Phương hướng và biện pháp về sản xuất nguyên liệu chè cho công ty chè Yên Bá

Một phần của tài liệu Tiểu luận: đánh giá thực trạng và đề ra những biện pháp cho sản xuất nguyên liệu chè công ty chè Yên Bái (Trang 25 - 28)

chè Yên Bái

4.2.1. Phương hướng

Tổng công ty chè Việt Nam: “ tập trung thực hiện các biện pháp thâm canh để nâng cao năng suất và chất lượng chè, lấy chất lượng nguyên liệu là chính, đảm bảo hiệu quả sản xuất nguyên liệu… Trên diện tích trồng mới phải đưa những giống có năng suất chất lượng phù hợp với vùng sinh thái. Đầu tư nâng cấp hoàn thiện các nha máy chế biến chè hiện có. Xây dựng những cơ sở chế biến mới với quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước và xuất khẩu. Chú trọng chế biến chè đặc sản. Đa dạng hóa sản phẩm và sử dụng tổng hợp cây chè, nâng cao chất lượng sản phẩm là chủ yếu, tọa thị trường ổn định, vững chắc với sản lượng lớn.”

Công ty chè Yên Bái: nỗ lực kết hợp sản xuất và chế biến nguyên liệu, phấn đấu giải quyết vấn đề nguyên liệu tại chỗ bằng cách mở rộng diện tích, nâng cấp gò đồi chè. Tập trung và huy động vốn từ nhiều phía để trồng mới diện tích đất trồng, từng bước thanh lý những gò đồi mất khoảng nhiều, năng suất thấp, hiệu quả kém. Đầu tư đổi mới công nghệ, thay đổi từng bộ phận dẫn đến thay đổi toàn bộ dây chuyền công nghệ lạc hậu. Thay đổi cơ cấu giống bằng nâng cấp tỷ lệ trồng chè giống mới lên 50% tổng số. Xây dựng cải tạo, tu bổ cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống công nhân viên làm động lực thu hút lao động.

4.2.2. Biện pháp

Một là, các doanh nghiệp chè phải tự đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ chế biến chè tiên tiến, từ chế biến chè thô nâng lên chế biến chè tinh để nâng cao giá trị sản phẩm chè. Tiến tới chấm dứt bán nguyên liệu thô ra nước ngoài. Các doanh nghiệp và người dân sản xuất chè phải có sự gắn bó, bảo đảm lợi ích của cả hai bên thì doanh nghiệp và người sản xuất nguyên liệu sẽ cùng tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu liên doanh với nước ngoài để trồng và chế biến sản phẩm chè cao cấp để xuất khẩu.

Hai là, tuyên truyền vận động nhân dân hái chè đúng kỹ thuật để cây chè phát triển bền vững, cho năng suất ngày càng cao. Tập trung chỉ đạo quyết liệt và

đầu tư cao hơn, đồng thời có cơ chế chính sách khuyến khích nông dân cải tạo diện tích chè già cỗi bằng giống chè nhập nội có chất lượng cao (có dự án cụ thể cho từng vùng).

Cây chè tuyết Shan được chỉ đạo trồng ở vùng cao, nhưng do trồng theo phong trào để hưởng dự án, người nông dân chưa thấy đó là việc thiết thực của bản thân, mặt khác, một số địa phương chưa chú ý đến kỹ thuật, nặng về thành tích nên hiệu quả rất thấp. Vì vậy, cần đổi mới cách làm, giao cho các lâm trường, các công ty chè làm chủ dự án đầu tư thì mới có hiệu quả.

Ba là, hạn chế cấp thêm giấy phép đăng ký kinh doanh chế biến chè; mặt khác, cần tiến hành, kiểm tra các doanh nghiệp, nếu không bảo đảm về thiết bị công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm thấp làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm chè thì thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bốn là, thực hiện bình đẳng giữa các doanh nghiệp về nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Cơ quan thuế phối hợp chính quyền xã tăng cường thu thuế sản phẩm đầu vào chè búp tươi của các doanh nghiệp tư nhân. Đối với các hộ tư nhân chế biến chè thủ công, khi mang chè ra thị trường bán phải thu đúng, thu đủ thuế. Nghiêm cấm phơi chè búp tươi ra đường, vì chè là loại thực phẩm cần được kiểm tra gắt gao vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.

