thức nâng cao chất lượng dịch vụ, từng

bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao sức cạnh tranh của cả ngành. S5

Địa phương đã chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân sự cho ngành du lịch bằng cách phối hợp với những tổ chức đào tạo ở địa phương. Kế hoạch đào tạo được triển khai cho các cấp: từ hoạch định chiến lược đến tác nghiệp trực tiếp.

S6 Đã thành lập cơ quan chuyên trách về marketing du lịch cho địa phương: Trung tâm

Xúc tiến Du lịch Thương mại và Đầu tư Lâm Đồng. S7

Chủ động tổ chức các chương trình lễ hội nhằm thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Festival Hoa Đà Lạt được tổ chức hàng năm là một sự kiện tạo điểm nhấn có sức thu hút rất cao. Trong thời gian sắp đến sẽ có một số lễ hội khác được tổ chức.

S8

Tạo được những mối liên kết hợp tác với nhiều địa phương khác trong nước, trong khu vực và trên thế giới để cùng khai thác thế mạnh của nhau, cũng như khai thác nguồn du khách từ những địa phương này.

Bảng 2.7 Những điểm yếu của marketing du lịch Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng

STT Điểm yếu

W1

Hình ảnh du lịch của địa phương chưa được quảng bá rộng rãi và có hiệu quả trên các phương tiện truyền thông quan trọng như Internet, truyền hình, sách báo, tạp chí, ấn phẩm quảng bá du lịch trong nước và quốc tế.

W2

Chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch thật sự độc đáo, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách mà chỉ mới tập trung khai thác những điều kiện sẵn có. Đặc biệt là các hình thức vui chơi giải trí chưa được phát triển tương xứng. Các loại hình dịch vụ phát triển không có định hướng, hỗn loạn, gây ra nhiều vụ việc có tác động xấu đến ngành du lịch địa phương.

W3

Nguồn nhân lực hiện đang phục vụ trong ngành du lịch vừa thiếu vừa yếu, không có tinh thần “vì khách hàng” và thiếu tính chuyên nghiệp. Hầu hết đều không được đào tạo về ngành du lịch một cách chuyên biệt.

W4

Cơ quan phụ trách marketing du lịch cho địa phương hoạt động chưa hiệu quả, chưa trở thành đầu mối điều phối các hoạt động tiếp thị chung cho địa phương, còn kiêm nhiệm nhiều việc.

W5

Ngân sách tiếp thị cho du lịch địa phương còn hạn chế. Hơn nữa, việc khai thác các nguồn tài trợ chưa thật sự được chú trọng đúng mức nên chưa khai thác được nguồn ngân sách tiếp thị quan trọng này.

W6

Các doanh nghiệp trong ngành du lịch (lưu trú, lữ hành, điểm tham quan) chưa có sự phối hợp tốt vì lợi ích chung, hầu hết đều chạy theo lợi nhuận riêng nên gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tác động xấu đến cảm nhận của du khách về ngành du lịch địa phương.

W7

Hệ thống phân phối của ngành du lịch hoạt động chưa năng động, phần lớn dựa vào các đối tác khác để mang lại nguồn du khách mà chưa đóng vai trò là cánh tay nối dài của ngành du lịch địa phương nhằm khai thác hiệu quả những thị trường hiện hữu và tiếp cận những thị trường tiềm năng mới.

W8

Khả năng tác động điều tiết nhu cầu du lịch tại các thời điểm trong năm còn kém tạo nên hiện tượng quá tải vào mùa cao điểm, trong khi vào các thời điểm khác lại có ít du khách.

W9 Chưa khai thác các mối liên kết hợp tác một cách có hiệu quả để nâng cao khả năng

cạnh tranh trong nước và trong khu vực.

Khi tập hợp 4 bảng phân tích trên vào ma trận SWOT, những giải pháp marketing mà địa phương cần thực hiện trong thời gian tới sẽ được thể hiện rõ.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO-GIẢI PHÁP MARKETING (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)