Thank you very much for your co-operation!
INTERVIEW QUESTIONS AND TRANSRIPTION Interview questions:
Interview questions:
1) Sau khi nghiên cứu các câu hỏi điều tra và quan sát lớp học, tôi thấy tình hình học phát âm, đặc biệt là trọng âm và ngữ điệu còn tồn đọng rất nhiều vấn đề. Các bạn nghĩ gì về điều này?
2) Vậy nguyên nhân chính của thực trạng trên là gì?
3) Các bạn thường làm gì để phần nào khắc phục tình trạng trên và cải thiện hiệu quả học tập?
Interview transcription
Interviewer (I): Sau khi nghiên cứu các câu hỏi điều tra và quan sát lớp học, tôi thấy tình hình
học phát âm, đặc biệt là trọng âm và ngữ điệu ở trường ta còn tồn đọng rất nhiều vấn đề. Các bạn nghĩ gì về điều này?
Teacher 1 (T1): Đúng vậy, tình hình học phát âm ở trường ta không được khả quan cho lắm. (T2): Tất nhiên rồi, các em phát âm không chuẩn, mắc rất nhiều lỗi.
(T3): Học sinh của tôi thường không phân biệt được nguyên âm dài và nguyên âm ngắn.
(T4): Lỗi đó là nhẹ nhàng, học sinh của tôi không bao giờ chú ý tới việc nhấn trọng âm hay thay đổi ngữ điệu của câu.
(T5): Đúng thế, có em đã chú ý đến nhấn trọng âm nhưng thường là không chuẩn. (I): Vậy nguyên nhân chính của thực trạng trên là gì?
(T1): Có vô vàn nguyên nhân, chủ yếu vẫn là các em có ít thời gian để học và luyện tập
(T2): Bên cạnh đó thì bản chất của học phát âm là rất khó, điều này làm cho nhiều em học sinh nản chí và giáo viên thì bỏ qua việc dậy ngữ âm
(I): Vậy các bạn thường làm gì để phần nào khắc phục những khó khăn trên? (T1): Thường thì ngữ âm chỉ được học ở phần Language Focus trong vòng 5 đến 10 phút. Học sinh được thực hành qua hai bài tập nhỏ dưới dạng nghe và nhắc lại.
(I): Vậy trong các giờ khác thì sao?
(T2): Trong những tiết học như reading, writing, listening, việc học phát âm không được đề cập đến, thỉnh thoảng học sinh phát âm sai quá một từ nào đó thì tôi sửa lại cho các em bằng cách đọc mẫu từ đó và cho các em nhắc lại. (I): Những cách đó có thu được hiệu quả không?
(T1): Có chứ, làm như vậy các em sẽ phát âm những từ đó chuẩn hơn mà không
tốn nhiều thời gian. Hơn thế nữa chúng ta cũng không cần phải quan tâm đến các quy tăc phức tạp.
(T3): Nhưng điều đó yêu cầu giáo viên phải phát âm chuẩn thì mới làm mẫu cho các em được.
(I): Đúng vậy, và như thế thì học sinh chỉ nhớ được những từ, cụm từ được học
ở trên lớp, còn trong trường hợp học sinh gặp một từ mới mà không hỏi được giáo viên thì làm thế nào?
(T3): Ở lớp tôi, vào đầu khóa học tôi thường chỉ cho các em về quy tắc, cách đọc một số phiên âm cơ bản, vì thế, các em có thể sử dụng từ điển để tra cách phát âm.
(T4): Đúng vậy, cách này có thể giúp các em đọc chuẩn xác và đáng tin cậy.
(T1): Tuy nhiên cách này cũng gặp khó khăn vì để có thể đọc được phiên âm tiếng anh là cả một vấn đề, và điều này yêu cầu việc luyện tập thường xuyên. (I): Vậy bạn làm thế nào để các em nhớ được cách đọc phát âm?
(T5): Bất cứ khi nào gặp từ mới, tôi đều phiên âm trên bảng, để các em tự đọc. nếu từ khó, tôi sẽ đọc mẫu trước.
ngoài các cách kể trên, các bạn có áp dụng phương pháp nào nữa không? Ví dụ, với những câu dài hoặc cả đoạn văn thì sao?
(T 2): Trong trường hợp đó tôi thường đọc to cả câu, cả đoạn rồi yêu cầu cả lớp đọc lại, rồi gọi một số em đọc mẫu
(I): Với những cách trên, thường chúng ta áp dụng dậy trọng âm thì tốt, nhưng nếu
bạn muốn dậy ngữ điệu bạn có làm như vậy không?
(T4): Có chứ.
(I): Ngoài ra, cá bạn còn kỹ năng nảo để dậy ngữ điệu không?
(T4): Thường thì chúng tôi dùng phương pháp chaining. Đọc lùi từ đằng sau lại nếu nó là các câu có ngữ điệu tăng dần, còn đọc tiến từ đằng trước đến hết câu nếu câu đó lên giọng ở đầu câu.
(T 2): tất nhiên là với cách này chúng ta cũng cần phải giải thích cho các em một số quy tắc cơ bản như khi nào thì lên giọng ở đầu câu, khi nào thì lên giọng ở
cuối câu….
(I): Các bạn có bao giờ sử dụng tranh ảnh minh họa để dậy phát âm không? (T4): Không, làm gì có thời gian mà làm việc đó.
(T 2): Thỉnh thoảng tôi có sử dụng hình ảnh minh họa nhưng phương tiện là phấn và bảng thôi.
(I): Các bạn có bao giờ nghĩ về việc chúng ta sẽ ghi âm giọng của các em lại, sau đó các em tự kiểm tra lại sản phẩm của mình mà nhận ra lỗi sai không?
(T3): Nghe thì có vẻ hấp dẫn đấy, nhưng không khả thi ở trường này được vì nó tốn kém thời gian, tiền bạc.
(I): Nhìn chung là chúng ta có nhiều cách để dậy trọng âm và ngữ điệu, nhưng nó
còn tùy thuộc vào nhiêu yếu tố như điều kiện học tập, điều kiện, khả năng của học sinh và giáo viên. Nếu có thể áp dụng được tất cả các kỹ năng trên là tốt nhất.