Năm là, cần tiến hành quy hoạch chi tiết về cơ sở chế biến chè trên địa bàn toàn tỉnh. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng diện tích chè nhập nội có chất lượng cao để sản xuất chè xanh tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Doanh nghiệp nào xin xây dựng cơ sở chế biến chè, thì đề nghị tỉnh giao đất trống cho doanh nghiệp trồng chè lấy nguyên liệu chế biến, hoặc để doanh nghiệp thỏa thuận với dân có đất và tổ chức dân trồng chè bán cho doanh nghiệp.

Sáu là, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng xem xét tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn trồng chè giống mới, đầu tư công nghệ mới cho chế biến chè.

Bảy là, đã đến lúc các doanh nghiệp chè cần ngồi lại với nhau, chung lưng đấu cật (dưới dạng hiệp hội chè của tỉnh) để tăng khả năng hợp tác đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh thị trường. Tỉnh cần nghiên cứu đầu tư để xây dựng cho được thương hiệu chè Yên Bái. Tỉnh cùng với các doanh nghiệp kiến tạo cho được thị trường tiêu thụ chè ổn định.

Tám là, Tổng Công ty chè Việt Nam cần quan tâm hơn nữa về thị trường tiêu thụ sản phẩm, đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến và lợi ích đối với các công ty thành viên.

V. KẾT LUẬN

Qua những nghiên cứu tình hình sản xuất của công ty chè Yên Bái rút ra một số kết luận sau:

Cây chè là loại cây chủ lực trong công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Yên Bái, phát triển cây chè là đúng hướng của Đảng và Nhà nước.

Công ty chè Yên Bái nằm trong vùng truyền thống về sản xuất chè phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, địa bàn thuận lợi cho phát triển cây chè cho năng suất cao. Vì thế công ty có nhiều ưu thế để phát triển.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của toàn xã hội, nền kinh tế đang ngày càng phát triển, vùng nguyên liệu chè cũng từng bước phát triển theo. Công ty chè Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu, có rất nhiều thay đổi, đổi mới về cở sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công nhân viên, lao động, trình độ thâm canh, chuyên canh, đầu tư khai hoang… Việc đổi mới này đã làm cho diện tích, năng suất, sản lượng trong sản xuất nguyên liệu chè tăng lên rất nhiều so với những năm trước đây.

Công ty chè Yên Bái thuộc tổng công ty chè Việt Nam nên được đầu tư nhiều về vốn, khoa học kỹ thuật, đào tạo chuyên môn nghiệpvụ,… giúp cho công ty phát triển tốt nhất.

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển về sản lượng, năng suất, diện tích chè nguyên liệu của công ty thì công ty có một số khó khăn. Đây là vùng có xuất phát điểm thấp nên vươn lên gặp nhiều khó khăn, khoa học kỹ thuật khó áp dụng với địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt dẫn đến thiếu lao động.

Nguồn nguyên liệu chè đã già nua, lâu năm.Mặt khác, nguồn nguyên liệu hiện nay lại thiếu nghiêm trọng trong khi hàng trăm cơ sở chế biến đua nhau mọc lên gây ra tình trạng vừa thiếu vừa thừa. Từ đó nguyên liệu chè thu mua cho chất lượng kém, không đủ tiêu chuẩn do thu hái không đúng kỹ thuật, công ty lại khó cạnh tranh với các cơ sở tư nhân.

Từ những kết quả trên thì sản xuất chè ở công ty chè Yên Bái nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung cần có phương hướng và biện pháp cụ thể cho quá trình sản xuất. Cần phát triển ngành chè để nâng cao đời sống nhân dân của tỉnh, có những chính sách cho tiêu dùng và xuất khẩu hợp lý.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: đánh giá thực trạng và đề ra những biện pháp cho sản xuất nguyên liệu chè công ty chè Yên Bái (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w